Trang chủ Lớp 6 Sinh học Lớp 6 SGK Cũ Chương 2: Rễ Sinh học 6 Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ

Sinh học 6 Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Cấu tạo và chức năng của miền hút rễ

Cấu tạo lông hút

Hình 1: Cấu tạo lông hút

1.Vách tế bào 2.Màng sinh chất 3.Chất tế bào 4.Nhân 5.Không bào
 

Cấu tạo miền hút rễ

Hình 2: Cấu tạo miền hút rễ

  • Cấu tạo miền hút gồm hai bộ phận chính: Vỏ và Trụ giữa

Cấu tạo của vỏ rễ

Hình 3: Cấu tạo của vỏ rễ

  • Vỏ gồm biểu bì nhiều lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan. Phía trong là thịt vỏ có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.

Cấu tạo trụ giữa

Hình 4: Cấu tạo trụ giữa

  • Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất. Ruột chứa chất dự trữ.
Các bộ phận của miền hút Cấu tạo từng bộ phận Chức năng chính của từng bộ phận
Vỏ Biểu bì Gồm một lớp tế bào hình đa giác xếp sát nhau Bảo vệ các bộ phận bên trong rễ
Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài Hút nước và muối hoáng hòa tan
Thịt vỏ Gồm nhiều lớp tế bào có độ lớn khác nhau Chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa
Trụ giữa Bó mạch Mạch rây Gồm những tế bào có vách mỏng Chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây
Mạch gỗ Gồm những tế bào có vách dày hóa gỗ, không có chất tế bào Chuyển nước và muối khoáng lên từ rễ lên thân, lá
Ruột Gồm những tế bào có vách mỏng Chứa chất dự trữ

Bảng 1: Cấu tạo và chức năng của miền hút

1.2. Tổng kết

Sơ đồ tư duy bài Cấu tạo miền hút của rễ

Hình 5: Sơ đồ tư duy bài Cấu tạo miền hút của rễ

Bài 1:

Cấu tạo miền hút phù hợp với chức năng thể hiện như thế nào?

Hướng dẫn:

Phù hợp cấu tạo chức năng biểu bì: các tế bào xếp sát nhau, bảo vệ. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài...

Bài 2:

Lông hút có tồn tại mãi không?

Hướng dẫn:

Lông hút không tồn tại mãi, già sẽ rụng.

Bài 3:

Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật với tế bào lông hút.

Hướng dẫn:

 

Tế bào lông hút

Tế bào thực vật

Giống nhau

Đều gồm các thành phần của một tế bào thực vật: vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhận, không bào,

Khác nhau

Không bào lớn

Không bào nhỏ

Lông hút mọc dài đến đâu thì nhân di chuyển đến đó, nhân luôn nằm ở gần đầu lông hút.

Nhân nằm ở giữa tế bào khi tế bào còn non, nằm sát màng tế bào khi tế bào già.

Không có lục lạp.

Có lục lạp.

Bài 4:

Điền chú thích cho hình Cấu tạo của miền hút sau:

Cấu tạo miền hút của rễ

Hướng dẫn:

1.Trụ giữa          2. Vỏ               3. Biểu  bì                   4. Lông hút

5. Thịt vỏ          6. Mạch rây       7. Mạch gỗ                  8. Ruột

Bài 5:

Trên thực tế bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng, nhiều rễ con, hãy giải thích.

Hướng dẫn:

Khi cây càng lớn, nhu cầu nước và muối khoáng càng tăng cao, vì thế bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng , số rễ con nhiều để cây có thể lấy đủ nước và muối khoáng, nhất là khi môi trường khô hạn.

Bài 6:

Để cây phát triển tốt, thu được năng xuất cao ta chăm sóc rễ cây như thế nào ?

Hướng dẫn:

Xới đất tơi xốp để rễ cây phát triển, lan rộng hút đủ nước, muối khoáng cung cấp cho cây...

Bài 7:

Điền các từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống để được kiến thức đúng về cấu tạo và chức năng của miền hút. Cấu tạo miền hút gồm hai phần chính:

Vỏ gồm (1)............ có nhiều (2).........

Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút (3).........và (4).........hòa tan.

Phía trong là (5)........... có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào (6) ...........

Trụ giữa gồm các mạch (7)...... và mạch (8)........ có chức năng (9)....... các chất.

(10).......... chứa chất dự trữ.

Hướng dẫn:

1- Biểu bì ; 2- Tế bào lông hút ; 3- Nước ; 4- Muối khoáng hòa tan ; 5- Thịt vỏ ; 6- Trụ giữa; 7- Rây ; 8- Gỗ ; 9- Vận chuyển ; 10- Ruột (Vị trí số 3, 4; vị trí 7, 8 có thể đổi cho nhau.)

3. Luyện tập Bài 10 Sinh học 6

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Gồm 2 phần : vỏ và trụ giữa.
    • B. Có mạch gỗ và mạch rây.
    • C. Có nhiều lông hút .
    • D. Có ruột .
    • A. Vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây.
    • B. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá
    • C. Vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa
    • D. Hút nước và muối khoáng hòa tan
    • A. Vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây.
    • B. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá
    • C. Vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa
    • D. Hút nước và muối khoáng hòa tan

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 6 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 33 SGK Sinh học 6

Bài tập 2 trang 33 SGK Sinh học 6

Bài tập 3 trang 33 SGK Sinh học 6

Bài tập 2 trang 19 SBT Sinh học 6

Bài tập 2 trang 21 SBT Sinh học 6

Bài tập 3 trang 21 SBT Sinh học 6

Bài tập 10 trang 23 SBT Sinh học 6

Bài tập 11 trang 23 SBT Sinh học 6

Bài tập 12 trang 23 SBT Sinh học 6

4. Hỏi đáp Bài 10 Chương 2 Sinh học 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK