Trang chủ Lớp 7 Soạn văn Lớp 7 SGK Cũ Sự giàu đẹp của tiếng Việt Hướng dẫn soạn bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

Hướng dẫn soạn bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT

Đặng Thai Mai

I. TÁC GIẢ

Đặng Thai Mai (1902-1984) là một nhà văn, đồng thời là nhà nghiên cứu văn học lớn. Những bài phê bình, những công trình nghiên cứu của ông có giá trị lớn về học thuật, mang đến cho bạn đọc những nhận thức sâu sắc về tác gia, tác phẩm văn học, về ngôn ngữ dân tộc,...

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Phần mở đầu (đoạn 1, 2): Nêu luận điểm khái quát.

- Phần khai triển (còn lại): Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt. Phần này gồm hai ý:

+ Từ "Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó" đến "rất ngon lành trong những câu tục ngữ": Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài;

+ Từ "Tiếng Việt chúng ta gồm có" đến hết: Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt.

2. Nhận định "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" được giải thích khá rõ ràng qua một cấu trúc lặp có nhịp điệu: "nói thế có nghĩa là nói rằng..." gồm hai vế. Ở vế thứ nhất, tác giả nêu những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt ("hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu"), vế thứ hai tiếp nối vế trước, nêu khả năng của tiếng Việt trong việc "diễn tả tình cảm, tư tưởng và thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử".

3. Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức gián tiếp và trực tiếp. Với mỗi phương thức, tác giả lại đưa ra những chứng cứ cụ thể, giàu sức thuyết phục.

Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ rất toàn diện, từ người không biết tiếng Việt cho đến người biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì chỉ cần căn cứ vào âm thanh cũng nhận ra rằng, "tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc". Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể. Phương thức này tuy không thể cung cấp những nhận định khái quát và đầy đủ nhưng có ưu điểm là rất khách quan.

Để bổ sung cho phương thức trên, tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng. Về ngữ âm: tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu (sáu thanh). Về ngữ pháp: tiếng Việt rất uyển chuyển, nhịp nhàng. Về từ vựng: tiếng Việt gợi hình, giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng dồi dào trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống mạnh mẽ của tiếng Việt.

Qua hệ thống luận cứ và những dẫn chứng toàn diện về mọi mặt như vậy, tác giả đã làm nổi bật cái đẹp và cái hay của tiếng Việt. Cái đẹp của tiếng Việt thể hiện ở sự hài hoà về âm hưởng, thanh điệu, còn cái hay lại thể hiện trong sự tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm của con người và thoả mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,...

Ví dụ: Sự kết hợp giữa âm thanh, nhịp điệu và ý nghĩa đã tạo cho các câu thơ Việt một khả năng biểu đạt vô cùng phong phú và sâu sắc:

                         Con lại về quê mẹ nuôi xưa

                         Một buổi trưa nắng dài bãi cát

                         Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa

                         Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.

                                                             (Tố Hữu, Mẹ Tơm)

Đoạn thơ trên rất giàu hình ảnh và nhạc điệu. Buổi trưa nắng dài bãi cát, có gió lộng xôn xao,có sóng biển đu đưa, và lòng người cũng xôn xao, đu đưa cùng với sóng, với gió. Bởi thế nên sự chuyển đổi nghĩa trong câu thơ cuối (lòng ta mát rượi, ngân nga tiếng hát) trở nên hết sức tự nhiên, khiến cho bạn đọc cũng cảm thấy rạo rực, bâng khuâng, dễ dàng đồng cảm, sẻ chia nỗi niềm tâm trạng với tác giả.

- Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh).

- Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.

- Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ.

- Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.

- Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Có khả năng thích ứng với sự phát triển liên tục của thời đại và cuộc sống.

5.* Về nghệ thuật nghị luận, bài viết này có nhiều ưu điểm nổi bật: Tác giả đã kết hợp hài hoà giữa giải thích, chứng minh với bình luận. Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ: nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt, tiếp đó dùng các dẫn chứng để chứng minh. Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện.

Để cho bài viết thêm ngắn gọn, súc tích, tác giả đã nhiều lần sử dụng biện pháp mở rộng thành phần câu. Ví dụ: "Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người "nghe" và chỉ nghe thôi". Hoặc: "Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói...". Cách mở rộng câu như vậy giúp tác giả không phải viết nhiều câu, đồng thời lại làm cho các ý gắn kết với nhau chặt chẽ và mạch lạc hơn.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK