Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam Nam nhân cách và đạo đức luôn được đề cao, bởi đó là thước đo chuẩn mực về giá trị của mỗi người. Vì vậy, có rất nhiều câu ca hay khuyên răn, dạy bảo con người giữ gìn những phẩm chất cao quý, đẹp đẽ, tiêu biểu là câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Dưới đây là bài văn giải thích câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm của .com giúp các bạn hiểu thêm ý nghĩa của câu nói đó.
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về câu tục ngữ
II. Thân bài
1. Giải thích nghĩa đen
- "Đói" và "sạch" biểu hiện cho sự nghèo khổ, thiếu thốn, khó khăn đến cùng cực của con người
- "sạch" và "thơm" biểu hiện cho sự sạch sẽ, thơm tho, tươm tất
2. Bình luận về câu tục ngữ
- Nhắn nhủ, gửi gắm tới mỗi người một thông điệp cần phải ghi nhớ dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào cũng phải luôn gìn giữ, trân trọng nhân phẩm, danh dự của bản thân.
- Đừng đánh mất giá trị, bản chất lương thiện, trong sạch của mình trước những cám dỗ của cuộc đời
- Con người có lối sống đẹp sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quý
3. Ví dụ chứng minh
- Về câu chuyện người phụ nữ bán vé số trả lại chiếc ví cho người bị đánh rơi
4. Mở rộng và bài học
- Lật vấn đề
- Bài học rút ra
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ đói cho sach rách cho thơm
- Rút ra bài học cho bản thân
Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam Nam nhân cách và đạo đức luôn được đề cao, bởi đó là thước đo chuẩn mực về giá trị của mỗi người. Vì vậy, có rất nhiều câu ca hay khuyên răn, dạy bảo con người giữ gìn những phẩm chất cao quý, đẹp đẽ, tiêu biểu là câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng chứa đựng giá trị to lớn, cao cả muốn truyền đạt thông điệp lớn lao đến mọi người về giá trị của lòng tự trọng và giữ cho mình một tâm hồn trong sạch của mỗi con người trong cuộc sống. Từ "đói" và "sạch" biểu hiện cho sự nghèo khổ, thiếu thốn, khó khăn đến cùng cực của con người. Từ "sạch" và "thơm" biểu hiện cho sự sạch sẽ, thơm tho, tươm tất. “Đói cho sạch” hàm ý khuyên con người dù cho có đói kém, thiếu thốn cũng không nên ăn những thực phẩm mất vệ sinh, không đảm bảo cho sức khỏe. Hay “rách cho thơm” nhắn nhủ mỗi người dù cuộc sống có khổ cực, bần hàn, rách nát thế nào cũng cần giữ cho mình một phong thái, hình thức sao cho vừa mắt, gọn gàng.
Nói không với những hành động tiêu cực
Tuy nhiên, sâu xa trong câu nói đó muốn nhấn mạnh “sạch” và “thơm” ở đây ý chỉ tâm hồn con người, hoàn cảnh sống của bạn dù cho có khó khăn, cơ cực, bạn có thiếu thốn, đói kém thì cũng luôn phải biết giữ cho mình một tâm hồn trong sạch, không vẩn đục, không làm những điều xấu xa, cần có lòng tự trọng, tự tôn nhất định của bản thân mình. Đừng đánh mất giá trị, bản chất lương thiện, trong sạch của mình trước những cám dỗ của cuộc đời. Ở ngoài kia có rất nhiều ánh hào quang nơi giúp chúng ta thỏa mãn tham vọng vật chất, địa vị, hay những thứ xa hoa khác thì cũng đừng bị nó làm mờ mắt, chạy theo mà vứt bỏ đi lòng tự trọng, dẫm đạp lên những phẩm chất cao đẹp, cái tâm hướng thiện vốn có. Câu tục ngữ nhắn nhủ, gửi gắm tới mỗi người một thông điệp cần phải ghi nhớ dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào cũng phải luôn gìn giữ, trân trọng nhân phẩm, danh dự của bản thân.
Trong cuộc sống hàng ngày, ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh về những con người "đói cho sạch, rách cho thơm", nghe kể biết bao câu chuyện về những hành động đẹp về tâm hồn trong sạch. Đó là câu chuyện người phụ nữ bán vé số nghèo khổ trả lại tiền mặt 20 triệu, vàng, ngoại tệ, thẻ ATM cho người bị đánh rơi và khi người bị mất đồ hậu tạ cho chị thì chị từ chối vì chị nói trả lại tài sản cho người bị đánh rơi là việc phải làm và nên làm. Đối với một người có hoàn cảnh khó khăn thì đó là một số tiền lớn và có thể giúp chị trong cuộc sống nhưng với bản chất lương thiện, hiền lành, đứng trước cám dỗ của đồng tiền chị vẫn vượt qua và trả lại cho người đánh rơi. Đó là một hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp đáng được tuyên dương và là tấm gương cho mọi người học hỏi
Ngoài những người biết coi trọng những giá trị sống, biết sống thanh liêm trong sạch thì còn có một bộ phận giới trẻ không lo học hành, nhà nghèo nhưng đua đòi, ăn chơi, đàn đúm, không có tiền tiêu xài nên đi trộm cắp, cướp giật. Điều đó, gây ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự xã hội, an ninh của đất nước. Mỗi người chúng ta luôn phải biết cách điều chỉnh hành vi và thái độ với cuộc sống, không để nó cám dỗ, sống đúng đắn, có trách nhiệm chúng ta sẽ làm được những điều tốt hơn cho cuộc sống này.Câu tục ngữ “đói cho sạch rách cho thơm” luôn là bài học kinh nghiệm về cách sống đúng đắn, có giá trị đúng cho mọi hoàn cảnh, đây cũng là kim chỉ nam để mỗi người phải biết sống giữ mình trước cám dỗ từ xã hội, sống có ích để tạo nên những giá trị tốt đẹp hơn. Câu tục ngữ cũng muốn gửi gắm, nhắc nhở những người đang gặp khó khăn, thử thách hãy luôn giữ vững niềm tin, nhân phẩm của mình để vượt qua những khó khăn, thử thách thật sự và thành công, những điều tốt đẹp sẽ đến với họ trong tương lai.
Câu tục ngữ là một lời căn dặn, nhắc nhở, khuyên răn của ông cha ta muốn nhắn nhủ đến thế hệ con cháu, hãy luôn sống trong sạch, liêm khiết, sống sao cho không hổ thẹn với lòng, không trái với đạo đức. Bản thân tôi là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi luôn nhắc nhở bản thân cần cố gắng học giỏi, chăm ngoan, không chạy theo bệnh thành tích để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK