Em hãy giải thích câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Trường học là nơi ngày hai buổi ta đến học hỏi ở thầy giáo nhiều điều về kiến thức và lễ nghĩa. Nhưng nếu chỉ học ở trường, ở lớp thôi thì vẫn chưa đủ. Vì trường học, mình nó, chưa đủ luyện cho ta nên người hoàn toàn được. Bởi vậy tục ngữ đã có câu:
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Câu này khuyên ta nên đi ra ngoài và con đường ta đi cũng có thể là một trường học để dạy ta được. Và tuy đi rất ít - chỉ có một ngày thôi - mà lại học được những một “sàng khôn” nghĩa là được nhiều điều khôn lắm. Khái niệm “sàng” ở đây muốn nói là “nhiều”, là cụ thể hóa sức chứa đựng của cái khôn.
Ta hãy xem xét câu trên có đúng không và đúng thế nào?
Hàng ngày bước chân ra ngoài, ta thấy con đường ta đi phô bày ra một cách tường tận. Dưới con mắt ta muôn vàn cảnh ngộ khác nhau, có thể dạy ta nhiều điều khôn ngoan. Cuộc sống ở đây được phơi bày ra một cách thiết thực với thiên hình vạn trạng của nó. Qua sự giao thiệp, đụng chạm giữa một người mà ta gặp thấy trên đường ta cỏ thể rút được nhiều bài học rất “sống”, đáng làm cho ta suy nghĩ, học tập.
Ta cứ thả bộ trên con đường trước cửa, cho một quãng ngắn thôi, cũng đủ cho ta thấy rõ. Một cậu bé ngả mũ chào một cụ già quen thuộc. Năm ba người xúm vào đẩy một chiếc xe hơi chết máy. Vài chị gánh nước thuê giành giật nhau bên máy nước công cộng, ở ngã tư đường, một cảnh sát giao thông đang điều khiển giao thông cho xe cộ. Một bà vui vẻ giúp đỡ ông già mù một ngàn bạc... Đối với ta, đó chẳng phải là những bài học rất thiết thực về sự lễ phép, sự đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau, sự cạnh tranh để sống, về luật đi đường, về lòng bác ái, vị tha... là gì? Lại còn biết bao cảnh tượng khác, làm cho ta hoan hỉ hay làm cho ta phải não lòng đau xót. Mỗi điều ta trông thấy, mỗi điều ta nghe thấy ở ngoài đường là bài học bổ ích về trí dục cũng như đức dục.
Ngoài cái ý nghĩa trên đây, câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” còn muốn khuyên ta nên đi ra ngoài, đi đây, đi đó để học hỏi thêm những điều mới lạ bổ ích cho kiến thức của ta. Ta không tự mãn với sự hiểu biết của ta qua sách vở nhà trường, mà bưng tai bịt mắt trước vô số những điều hay, điều lạ ở bốn phương.
Con người suốt ngày, suốt năm cứ ru rú giữa bốn bức tường đến khi bước ra ngoài trở nên vụng về, ngớ ngẩn biết bao! Người ấy đâu có biết được những phong cảnh đẹp của đất nước sông núi, những di tích lịch sử gợi hồn dân tộc? “Đi” không phải là chỉ mê mải với những nơi thắng cảnh mà phải qua những miền rừng núi cũng như đồng quê, qua đô thị cũng như miền bể.
Trong khi đi, ta để mắt tìm tòi, quan sát, so sánh những điều ta thấy với những điều học ở trường. Ta thăm viếng những miền quê lạ, tìm hiểu cách sinh hoạt của đồng bào, ghi chép những điều mới lạ... Như thế cái đi của ta mới có ích.
Nếu trong khi đi mà ta tìm thấy được nhiều điều bổ ích thì trái lại, ta cũng có thể chứng kiến những việc có thể làm chó ta phải suy nghĩ. Là vì bên cạnh sự đoàn kết, bác ái, cần lao, đôi khi ta còn thấy những cảnh giành giật, lãnh đạm phi lí, có thể làm cho ta nghi ngờ, chán nản, hoặc cám dỗ ta vào con đường xấu xa. Bởi vậy muốn học điều “khôn” khi đi ra ngoài phải biết sáng suốt xem xét, học hỏi, phân biệt cái đẹp với cái xấu, cái hay với cái dở. Có thế thì việc đi của ta mới là bổ ích, khỏi mất thì giờ và tốn tiền, tốn bạc.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK