Tỉ lệ phân li KH chung ở F2 = 9 : 9 : 3 : 1
Tỉ lệ phân li KH nếu xét riêng từng cặp tính trạng đều = 3 : 1
Mối quan hệ giữa các tỉ lệ KH chung và riêng là (3 : 1) x (3 :1) = 9 : 3 : 3 : 1
* Sơ đồ lai
Quy ước gen:
A : hạt vàng > a : hạt xanh
B : hạt trơn > b : hạt nhăn
Ta có sơ đồ lai hai cặp tính trạng như sau:
Ptc: AABB × aabb
Gp: A, B a, b
F1: AaBb ( 100% hạt vàng, trơn)
F1 × F1: AaBb × AaBb
GF1: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
F2:
Khung penet:
AB | Ab | aB | ab | |
AB | AABB | AABb | AaBB | AaBb |
Ab | AABb | AAbb | AaBb | Aabb |
aB | AaBB | AaBb | aaBB | aaBb |
ab | AaBb | Aabb | aaBb | aabb |
Tỉ lệ kiểu gen
1AABB: 2AABb: 1AAbb: 2AaBB: 4AaBb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb
Tỉ lệ kiểu hình
9A_B_: Vàng- trơn
3A_bb: Vàng- nhăn
3aaB_: Xanh- trơn
1aabb: Xanh- nhăn
Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử
Các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân hình thành giao tử dẫn đến sự phân li độc lập và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp alen tương ứng
Quy luật phân li độc lập cho thấy khi các cặp alen phân li độc lập nhau thì quá trình sinh sản hữu tính sẽ tạo ra một số lượng lớn biến dị tổ hợp à sinh vật đa dạng, phong phú
Nếu biết được 2 gen nào đó phân li độc lập, thì dựa vào quy luật này ta sẽ đoán trước được kết quả phân li ở đời sau
Biến dị tổ hợp: kiểu hình mới xuất hiện ở đời con do sự tổ hợp lại các alen từ bố và mẹ. Biến dị tổ hợp phụ thuộc vào số tổ hợp gen (tổ hợp giao tử) ở con lai, số tổ hợp giao tử càng lớn thì biến dị tổ hợp càng cao
Điều kiện cần thiết để có thể xảy ra phân li độc lập là các cặp gen qui định các cặp tính trạng phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
Số tổ hợp giao tử = số giao tử đực x số giao tử cái trong phép lai đó
Xác định số giao tử tạo thành từ các kiểu gen sau: Aa, AaBbDd, AabbDdeeff
Kiểu gen Aa có 1 cặp dị hợp => 21 = 2 loại giao tử là A, a
Kiểu gen AaBbDd có 3 cặp dị hợp =>23 = 8 loại giao tử
Kiểu gen AabbDdeeff có 2 cặp dị hợp =>22 = 4 loại giao tử
Xác định các loại giao tử của có kiểu gen AABbDDEe và AaBbDdEe
Cơ thể có kiểu gen AaBbccDd giảm phân bình thường không xảy ra đột biến. Không cần viết sơ đồ lai, hãy xác định tỉ lệ loại giao tử abcd?
Tỉ lệ giao tử a của cặp gen Aa là: 1/2
Tỉ lệ giao tử b của cặp gen Bb là: 1/2
Tỉ lệ giao tử c của cặp gen cc là: 1
Tỉ lệ giao tử d của cặp gen Dd là: 1/2
⇒Tỉ lệ giao tử abcd là: 1/2 x 1/2 x 1 x 1/2= 1/8
Ở đậu Hà Lan, gen A quy định quả màu vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu xanh. Cho lai đậu Hà Lan có quả màu vàng với nhau, thu được tỉ lệ kiểu hình là 3 vàng : 1 xanh.
1. Xác định kiểu gen của bố mẹ:
P: A− x A−
F1: 3 vàng (A−) : 1 xanh (aa)
Ở F1 thu được cây có quả màu xanh ⇒ Tỉ lệ kiểu hình lặn (aa) = ¼ = ½ a x ½ a
⇒ Hai bên bố mẹ đều tạo ra giao tử a với tỉ lệ là 1/2
2. Kết quả có tỷ lệ 1 vàng : 1 xanh ⇒ lai phân tích ⇒ Kiểu gen, kiểu hình của P là Aa, quả màu vàng và aa quả màu xanh
Xét phép lai có ♂ AaBbCcDdEe x ♀ aaBbccDdee. các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau và gen trội là gen trội hoàn toàn . Hãy cho biết :
a) Tỉ lệ đời con có KH trội về tất cả 5 tính trạng là bao nhiêu?
b) Tỉ lệ đời con có KH giống mẹ là bao nhiêu ?
c) Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống bố là bao nhiêu ?
a.
Tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng là = \(\frac{1}{2}\) x \(\frac{3}{4}\) x \(\frac{1}{2}\) x \(\frac{3}{4}\)x \(\frac{1}{2}\) = 9/128
b. Tỉ lệ đời con có KH giống mẹ = \(\frac{1}{2}\) x \(\frac{3}{4}\) x \(\frac{1}{2}\)x \(\frac{3}{4}\) x \(\frac{1}{2}\) = 9/128
c. Tỉ lệ đời con có KG giống bố = \(\frac{1}{2}\) x \(\frac{2}{4}\) x \(\frac{1}{2}\) x \(\frac{2}{4}\) x \(\frac{1}{2}\) = 4/128 = 1/32
Sau khi học xong bài này các em cần:
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 12 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 5 trang 49 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 5 trang 21 SBT Sinh học 12
Bài tập 6 trang 22 SBT Sinh học 12
Bài tập 7 trang 23 SBT Sinh học 12
Bài tập 3 trang 26 SBT Sinh học 12
Bài tập 5 trang 27 SBT Sinh học 12
Bài tập 7 trang 27 SBT Sinh học 12
Bài tập 11 trang 31 SBT Sinh học 12
Bài tập 15 trang 31 SBT Sinh học 12
Bài tập 17 trang 32 SBT Sinh học 12
Bài tập 18 trang 32 SBT Sinh học 12
Bài tập 14 trang 31 SBT Sinh học 12
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK