Nhận xét | Ống nghiệm 1 | Ống nghiệm 2 | Ống nghiệm 3 |
Có bọt khí cacbonic nổi lên | v | ||
Có mùi rượu | v | ||
Có mùi đường | v | ||
Có mùi bánh men | v |
Nấm men là vi sinh vật hiếu khí
Sữa tươi không đường (dê, bò): 500-700ml.
Sữa đặc có đường: 2/3 hộp.
Đường trắng: 100 gram.
1 hộp sữa chua dùng để gây men (lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh và đợi đến khi hết lạnh mới sử dụng).
Lọ thủy tinh nhỏ để đựng sữa chua.
Bước 1: Đun sôi 500ml nước, bỏ đường trắng vào khuấy đều cho tan. Cho tiếp sữa đặc có đường vào và khuấy đều theo một chiều.
Bước 2: Đổ thêm 500ml sữa tươi không đường vào khuấy và đun lửa nhỏ.
Bước 3: Khi hỗn hợp trên đạt khoảng 70 – 80 độ C, cho hộp sữa chua vào. Tiếp tục khuấy đều cho đến khi hỗn hợp nóng già và đều (không để sôi) thì nhắc nồi xuống khỏi bếp.
Bước 4: Đổ hỗn hợp vào các lọ thủy tinh, lưu ý là không đổ đầy quá và dùng nilon bọc kín miệng lọ để ủ sữa lên men.
Bước 5: Tiếp đó, đun sôi một nồi nước, nhắc xuống bếp và để nguội khoảng 5 phút. Đặt các lọ thủy tinh đựng hỗn hợp sữa vào nồi nước sao cho nước ngập khoảng 2/3. Đậy nắp nồi lại để ủ sữa chua, dùng khăn che kín nồi và để vào vị trí kín.
Bước 6:Sau khoảng 4 – 6 giờ đồng hồ ủ sữa, lấy các lọ sữa chua ra và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 4 giờ là có thể sử dụng được.
Sản phẩm thu được: Sữa chua ở trạng thái sệt, vị chua hơn, màu trắng ngà.
Giải thích - VK lactic đã biến đường trong sữa thành axit lactic, đồng thời quá trình lên men có sự tỏa nhiệt & tăng lượng axit lactic làm prôtêin sữa biến tính -> sữa đông tụ lại, vị ngọt giảm, vị chua tăng, đồng thời quá trình lên men sinh ra các sản phẩm phụ điacetyl, axit hữu cơ khác & este làm sữa chua có hương vị thơm ngon.
Vậy: Quá trình lên men lactic nhờ các vi khuâne lactic:
VK lactic: Lactôzơ → galactôzơ + glucôzơ → Axit lactic
1 kg cải xanh
1 lít nước đun sôi (để nguội)
20g đường
60g muối, loại hạt to
3 thìa cà phê nhỏ dấm.
Hành củ, hành lá
Bình đựng dưa
Bước 1:
Đầu tiên muốn có đĩa dưa ngon, bạn nên chọn lọ muối dưa bằng sành, sứ hay thủy tinh, bày bán rất nhiều và nên chọn mua loại cải bẹ to mới ngon.
Cải bẹ mua về khoan hãy làm, phơi ngoài trời một nắng cho hơi héo, không phơi quá héo. Nếu không có nắng, bạn có thể rửa sạch, để vào rổ cho ráo nước, để rổ rau cạnh góc bếp, cho rau hơi héo.
Hành củ, hành lá rửa sạch. Sau đó, cắt khúc cải và hành dài chừng 3cm.
Bước 3:
Xếp dưa vào lọ, cọng xuống trước, lá phủ lên trên, rồi thêm hành củ, hành lá cắt nhỏ. Bên trên cài 2 thanh tre chéo nhau (có thể dùng đũa gỗ, loại dùng 1 lần) để đè rau không bị nổi lên trên, tránh rau bị đen, nén chặt dưa.
Đổ hỗn hợp nước muối vào. Mặt nước cao hơn mặt rau. Để nơi thoáng khoảng 2 ngày là dưa vàng, rất ngon. Nếu có nắng, bạn đem phơi hũ dưa ngoài nắng 1 ngày, ngày hôm sau để lọ dưa ở nơi mát.
Bước 4: sử dụng.
Với món dưa chua, chỉ sau 2 ngày là có thể ăn được, nếu thích ăn chua thì chờ lâu hơn. Đọc qua công thức thì tưởng đơn giản, nhưng không phải ai cũng có tay muối dưa ngon. Quan trọng nhất trong khâu muối dưa chính là cân đong lượng muối vừa phải. Nhiều quá dưa cải mặn cũng mất ngon mà ít muối dễ làm dưa cải nhanh hỏng, ủng. Tất nhiên không thể thiếu đường, sẽ giúp cọng dưa vàng đều. Nếu thích bạn có thể cho thêm vài lát giềng, hai nguyên liệu này giúp cho dưa thơm ngon hấp dẫn.
Sản phẩm thu được: Màu xanh của rau cải chuyển sang màu vàng của dưa chua, vị chua, thơm nhẹ.
Giải thích:
VK lactic phân giải đường có trong rau quả thành axit lactic theo pt:
VK lactic: Glucôzơ → axit lactic
Do sự chênh lệch nồng độ giữa trong và ngoài tế bào nên làm cho nước trong tế bào di chuyển ra ngoài làm cân bằng sự chênh lệch nồng độ đó, giúp quá trình lên men xảy ra.
Sau khi học xong bài này các em cần:
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK