Chương 4: Ngành Thân Mềm

Chương 4: Ngành Thân Mềm

Lý thuyết Bài tập

Trai tự về bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả?

Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?

Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao?

Em thường gặp ốc sên ở đâu ? Khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào?

Hãy nêu một số tập tính của mực.

Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?

Ở các chợ địa phương em có các loại thân mềm nào được bán làm thực phẩm. Loài nào có giá trị xuất khẩu?

Ý nghĩa thực tiễn của thân mềm?

Hãy nêu đặc điểm chung của ngành Thân mềm? 

Nêu cấu tạo, cách di chuyển của trai sông thích nghi với lối sống vùi mình ở đáy bùn? 

Hãy nêu cách dinh dưỡng và sinh sản thụ động của trai sông? 

Dựa trên quan sát ở thực hành, hãy nêu các đặc điểm cấu tạo của ốc sên và vỏ của chúng? 

Trình bày cấu tạo của mực thích nghi với di chuyển tích cực trong nước biển? 

Hãy so sánh cấu tạo của 3 đại diện chính của Thân mềm là: trai, ốc và mực? 

Hãy nêu các mặt có lợi của ngành Thân mềm? 

Hãy nêu các mặt có hại của ngành Thân mềm? 

Dinh dưỡng của trai sông thực hiện như thế nào? 

Giữa trai sông và mực thì đại diện nào có kiểu dinh dưỡng chủ động? Tại sao? 

Hãy giải thích lí do trứng trai sông được giữ để phát triển trong cơ thể trai mẹ nhưng ấu trùng lại bám vào da cá để lang thang khắp nơi? 

Vai trò lớp vỏ đá vôi của thân mềm là

A. hấp thụ khí thở

B. Làm chỗ dựa tấn công kẻ thù

C. liên hệ với môi trường ngoài

D. Che chở bảo vệ cơ thể 

Thân mềm có mắt và tua đầu phát triển ở

A. mực.                         

B. Trai sông.

C. ốc sên.                     

D. Cả A, B và C. 

Tên các bộ phận tham gia vào dinh dưỡng ở trai sông là

A. ống hút nước

B. ống thoát nước

C. tấm miệng phủ lông

D. Cả A, B và C 

Ôxi tan trong nước được trai sông tiếp nhận ở

A. miệng.                           

B. mang.

C. tấm miệng.                     

D. áo trai. 

Cơ quan trao đổi khí ở trai sông là

A. phổi.                   

B. bề mặt cơ thể.

C. mang.                 

D. cả A, B và C. 

Di chuyển ở trai sông được thực hiện bằng

A. ống hút nước

B. ống thoát nước

C. chân trai

D. cả B và C 

Khả năng di chuyển cao nhất của Thân mềm là

A. mực.                           

B. Trai sông.

C. ốc sên.                       

D. ốc nhồi. 

Ấu trùng loài thân mềm có tập tính kí sinh ngoài ở cá là

A. mực.                             

B. trai sông

C. ốc bươu.                     

D. bạch tuộc 

Lớp Thân mềm có ý nghĩa kinh tế lớn nhất là

A. chân đầu (mực, bạch tuộc)

B. chân rìu (trai, sò)

C. chân bụng (ốc sên, ốc bươu)

D. cả A, B và C 

Trai sông tự vệ bằng cách

A. thu cơ thể vào trong vỏ.

B. khép vỏ, ống thoát thải nước ra.

C. ống hút hút nước vào.

D. cả A và B. 

Tính tuổi của trai sông căn cứ vào

A. cơ thể to nhỏ.

B. vòng tăng trưởng của vỏ.

C. màu sắc của vỏ.

D. cả A, B và C. 

Muốn mua được trai tươi sống ở chợ, phải chọn

A. con vỏ đóng chặt

B. con vỏ mở rộng

C. con to và nặng

D. cả A, B và C 

Trai sông cái và trai sông đực khác nhau ở đặc điểm là

A. Màu sắc của vỏ.

B. Mức lồi và dẹp của vỏ.

C. Vòng tăng trưởng của vỏ.

D. Kích thước vỏ. 

Lớp xà cừ của vỏ thân mềm có màu óng ánh cầu vồng

A. Do tác động của ánh sáng

B. Do cấu trúc của lớp xà cừ

C. Do khúc xạ của tia sáng

D. Cả A, B và C

Từ các cấu tạo cơ thể động vật dưới đây, bốn cấu tạo nào giúp nhận biết các đại diện của ngành Thân mềm

1. Cơ thể đối xứng 2 bên.

2. Cơ thể mềm.

3. Cơ thể phân đốt.

4. Cơ thể không phân đốt.

5.Có vỏ đá vôi và khoang áo.

6. Cơ quan tiêu hóa .

Tổ hợp đúng là: 

A. 2,4,5,6.                           

B. 1,3,5,7.

C. 1,2,3,4.                           

D. 3,4,5,6. 

Lớp Chân rìu (đại diện là trai sông) có các đặc điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây?

1. Có 1 vỏ đá vôi.

2. Có 2 vỏ đá vôi.

3. Phần đầu cơ thể tiêu giảm.

4. Có cơ chân lẻ phát triển.

5. Có lối sống chậm chạp thụ động.

6. Có lối sống di chuyển tích cực.

Tổ hợp đúng là :

A. 1,3,5,6.                           

B. 2,3,5,6.

C. 2,4,5,6.                           

D. 1,3,4,5. 

Lớp Chân bụng (đại diện là ốc sên) khác lớp Chân rìu (đại diện là trai sông) ở đặc điểm nào trong số các đặc điểm đưới đây?

1. Có khoang áo phát triển

2. Có 1 vỏ đá vôi hình ống, xoắn ốc.

3. Phần đầu phát triển.

4. Có tua miệng, mắt và khứu giác.

Tổ hợp đúng là :

A. 1,2,3.                         

B. 1,3,4.

C. 1,2,4.                          

D. 2,3,4. 

Đặc điểm nào sau đây không phải của lớp Chân đầu (đại diện là mực)?

1. Vỏ đá vôi phát triển.

2. Tua miệng có 8 hay 10 tua.

3. Vỏ đá vôi tiêu giảm.

4. Khoang áo có hệ cơ phát triển góp phần vào cơ chế di chuyển ở chúng.

5. Có lối sống thụ động, chậm chạp.

Tổ hợp đúng là:

A. 1,2.                                   

B. 1,5

C.3,4.                                   

D. 1,3,5. 

Chọn từ, cụm từ cho sẵn để điền vào chỗ trống trong câu sau cho phù hợp:

Thân mềm cấu tạo bằng (1)........... gồm (2).......... lớp: Ngoài là lớp (3)........, trong là lớp (4)........... giữa là lớp (5)........... Ngọc trai hình thành trong lớp (6)..........

A. đá vôi                           

B. sừng

C. ba                                 

D. xà cừ 

Chọn từ, cụm từ cho sẵn để điền vào chỗ trỏng trong câu sau cho phù hợp:

Ngoài cơ thể thân mểm có (1)............ bao phủ. Lớp áo thường ở ngay dưới vỏ (2)......... và gấp lại thành một (3)......... để (4)..........phát triển gọi là khoang áo.

A. mang               B. đá vôi                   c. khoang trống                D. lớp áo 

Ghép nội dung ở cột B với cột A và điền vào cột c cho phù hợp với chức năng của ống hút và ống thoát.

A. Cơ quan

c. Kết quả

B. Chức năng

1. Ống hút

1............

a) Thải thức ăn thừa và nước thừa

2. Ống thoát

2..........

b) Hút thức ăn và O2

 

 

c) Thải cặn bã và CO2

 

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK