a) Trong các phân số sau đây, phân số nào viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, phân số nào viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn. Giải thích.
\({5 \over 8};{{ - 3} \over {20}};{4 \over {11}};{{15} \over {22}};{{ - 7} \over {12}};{{14} \over {35}}\)
b) Viết các phân số trên dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc số thập phân vô hạn tuần hoàn (viết gọn với chu kì trong dấu ngoặc).
Nhận xét:
- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tốc khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Lời giải chi tiết
a) Các phân số \({5 \over 8};{{ - 3} \over {20}};{4 \over {11}};{{15} \over {22}};{{ - 7} \over {12}};{{14} \over {35}}\) được viết dưới dạng tối giản là:
\({5 \over 8};{{ - 3} \over {20}};{4 \over {11}};{{15} \over {22}};{{ - 7} \over {12}}; {2 \over 5}\).
Lần lượt xét các mẫu:
\(8 = 2^3\); \(20 = 2^2.5\) \(11=11\)
\(22 = 2.11\) \(12 = 2^2.3\) \(5 = 5\)
+ Các mẫu không có ước nguyên tố nào khác \(2\) và \(5\) là \(8; 20; 5\) nên các phân số này sẽ viết dưới dạng số thập phân hữu hạn.
Kết quả là:
\({5 \over 8} = 0,625;\) \({{ - 3} \over {20}} = - 0,15\); \({{14} \over {35}} = {2 \over 5} = 0,4\)
+ Các mẫu có chứa ước nguyên tố khác \(2\) và \(5\) là \(11, 22, 12\) nên các phân số viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Kết quả là:
\({4 \over {11}} = 0,\left( {36} \right)\) \({{15} \over {22}} = 0,6\left( {81} \right)\) \({{ - 7} \over {12}} =- 0,58\left( 3 \right)\)
Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK