Trang chủ Lớp 7 Sinh học Lớp 7 SGK Cũ Chương 4: Ngành Thân Mềm Sinh học 7 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm

Sinh học 7 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Đặc điểm chung

Sự đa dạng về kích thước

Hình 1: Sự đa dạng về kích thước

  • Về kích thước: Có loài nhỏ bé (vài gam), nhưng cũng có loài có số lượng rất lớn (vài trăm Kg đến 1 tấn)

Sự đa dạng về môi trường sống

Hình 2: Sự đa dạng về môi trường sống

  • Về môi trường:  
    • (1) Một số loài sống trên cạn, trên cây ở độ cao hàng trăm mét (ốc sên)

    • (2) Một số loài sống ở môi trường nước ngọt: Sông, suối, ao ,hồ… (ốc, trai…)

    • (3) Một số loài sống ở môi trường nước mặn (trai, sò, mực…)

    • (4) Ngoài ra cũng có một số loài sống ở đáy biển sâu: Sên biển, bạch tuộc biển sâu…

 

Tập tính của động vật thân mềm

Hình 3: Tập tính của động vật thân mềm

  • Về tập tính: Thân mềm có lối sống vùi lấp (trai, sò, ngao...), bò chậm chạm (các loài ốc), di chuyển với tốc độ cao (Mực nang, mực ống)

Sơ đồ cấu tạo chung của đại diện thân mềm

Hình 4: Sơ đồ cấu tạo chung của đại diện thân mềm

1- Đầu; 2- Vỏ đá vôi; 3- Khoang áo; 4- Ống tiêu hóa; 5- Chân

Đặc điểm

Đại diện

Nơi sống Lối sống Kiểu vỏ đá vôi Đặc điểm cơ thể Khoang áo phát triển
Thân mềm Không phân đốt Phân đốt
Trai sông Nước ngọt Vùi lấp 2 mảnh vỏ X X   X
Sò huyết Nước mặn Vùi lấp 2 mảnh vỏ X X   X
Ốc sên Ở cạn Bò chậm chạp 1 vỏ xoắn ốc X X   X
Ốc bươu Nước ngọt Bò chậm chạp 1 vỏ xoắn ốc X X   X
Mực  Ở biển Bơi nhanh Vỏ tiêu giảm X X   X

Bảng 1: Sơ đồ cấu tạo chung của đại diện thân mềm

1.2. Vai trò

  • Lợi ích:
    • Làm thực phẩm cho con người.

    • Làm thức ăn cho động vật khác.

    • Làm đồ trang trí, trang sức.

    • Làm sạch môi trường nước.

    • Có giá trị xuất khẩu.

    • Có giá trị về mặt địa chất.

Các loài động vật thân mềm dùng làm thức ăn

Hình 5: Các loài động vật thân mềm dùng làm thức ăn

Khả năng lọc sạch nước

Hình 6: Trai lọc 40 lít nước trong một ngày đêm.

Vẹm lọc 3.5 lít mỗi ngày.

Di tích lịch sử: Hang con Moong

Hình 7: Di tích lịch sử: Hang con Moong

Những lớp vỏ ốc dày hàng mét chứng tỏ cư dân Việt cổ đã sinh sống ở Hang Con Moong

liên tục cả vạn năm trước khi di cư xuống đồng bằng sông Mã và sông Hồng.

  • Tuy nhiên, cũng có một số động vật thân mềm gây hại đáng kể.
    • Có hại cho cây trồng.

    • Là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán cho người và động vật.

    • Phá hại vỏ tàu thuyền và các công trình dưới nước…

Một số tác hại của động vật thân mềm

Hình 8: Một số tác hại của động vật thân mềm

Ý nghĩa thực tiễn

Tên đại diện thân mềm có ở địa phương

Làm thực phẩm cho người

Mực, Sò huyết,...

Làm thức ăn cho động vật khác

Sò, Hến, Ốc gạo…

Làm đồ trang sức, đồ trang trí

Trai, Sò điệp, Ốc giác…

Làm sạch môi trường nước

Trai, Sò, Vẹm, Dộp…

Có hại cho cây trồng

Ốc sên, Ốc bươu vàng…

Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán

Ốc mút, Ốc gạo,…

Có giá trị xuất khẩu

Mực, Bào ngư…

Có giá trị về mặt địa chất

Ốc anh vũ, Sò…

Gây hại các công trình ở nước

Hà, hàu…

Bảng 2: Bảng ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm

1.3. Tổng kết

Sơ đồ tư duy bài Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm

Hình 9: Sơ đồ tư duy bài Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm

Bài 1:

Chúng ta cần làm gì để bảo vệ thân mềm có lợi?

Chúng ta phải làm gì để tiêu diệt thân mềm có hại?

Hướng dẫn:

  • Các biện pháp bảo vệ thân mềm có lợi:
    • Nuôi trồng để tăng số lượng, tạo điều kiện cho phát triển tốt.
    • Khai thác hợp lý, tránh nguy cơ tuyệt chủng.
    • Lai tạo các giống mới.
  • Các biện pháp tiêu diệt thân mềm có hại:

    • Biện pháp thủ công như phát động phong trào bắt và tiêu diệt.

    • Dùng thiên địch và thuốc hóa học diệt trừ (chú ý khi dùng)

3. Luyện tập Bài 21 Sinh học 7

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được tính đa dạng của thân mềm qua các đại diện khác của ngành như ốc sên, hến, vẹn, hàu, ốc nhồi...

  • Nêu được các vai trò cơ bản của ngành thân mềm đối với con người.  

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 21 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 21 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 38 SBT Sinh học 7

Bài tập 7 trang 42 SBT Sinh học 7

Bài tập 8 trang 42 SBT Sinh học 7

Bài tập 1 trang 43 SBT Sinh học 7

Bài tập 2 trang 43 SBT Sinh học 7

Bài tập 8 trang 43 SBT Sinh học 7

Bài tập 9 trang 43 SBT Sinh học 7

Bài tập 14 trang 44 SBT Sinh học 7

Bài tập 15 trang 44 SBT Sinh học 7

Bài tập 19 trang 45 SBT Sinh học 7

Bài tập 20 trang 45 SBT Sinh học 7

Bài tập 21 trang 45 SBT Sinh học 7

4. Hỏi đáp Bài 21 Chương 4 Sinh học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK