Trang chủ Lớp 10 Sinh học Lớp 10 SGK Cũ Chương 3: Chuyển Hóa Vật Chất Và Năng Lượng Trong Tế Bào

Chương 3: Chuyển Hóa Vật Chất Và Năng Lượng Trong Tế Bào

Chương 3: Chuyển Hóa Vật Chất Và Năng Lượng Trong Tế Bào

Lý thuyết Bài tập

Thế nào là năng lượng?

Năng lượng được tích trữ trong tế bào dưới dạng nào? Năng lượng của tế bào được dự trữ trong các hợp chất nào?

Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của các phân tử ATP?

Giải thích khái niệm chuyển hóa vật chất?

Nêu cấu trúc và cơ chế tác động của enzim?

Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính của enzim đó lại bị giảm thậm trí bị mất hoàn toàn?

Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia chất tế bào thành những khoang tương đối cách biệt có lợi gì cho sự hoạt động của các enzim? Giải thích?

Thế nào là hô hấp tế bào? Quá trình hít thở của con người có liên quan như thế nào với quá trình hô hấp tế bào?

Hô hấp tế bào có thể được chia thành mấy giai đoạn chính? Là những giai đoạn nào? Mỗi giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào diễn ra ở đâu?

Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao?

Quang hợp được thực hiện ở những nhóm sinh vật nào?

Quang hợp thường được chia thành mấy pha là những pha nào?

Những phân tử nào chịu trách nhiệm hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quang hợp?

Oxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quá trình quang hợp?

Ở thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở đâu và tạo ra sản phẩm gì để cung cấp cho pha tối?

Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu? Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là gì? Tại sao người ta lại gọi con đường C3 là chu trình?

Vẽ sơ đồ cấu tạo của ATP. Vì sao ATP có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của tế bào? 

Trong tế bào sống có những dạng năng lượng nào? Trong tế bào năng lượng được sử dụng vào những hoạt động sống gì? 

Cho hình vẽ sau:

  • Chú thích những từ thích hợp thay cho a, b và c.
  • Sự giống nhau giữa các liên kết ở vị trí 1, 2, 3, 4?
  • Sự khác nhau giữa liên kết 1 và 3? Ý nghĩa của nó? 

Enzim là gì? Nêu cấu trúc của Enzim? Tại sao khi tăng nhiệt độ quá cao so với nhiệt độ tối ưu thì Enzim bị giảm hoặc mất hoạt tính? 

Quan sát đồ thị dưới đây và giải thích.

Trong nghiên cứu tìm hiểu vai trò của enzim có trong nước bọt, một bạn học sinh đã tiến hành thí nghiệm sau:

Trong 3 ống nghiệm đều có chứa hồ tinh bột loãng, bạn lần lượt thêm vào:

  • Ông 1: thêm nước cất.
  • Ống 2: thêm nước bọt.
  • Ống 3: thêm nước bọt và nhỏ vài giọt HCl.

Tất cả các ống nghiệm đều đặt trong nước ấm.

Bạn đã quên không đánh dấu các ống nghiệm, em hãy giúp bạn tìm đúng các ống nghiệm trên. Theo em hồ tinh bột trong ống nào sẽ bị biến đổi, ống nào không? Tại sao? 

a) So sánh Enzim và chất xúc tác vô cơ?
b) Các ví dụ sau đây nói lên đặc tính gì của Enzim? 

Ví dụ về đặc tính của enzim

Kết luận

Ôxiđôrêđuctaza là enzim chỉ xúc tác cho phản ứng ôxi hoá - khử.

 

Urêaza chỉ xúc tác cho phản ứng thuỷ phân urê thành CO2, NH3.

 

1 nguyên tử sắt phải mất 300 năm để phân huỷ 1 phân tử H2O2 thành H2O và O2. Nhưng 1 phân tử enzim catalaza thì chỉ cần 1 giây để có thể phân huỷ 1 phân tử H2O2 thành H2O và O2.

 

Alcoholđêhiđrôgenaza xúc tác cho phản ứng phân huỷ và tổng hợp rượu

C2H5OH + NAD+ ⇔ CH3CHO + NADH2

 

Enzim amilaza trong nước bọt có tác dụng thuỷ phân tinh bột, pepsin có trong dạ dày có tác dụng thuỷ phân prôtêin. Trong các thí nghiệm sau đây, thí nghiệm nào có điều kiện hoạt hoá cả 2 loại enzim, bất hoạt cả 2 loại enzim? 

Thí nghiệm

Pepsin

Amilaza

1

Có HCl, nhiều axit amin, pH = 4

pH = 6,5, nhiều tinh bột sống

2

Không có HCl, nhiều prôtêin, pH = 6,5

pH = 2, nhiều tinh bột sống

3

Có HCl, nhiều prôtêin, pH = 2

pH = 6,5, nhiều tinh bột chín

4

Có HCl, nhiều prôtêin, pH = 6

pH = 6,5, nhiều tinh bột chín

5

Không có HCl, nhiều prôtêin, pH = 4

pH = 4, nhiều tinh bột chín

6

Có HCl, nhiều prôtêin, pH = 2

pH = 4, nhiều glucôzơ

Hô hấp tế bào là gì? Quá trình hô hấp tế bào (hiếu khí) giống và khác với quá trình đốt cháy như thế nào? 

Viết phương trình tổng quát của quá trình hô hấp tế bào, dựa vào phương trình hãy chứng minh đó là quá trình ôxi hoá - khử và cho biết chất nào là chất khử, chất nào là chất ôxi hoá?

a) Sau khi học xong hô hấp nội bào một bạn học sinh nói: Một phân tử glucôzơ khi ôxi hoá hoàn toàn giải phóng 40 ATP. Bạn đó nói đúng hay sai? Vì sao?

b) Nếu màng trong ti thể bị hỏng sẽ dẫn đến hậu quả gì? ATP được giải phóng là bao nhiêu? 

Điều gì xảy ra nếu trong tế bào thực vật không có ôxi? 

a) Nêu vị trí xảy ra các giai đoạn trong hô hấp tế bào?

b) Có bao nhiêu năng lượng được tạo ra ở mỗi giai đoạn trên? Giải thích?

Về ATP và NADH:

a) ATP được tổng hợp ở đâu trong tế bào nhân thực?

b) Điều kiện nào để tổng hợp ATP?

c) Vai trò của NADH trong hô hấp? 

Cho sơ đồ quá trình quang hợp như sau:

Hãy cho biết A, B, C, D, E, F, X, Y là chất gì. Từ đó cho biết pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Tại sao trong quang hợp pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng? Pha sáng và pha tối xảy ra ở đâu trong lục lạp? Tại sao lại xảy ra ở đó? 

Giải thích tại sao lá cây có màu xanh lục? Màu xanh lục này có liên quan trực tiếp đến chức năng quang hợp của lá không? 

Mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quang hợp? Trình bày những diễn biến cơ bản của pha tối?

Trình bày vai trò của khí CO2 trong quá trình quang hợp của cây xanh? Nếu CO2 cạn kiệt thì có ảnh hưởng gì đến năng suất quang hợp? 

Trong tế bào có 2 bào quan thực hiện chức năng tổng hợp ATP.

a) Đó là bào quan nào?

b) Điều kiện hình thành ATP trong 2 bào quan đó?

c) Trình bày sự khác nhau trong quá trình tổng hợp và sử dụng ATP ở hai bào quan đó?

So sánh quang hợp và hô hấp?

Viết phương trình tổng quát của pha sáng trong quang hợp ở cây xanh? Cho biết vai trò các sản phẩm của pha sáng trong pha tối và mối liên quan của các sản phẩm đó giữa 2 pha trong quang hợp? 

Enzim là gì? Nêu vai trò của enzim trong chuyển hoá vật chất của tế bào?

Trình bày cơ chế tác dụng của enzim? Cho ví dụ minh hoạ?

Tại sao enzim xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng sinh hoá?

Cho ví dụ và giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ và độ pH tới hoạt tính của enzim? 

Hô hấp tế bào là gì? Có thể chia làm mấy giai đoạn chính, là những giai đoạn nào? Mỗi giai đoạn của quá trình hô hấp nội bào diễn ra ở đâu? 

Tại sao nói chu trình Crep là trung tâm của những quá trình chuyển hoá các chất hữu cơ trong tế bào? 

Phân biệt đường phân, chu trình Crep và chuỗi hô hấp về: vị trí xảy ra. nguyên liệu, sản phẩm và năng lượng?

Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí?

Giải thích tại sao tế bào cơ co liên tục thì sẽ "mỏi" và không thể tiếp tục co được nữa?

Hãy viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp. Từ đó cho biêĩ quang hợp có phải là quá trình ôxi hoá khử không? Tại sao? Chất nào là chất ôxi hoá? Chất nào là chất khử? 

Thế nào là sắc tố quang hợp? Mỗi sinh vật quang hợp có nhiều loại sắc tố quang hợp khác nhau mà không phải chỉ có một loại duy nhất thì có lợi gì? 

Trình bày mối liên quan giữa hai pha của quang hợp?

Ôxi được sinh ra trong quang hợp nhờ quá trình nào? Từ nơi được tạo ra ôxi phải đi qua mấy lớp màng để ra khỏi tế bào? 

Mô tả pha tối của quang hợp? Tại sao gọi pha tối của quang hợp là chu trình cố định CO2

Lấy 4 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 2ml dung dịch tinh bột 1%. Đặt ống 1 trong nồi cách thuỷ đang sôi, ống 2 vào tủ ấm ở 37oC (nếu không có tủ ấm thì để ống nghiệm trong cốc nước), ống 3 vào nước đá, nhỏ vào ống 4 1ml dung dịch iôt 0,3% để xác định mức độ thuỷ phân tinh bột ở bốn ống. Quan sát màu sắc của các ống nghiệm và giải thích.

 

Ống 1

Ống 2

Ống 3

Ống 4

Điều kiện thí nghiệm

       

Kết quả (màu)

       

Giải thích

       
 

Thí nghiệm về tính đặc hiệu của enzim:

a) Chuẩn bị dung dịch saccaraza: cân 1g men bia nghiền với 10ml nước cất, để 30 phút rồi li tâm hoặc lọc bằng giấy lọc.

b) Tiến hành thí nghiệm: Lấy 4 ống nghiệm, cho vào ống 1 và 2 mỗi ống lml dung dịch tinh bột 1%, cho vào ống 3 và 4 mỗi ống 1ml saccarôzơ 4%. Thêm vào ống 1 và ống 3 mỗi ống 1ml nước bọt pha loãng, thêm vào ống 2 và ống 4 mỗi ống 1ml dịch chiết men bia. Đặt cả 4 ống nghiệm vào tủ ấm 40°c trong 15 phút. Sau đó lấy ra cho thêm vào ống 1 và 2 mỗi ống ba giọt thuốc thử lugol, cho thêm vào ống 3 và 4 mỗi ống 1ml thuốc thử Phêlinh, đun trên đèn cồn đến khi sôi, quan sát màu sắc các ống nghiệm và giải thích. 

 

Ống 1

Ống 2

Ống 3

Ống 4

Cơ chất

       

Enzim

       

Thuốc thử

       

Kết quả (màu)

       

Xét về năng lượng và chuyển hoá năng lượng, những câu nào sau đây đúng?

(1) Có hai loại năng lượng là động năng và thế năng.

(2) Thế năng là loại năng lượng dự trữ có khả năng sinh công.

(3) Trong tế bào, năng lượng ở dạng hoá năng, điện năng, cơ năng,...

(4) Năng lượng chủ yếu của tế bào là dạng hoá năng.

(5) Thế năng là dạng năng lượng được giải phóng khi phân giải chất hữu cơ.

(6) Nhiệt năng trong tế bào không có khả năng sinh công cơ học.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (4), (5), (6).

B. (2), (3), (4), (6).

C. (1), (2), (3), (4).

D. (3), (4), (5), (6). 

Năng lượng tích luỹ trong các liên kết hoá học của các chất hữu cơ trong tế bào là

A. quang năng.

B. cơ năng

C. điện năng.

D. hoá năng.  

Chất nào sau đây được ví như đồng tiền năng lương của tế bào?

A. Glucôzơ.

B. ADN.

C. ATP.

D. GTP. 

Cho các ý sau về chuyển hoá vật chất và năng lượng :

(1) Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.

(2) Chuyểh hoá vật chất luôn kèm theo chuyển hoá năng lượng.

(3) Chuyển hoá vật chất bao gồm hai mặt lài đồng hoá và đị hóa.

(4) Đồng hoá là quá trình tạo ra và sử dụng ATP.

(5) Dị hoá là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản. Trong các ý trên, những ý nào là đúng?

A. (1), (2), (3), (4).

B. (1), (2), (3), (5).

C. (1), (3), (4), (5).

D. (2), (3), (4), (5). 

Liên kết giữa hai nhóm phôtphat trong phân tử ATP là liên kết cao năng. Nguyên nhân làm cho liên kết này dễ bị tách ra là

A. đây là liên kết yếu, mang ít nărig lượng nên dễ bị phá vỡ.

B. các nhóm phôtphat đều tích điện âm nên đẩy nhau

C. trong phân tử ATP có chứa đường ribôzơ.

D. ba nhóm phôtphat đều gắn với ađênin. 

Nhận định nào sau đây không đúng về ATP?

A. Được cấu tạo bời 3 thành phần chính: ađênin, đường ribôzơ, 3 nhóm phôtphat.

B. Hai nhóm phôtphat cuối liên kết với nhau bằng liên kết giàu năng lượng.

C. ATP cung cấp năng lượng bằng cách chuyển nhóm phôtphat cho chất đó.

D. ATP sẽ bị thuỷ phân hoàn toàn để cung cấp năng lượng cho các chất.

ATP được cấu tạo như thế nào?

A. Đường ribôzơ, ađênin, 2 nhóm phôtphat.

B. Đường đêôxiribôzơ, ađênin, 2 nhóm phôtphat.

C. Đường ribôzơ, ađênin, 3 nhóm phôtphat

D. Đường đêôxiribôzơ, 3 nhóm phôtphat. 

Sự giống nhau giữa các dạng năng lượng: cơ năng, hoá năng, điện năng là

A. Đều ở trạng thái thế năng.

B. Đều ở trạng thái động năng.

C. Đều tồn tại ở 2 trạng thái là thế năng và động năng.

D. Đều tích luỹ trong ATP. 

Enzim là gì?

A. Là chất làm tâng tốc độ phản ứng hoá học.

B. Là chất xúc tác sinh học được tạo bởi cơ thể sống.

C. Là chất không bị biến đổi sau phản ứng.

D. Là chất bị biến đổi tạo sản phẩm trong phản ứng.

Cơ chất là gì?

A. Là chất tạo thành sau phản ứng

B. Là chất chịu sự tác động của enzim.

C. Là chất làm tăng tốc độ phản ứng.

D. Là chất làm giảm tốc độ phản ứng. 

Enzim làm tăng tốc độ phản ứng băng cách nào?

A. Liên kết với cơ chất tạo chất trung gian

B. Làm biến đổi cấu hình của cơ chất.

C. Làm tăng năng lượng hoạt hóa các chất tham gia phản ứng

D. Làm giảm năng lượng hoạt hóa các chất tham gia phản ứng.  

Với điều kiện nào dưới đây, enzim pepsin có hoạt tính cao nhất?

A. Có HCl, pH= 7

B. Có HCl, pH= 2

C. Không có HCl, pH= 2

D. Không có HCl, pH= 7 

Đa số Enzim trong cơ thể người hoạt động tối ưu ở khoảng nhiệt độ:

A. 20 - 30oC

B. 30 - 40oC

C. 40 - 50oC

D. 50 - 60o

Đa số các enzim trong dạ dày người hoạt động tối ưu ở?

A. pH < 7.

B. pH = 7.

C. pH > 7.

D. Cả 3 điều kiện trên. 

Enzim Ureara chỉ xúc tác cho phản ứng thủy phân của urê thành NH3, COmà không tác dụng lên bất kì chất nào khác. Đây là đặc tính gì của enzim?

A. Tính chọn lọc.

B. Tính đặc trưng về phản ứng.

C. Tính đặc hiệu tuyệt đối.

D. Tính đặc hiệu tương đối. 

Enzim lipaza chỉ xúc tác cho các phản ứng thủy phân các loại lipit. Đó là đặc tính gì của enzim?

A. Tính đặc trưng.

B. Tính đặc hiệu tuyệt đối.

C. Tính chọn lọc.

D. Tính đặc hiệu tương đối. 

Ví dụ nào sau đây nói lên tính chuyên hoá của enzim amilaza?

A. Trong một phút một phân tử amilaza phân huỷ được một triệu phân tử amilôpectin.

B. Amilaza bị bất hoạt ở nhỉệt độ trên 60°C.

C. Amilaza chỉ thuỷ phân được tinh bột.

D. Amilaza có hoạt tính mạnh ở môi trường có độ pH từ 7 đến 8. 

Nếu enzim nào đó không hoạt động thì cơ thể sẽ bị rối loạn chuyển hoá. Nguyên nhân là vì khi thiếu enzim này, tế bào sẽ

A. dư thừa nguyên liệu và thiếu sản phẩm của phản ứng.

B. thiếu cơ chất và thừa sản phẩm gây độc cho tế bào.

C. các phản ứng trong tế bào không diễn ra.

D. quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể ngừng lại. 

Một học sinh làm thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của enzim catalaza ở củ khoai tây như sau:

  • Bước 1. Chuẩn bị 4 lát khoai tây:
    • Lát 1 là khoai tây sống để ở nhiệt độ thường ở phòng thí nghiệm.
    • Lát 2 là khoai tây sống đã để ở ngăn đá tủ lạnh 1 giờ.
    • Lát 3 là khoai tây chửi để ờ nhiệt độ thường ở phòng thí nghiệm.
    • Lát 4 là khoai tây chín đã để ở ngăn đá tủ lạnh 1 giờ.
  • Bước 2. Sau khi lấy ra, nhỏ lên mỗi lát khoai tây 1 giọt ôxi già (H202) 3%.
  • Bước 3. Quan sát hiện tượng ở trên 4 lát khoai tây.

Nhiều khả năng nhất học sinh đó sẽ thấy kết quả là:

A. lát 1 sủi ít bọt, lát 2 sủi nhiều bọt, lát và lầt 4 không sủi bọt.

B. lát 1 sủi nhiều bọt, lát 2, lát 3, lát 4 đều không sủi bọt.

C. lát 1 sủi nhiều bọt, lát 2 sủi ít bọt, lát 3 và lát 4 không sủi bọt.

D. lát 1 sủi ít bọt, lát 2 sủi nhiều bọt, lát 3 sủỉ ít bọt, lát 4 sủi ít bọt. 

Một học sinh làm thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của enzim catalaza ở củ khoai tây như sau:

  • Bước 1. Chuẩn bị 4 lát khoai tây:
    • Lát 1 là khoai tây sống để ở nhiệt độ thường ở phòng thí nghiệm.
    • Lát 2 là khoai tây sống đã để ở ngăn đá tủ lạnh 1 giờ.
    • Lát 3 là khoai tây chửi để ờ nhiệt độ thường ở phòng thí nghiệm.
    • Lát 4 là khoai tây chín đã để ở ngăn đá tủ lạnh 1 giờ.
  • Bước 2. Sau khi lấy ra, nhỏ lên mỗi lát khoai tây 1 giọt ôxi già (H202) 3%.
  • Bước 3. Quan sát hiện tượng ở trên 4 lát khoai tây.

Cho các nhận định sau:

(1) Catalaza ở lát 1 hoạt động bình thường.

(2) Catalaza ở lát 3 và 4 đã bị biến tính do nhiệt độ cao.

(3) Sản phẩm tạo thành sau phản ứng là H2O và khí O2.

(4) Nhiệt độ thấp không làm cho enzim bị biến tính mà chỉ làm giảm hoạt tính.

Những nhận định đúng là:

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (4).

C. (1) (2), (3), (4).

D. (1), (2), (4). 

Trong thí nghiệm tách chiết ADN từ gan gà bằng nước cốt dứa có các thao tác:

(1) Dùng nước cốt dứa để phân giải prôtêin của tế bào gan gà.

(2) Dùng nước rửa chén bát để phá huỷ màng tế bào và màng nhân.

(3) Nghiền mẫu vật và lọc dịch nghiền,

(4) Kết tủa ADN trong dung dịch cồn 70°.

Trình tự đúng của các bước cần làm là:

A. (1) → (2) → (3) → (4).

B. (3) → (2) → (1) → (4).

C. (3) → (1) → (2) → (4).

D. (4) → (1) → (2) → (3). 

Trong thí nghiệm tách chiết ADN, sử dụng nước cốt dứa để

A. tạo môi trường axit.

B. kết tủa ADN.

C. phân giải prôtêin.

D. phân giải lipit.  

Trong thí nghiệm tách chiết ADN, sử dụng nước tẩy rửa nhằm mục đích

A. phân giải prôtêin.

B. phân giải lipit.

C. làm sạch ống thí nghiệm.

D. kết tủa ADN. 

Trong hô hấp tế bào, giai đoạn nào tạo được nhiều ATP nhất?

A. Đường phân.

B. Chu trình Crep.

C. Chuỗi chuyền êlectron.

D. Cả 3 giai đoạn đều tạo ra số phân tử ATP như nhau. 

Nhận định nào sau đây không đúng về giai đoạn đường phân?

A. Là con đường chuyển hoá 1 phân tử glucôzơ thành 2 phân tử axit piruvic.

B. Tất cả các loại enzim của giai đoạn đường phân đều có trong tế bào chất của tế bào.

C. Ở tế bào nhân thực, đường phân diễn ra trong ti thể.

D. Tổng hợp được 4 phân tử ATP. 

Sự chuyền êlectron trong chuỗi hô hấp để tạo ATP được thực hiện như thế nào?

A. Vận chuyển êlectron từ màng trong vào cơ chất.

B. Vận chuyển H+ từ phía này sang phía kia của màng.

C. Vận chuyển nguyên tử hiđrô từ NADH đến NADP.

D. Vận chuyển H+ từ màng trong vào cơ chất.

Nhận định nào sau đây không đúng về axit piruvic?

A. Gồm 3 nguyên tử cacbon trong phân tử.

B. Trong điều kiện kị khí nó có thể bị khử thành axit lactic hoặc êtanol.

C. Được tạo thành trong quá trình đường phân, đi vào chu trình Crep.

D. Trong chu trình Crep, axit piruvic trực tiếp bị ôxi hoá thành CO2 và giải phóng năng lượng. 

Chuỗi chuyền êlectron tạo ra bao nhiêu phân tử ATP?

A. 30.

B. 32.

C. 34.

D. 38. 

Để phân giải hoàn toàn 1 phân tử glucôzơ, quá trình hô hấp tế bào đã sử dụng bao nhiêu kcal cho việc tổng hợp ATP, biết rằng tổng hợp 1 phân tử ATP cần 9 kcal ?

A. 342 kcal.

B. 324 kcal.

C. 360 kcal.

D. 378 kcal. 

Chu trình Crep đã tạo ra:

A. 6NADH, FADH2, 6CO2.

B. 6NADH, 2FADH2, 2ATP, 4CO2.

C. 4NADH, 2FADH2 4CO2.

D. 4NADPH2, FADH2, 6CO2

Kết thúc quá trình đường phân từ 1 phân tử đường glucôzơ, tế bào thu được:

A. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP, 2 phân tử NADH.

B. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP, 2 phân tử NADH.

C. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP, 2 phân tử NADH.

D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP, 4 phân tử NADH. 

Một phân tử glucôzơ đi vào đường phân khi không có mặt của O2 sẽ thu được

a. 38 ATP.

B. 2 ATP.

C. 4 ATP.

D. 6 ATP. 

Các giai đoạn hô hấp tế bào diễn ra theo thứ tự:

A. Đường phân → Chu trình Crep → Chuỗi chuyền êlectron.

B. Chu trình Crep → Đường phân → Chuỗi chuyền êlectron.

C. Chuỗi chuyền êlectron → Đường phân → Chu trình Crep.

D. Đường phân → Chuỗi chuyền êlectron → Chu trình Crep. 

Giai đoạn đường phân trong hô hấp tế bào không sử dụng chất nào sau đây?

A. Glucôzơ.

B. ADP, ATP.

C. NAD+.

D. Ôxi phân tử. 

Trong quá trình hô hấp hiếu khí của tế bào, CO2 được giải phóng ở giai đoạn

A. chuỗi chuyền êlectron hô hấp.

B. đường phân.

C. biến đổi axit piruvic và chu trình Crep.

D. đường phân và chu trình Crep. 

Hô hấp của tế bào là quá trình

A. dị hoá, chuyển năng lượng trong các, chất hữu cơ thành năng lượng trong ATP.

B. đồng hoá, chuyển năng lượng trong các chất vô cơ thành năng lượng trong glucôzơ.

C. đồng hoá, chuyển năng lượng ánh sáng mặt trộri thành hoá năng ATP.

D. dị hoá, chuyển năng lượng trong các chất vô cơ thành, năng lượng trong ATP. 

Ở tế bào sinh vật nhân thực, nơi xảy ra của giai đoạn đường phân, chu trình Crep, chuỗi chuyền electrôn lần lượt là

A. bào tương → chất nền ti thể → màng trong ti thể.

B. chất nền ti thể → bào tương → màng trong ti thể.

C. màng trong ti thể → bào tương → chất nền ti thể.

D. bào tương → màng trong ti thể → bàọ tương. 

Bản chất của hô hấp tế bào là

A. một chuỗi các phản ứng ôxi hoá - khử.

B. một chuỗi các phản ứng thuỷ phân.

C. một chuỗi các phản ứng hoá hợp.

D. một chuỗi các phản ứng trao đổi. 

Các sinh vật có khả năng quang hợp nằm ở mắt xích nào của chuỗi thức ăn?

A. Sinh vật sản xuất.

B. Sinh vật tiêu thụ bậc I.

C. Sinh vật phân giải.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

Tại sao trong lá cây diệp lục không bị phân hủy?

A. Diệp lục có khả năng di chuyển và có sắc tố phụ bảo vệ.

B. Diệp lục có khả năng phản xạ lại tia sáng mạnh.

C. Diệp lục có khả năng thay đổi cấu trúc phù hợp.

D. Tất cả các ý trên đều đúng. 

Trong quang hợp CO2 được sử dụng ở đâu và ở pha nào?

A. Ở grana, pha sáng.

B. Ở stroma, pha sáng.

C. Ở grana, pha tối.

D. Ở stroma, pha tối. 

Nguyên liệu của pha sáng là:

A. H2O, năng lượng ánh sáng.

B. CO2, H2O.

C. CO2 năng lượng ánh sáng.

D. Năng lượng ánh sáng, H2O, CO2

Sản phẩm của pha sáng quang hợp là:

A. NADP, FADH2, O2.

B. NADPH, ATP, O2.

C. NADPH2, FADH2.

D. NADH2, FADH2

Sản phẩm của pha tối quang hợp là:

A. Cacbohiđrat.

B. CO2, cacbohiđrat.

C. O2, H2O, cacbohiđrat.

D. H2O, cacbohiđrat. 

Trong quang hợp, cây giải phóng ôxi vào không khí. Hãy cho biết ôxi được giải phóng từ phân tử nào sau đây:

A. H2O

B. ATP.

C. CO2.

D. C6H12O6

Chất nhận êlectron cuối cùng của chuỗi chuyền êlectron trong sự Phôtphorin hoá ôxi hoá là

A. Ôxi.

B. Piruvat.

C. Nước.

D. ADP. 

Quang hợp là

A. quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để biến đổi chất vô cơ thành chất hữu cơ.

B. quá trình sử dụng năng lượng hoá học để biến đổi C02 thành cacbohiđrat.

C. quá trình hấp thụ năng lượng mặt trời nhờ hoạt động của các sắc tố quang hợp.

D. quá trình đổng hoá, tổng hợp các chất hữu cơ của cơ thể thực vật. 

Hãy chọn các ý (a, b, c, d, e) ở cột II tương ứng với các ý (1, 2, 3, 4, 5) ở cột I sau đây.

I

II

1. Quá trình quang hợp thường được

a) chất nền của lục lạp (strôma)

2. Pha tối của quang hợp diễn ra ở

b) ADP,NADP+,(CH2O).

3. Sản phẩm của pha sáng là

c) chia thành hai pha là pha sáng và pha tối

4. Sản phẩm của pha tối là

d) màng tilacôit

5. Pha sáng của quang hợp diễn ra ở

e) ATP, NADPH, O2

A. 1 - a, 2 - b, 3 - e, 4 - b, 5 - d.

B. 1 - c, 2 - a, 3 - e, 4 - b, 5 - d.

c. 1 – c, 2 - d, 3 - b, 4 - e, 5 - a.

D. 1 - c, 2 - d, 3 - e, 4 - b, 5 - a. 

Nếu pha tối của quang hợp bị ức chế thì pha sáng cũng bị ảnh hưởng vì pha sáng cần phải lấy từ pha tối chất nào sau đây?

A. O2.

B. ADP và NADP+.

C. ADN và NAD+.

D. Glucôzơ. 

Năng lượng là gì? Trong tế bào sống có những dạng năng lượng nào? 

Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào?  

Chọn phương án đúng. ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì:

a) Nó có các liên kết phôtphat cao năng

b) Các liên kết phôtphat cao năng của nó rất dễ hình thành nhưng không dễ phá vỡ

c) Nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài của cơ thể

d) Nó vô cùng bền vững 

Enzim là gì? Nêu vai trò của enzim trong chuyển hoá vật chất của tế bào? 

Trình bày cơ chế tác dụng của enzim? Cho ví dụ minh hoạ? 

Cho ví dụ và giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ và độ pH tới hoạt tính của enzim? 

Hô hấp tế bào là gì? Có thể chia làm mấy giai đoạn chính, là những giai đoạn nào? Mỗi giai đoạn của quá trình hô hấp nội bào diễn ra ở đâu? 

Phân biệt đường phân với chu trình Crep về: vị trí xảy ra, nguyên liệu, sản phẩm tạo ra và năng lượng? 

Chọn phương án đúng. Tế bào không phân giải CO2 vì:

a) Liên kết đôi của nó quá bền vững

b) Nguyên tử cacbon đã bị khử hoàn toàn

c) Phần lớn năng lượng của điện tử có được đã được giải phóng khi COđược hình thành

d) Phân tử CO2 có quá ít nguyên tử

e) CO2 có ít điện tử liên kết hơn các hợp chất hữu cơ khác 

Phân biệt đường phân và chu trình Crep với chuỗi chuyển êlectron hô hấp về mặt năng lượng ATP? Em đã phát hiện ra “điều bí mật” trong mục “Em có biết” ở bài 21 chưa? 

Giải thích tại sao tế bào cơ nếu co liên tục thì sẽ "mỏi" và không thể tiếp tục co được nữa? 

Chọn phương án đúng. Trong quá trình phân giải glucôzơ, giai đoạn nào sau đây sản xuất ra hầu hết các phân tử ATP?

a) Chu trình Crep

b) Chuỗi chuyền êlectron hô hấp

c) Đường phân 

Hoá tổng hợp là gì? Viết phương trình tổng quát về hoá tổng hợp? 

Điểm khác nhau trong con đường tổng hợp chất hữu cơ ở các nhóm vi khuẩn hoá tổng hợp là gì? 

Quang hợp là gì? Viết phương trình tổng quát của quang hợp. 

Thế nào là sắc tố quang hợp? Tại sao mỗi cơ thể quang hợp lại có nhiều loại sắc tố quang hợp khác nhau mà không phải chỉ có một loại duy nhất? 

Nêu mối liên quan giữa hai pha của quang hợp? 

Ôxi được sinh ra trong quang hợp nhờ quá trình nào? Từ nơi được tạo ra, ôxi phải đi qua mấy lớp màng để ra khỏi tế bào? 

Mô tả pha tối của quang hợp? Tại sao gọi pha tối của quang hợp là chu trình cố định CO2

Hãy lựa chọn và ghép các chữ cái ở đầu câu (a, b, c,...) ở cột B vào các số thứ tự của các câu cột A trong bảng sau đây sao cho hợp nghĩa:

(chú ý số chữ cái nhiều hơn số thứ tự - nghĩa là có chữ cái không dùng đến)

Cột A

1. Pha sáng của quang hợp diễn ra ở 

2. Các sắc tố quang hợp có nhiệm vụ 

3. Ôxi được tạo ra trong quang hợp từ

4. Pha tối của quang hợp diễn ra ở

5. Cùng một giống cây trồng ở những điều kiện khác nhau có thể có 

Cột B

a)… cường độ quang hợp khác nhau.

b)… tổng hợp glucôzơ.

c)… túi dẹp (màng tilacôit).

d)… hấp thu năng lượng ánh sáng.

e)… quá trình quang phân li nước.

f)… quá trình cố định CO2.

g)… cơ chất của lục lạp (strôma).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK