Sinh học 8 Bài 31: Trao đổi chất

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài

Trao đổi chất

Trao đổi chất với môi trường ngoài

  • Cơ thể lấy các chất cần thiết (thức ăn, nước, muối khoáng và O2) từ môi trường qua hệ tiêu hóa và hệ hô hấp đồng thời cơ thể thải ra môi trường khí CO2 và các chất cặn bã.
  • Mỗi hệ cơ quan có vai trò nhất định trong sự trao đổi chất.
Hệ cơ quan Vai trò trong sự trao đổi chất 
 Tiêu hóa

Biến đổi thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài

Hô hấp Lấy O2 từ môi trường cung cấp cho cơ thể và thải CO2 từ cơ thể ra ngoài môi trường
Bài tiết Lọc máu, thu gom chất thải để bài tiết ra ngoài dưới dạng nước tiểu và mồ hôi
Tuần hoàn Vận chuyển ôxi, chất dinh dưỡng tới tế bào và CO2, các chất thải từ tế bào tới cơ quan bài tiết

1.2. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong

Trao đổi chất với môi trường trong

  • Môi trường trong cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết
    • Mối quan hệ giữa máu, nước mô và bạch huyết: Máu mang theo nhiều dưỡng chất đi nuôi dưỡng cơ thể, tuy nhiên máu không trao đổi chất trực tiếp với các tế bào mà thông qua nước mô (nước mô được hình thành từ máu, thẩm thấu qua thành mạch). Nước mô bao quanh các tế bào trong khi mạch máu chỉ len lỏi tới các mô. Nước mô trực tiếp trao đổi chất với tế bào: cung cấp các chất dinh dưỡng và nhận các chất thải từ tế bào. Nước mô trao đổi chất với tế bào xong không thấm ngược trở lại máu mà hình thành 1 dòng chảy riêng chính là bạch huyết.

Mối quan hệ giữa máu, nước mô, bạch huyết

  • Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong
    • Tế bào tiếp nhận từ môi trường trong: các chất dinh dưỡng và O2 được sử dụng cho các hoạt động sống.
    • Đồng thời tế bào thải vào môi trường trong: các sản phẩm phân huỷ, khí CO2 và được đưa đến các cơ quan bài tiết, tiêu hóa và phổi để thải ra ngoài.

1.3. Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào

  • Trao đổi chất ở 2 cấp độ có liên quan mật thiết, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
  • Nếu trao đổi chất ở 1 cấp độ ngừng lại thi cấp độ kia sẽ bị ngừng lại và cơ thể sẽ không tồn tại và phát triển.
  • Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ môi trường: Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và O2 cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải ra môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất… Như vậy hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời. 

 

2. Luyện tập Bài 31 Sinh học 8

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Phân biệt được sự TĐC giữa cơ thể và môi trường với sự TĐC ở tế bào
  • Trình bày được mối liên quan giữa TĐC của cơ thể với TĐC ở tế bào

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 31 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 8 Bài 31 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 59 SBT Sinh học 8

Bài tập 4 trang 61 SBT Sinh học 8

Bài tập 2 trang 59 SBT Sinh học 8

Bài tập 3 trang 60 SBT Sinh học 8

Bài tập 6 trang 62 SBT Sinh học 8

Bài tập 7 trang 63 SBT Sinh học 8

Bài tập 8 trang 63 SBT Sinh học 8

Bài tập 11 trang 63 SBT Sinh học 8

Bài tập 12 trang 64 SBT Sinh học 8

Bài tập 13 trang 64 SBT Sinh học 8

Bài tập 23 trang 66 SBT Sinh học 8

Bài tập 25 trang 67 SBT Sinh học 8

3. Hỏi đáp Bài 31 Chương 6 Sinh học 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK