Sinh học 10 Bài 15: Thực hành Một số thí nghiệm về enzim

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Thí nghiệm với Catalaza

a. Chuẩn bị

Mẫu vật:

  • 5 củ khoai tây sống
  • 5 củ khoat tây đã luộc chín

Khoai tây

Dụng cụ và hoá chất:

  • Dao, ống nhỏ giọt (Cho 4 nhóm)
  • Nước đá, dung dịch H2O2

b. Nội dung cách tiến hành

  • Cắt khoai tây sống và khoai tây chín thành các lát mỏng, dày 5 mm
  • Cho 1 số lát khoai tây sống vào khay đựng đá trước khi thí nghiệm 30 phút
  • Lấy 1 lát khoai tây sống để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, một lát đã luộc chín, 1 lát lấy từ tủ lạnh ra.
  • Dùng ống nhỏ giọt nhỏ lên mỗi lát khoai tây 1 giọt H2O2
  • Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra trên lát khoai tây và giải thích hiện tượng.

c. Kết quả và giải thích kết quả

  • Lát khoai tây sống: sủi nhiều bọt trắng ⇒ có nhiều enzim catalaza.
  • Lát khoai tây chín: không có bọt ⇒ không còn enzim catalaza do đã bị phá huỷ bởi nhiệt độ cao.
  • Lát khoai tây ngâm lạnh: sủi ít bọt trắng ⇒ hoạt tính catalaza giảm trong điều kiện nhiệt độ thấp.

1.2. Thí nghiệm sử dụng enzim trong quả dứa tươi để tách chiết ADN

a. Chuẩn bị

Mẫu vật

  • Dứa tươi 1 quả xay nhỏ
  • Gan gà tưoi hoặc gan lợn: 200g xay nhỏ

Mẫu vật

Dụng cụ và hoá chất:

  • Ống nghiệm, pipet,que khuấy (Cho 4 nhóm)
  • Cồn 70- 90o chất tẩy rửa

b. Nội dung và cách tiến hành

  • Bước 1: Nghiền mẫu vật
  • Bước 2: Tách AND ra khỏi tế bào và nhân tế bào.
  • Bước 3: Kết tủa AND trong dịch tế bào bằng cồn.
  • Bước 4: Tách AND ra khỏi lớp cồn
  • Quan sát hiện tượng: thấy được phân tử AND dạng sợi trắng đục và kết tủa lơ lửng → vớt ra quan sát.

c. Giải thích hiện tượng

  • Cho nước rửa chén vào dịch nghiền tế bào gan nhằm mục đích gì?

⇒ Phá vỡ màng vì màng có bản chất là lipit.

  • Dùng enzim trong qủa dứa nhằm mục đích gì?

⇒ Để thủy phân protein và giải phóng AND ra khỏi protein

2. Luyện tập Bài 15 Sinh học 10

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Biết cách bố trí thí nghiệm và tự đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên họat tính của enzim catalaza.
  • Tự tiến hành được thí nghiệm theo các bước SGK.

3. Hỏi đáp Bài 15 Chương 3 Sinh học 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK