Hoá học 12 Bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2.1. Hóa học và vấn đề ô nhiễm môi trường

  • Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm môi trường là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại.
  • Các loại ô nhiễm môi trường:
    • Ô nhiễm không khí
    • Ô nhiễm nước
    • Ô nhiễm đất

a. Ô nhiễm môi trường không khí

  • Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch, có bụi có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn,…

  • Nguyên nhân: 

    • Do thiên nhiên

    • Do hoạt động của con người

  • Nguồn gây ô nhiễm:
    • Do khí thải công nghiệp, giao thông, sinh hoạt,...
      •  ô nhiễm không khí   ô nhiễm không khí do giao thông   ô nhiễm làng nghề
    • Các chất khí gây ô nhiễm không khí như: CO, CO2 , SO2, H2S, NXOY, CFC, …
  • Tác hại của việc Ô nhiễm không khí
    • Gây ra hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất nóng lên, khí hậu khác thường, thiên tai thảm khốc,…ảnh hưởng đến cuộc sống con người và môi trường sinh thái.
    • Gây bệnh tật (tim, phổi, da,xoang, mắt, …) và có thể gây tử vong.
    • Gây sự phá hủy tầng ozon, gây nhiều tác hại sức khỏe con người, tác hại đến sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật.
    • Gây khói mù quang hóa,Tạo mưa axit, tác hại cho cây trồng,vật nuôi,phá hủy các công trình kiến trúc,di tích lịch sử,…
      • Một số hình ảnh về Tác hại của ô nhiễm đem tới:
        •  sóng thần  động đất

b. Ô nhiễm môi trường nước

  • Là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
  • Phân loại:
    • Theo thời gian: Thường xuyên kéo dài hay tức thời.
    • Theo bản chất các chất gây ô nhiễm: ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm vi sinh.
    • Theo vị trí không gian: ô nhiễm sông, ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm biển
  • Nguồn gốc:
    • Nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, bão, lũ lụt,…Nước mưa rơi xuống nhà cửa, đồng ruộng, nhà máy, đường phố,…kéo theo các chất bẩn xuống các nguồn nước
      • lũ lụt miền trung    mưa bão
    • Nguồn gốc nhân tạo: Chủ yếu do nước thải từ các vùng dân cư, bệnh viện, trại chăn nuôi, trường học, cơ sở sản xuất chế biến, khu công nghiệp, hoạt động giao thông,sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…
      • tràn dầu   
  • Tác nhân gây ô nhiễm:
    • Các ion kim loại nặng( As,Pb,Hg,Sb,Cu,Mn,...)
    • Các anion(NO3-, SO42-, PO43-,…)
    • Thuốc bảo vệ thực vật,phân bón hóa học,thuốc kích thích sinh trưởng,…
  • Tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước:
    • Con người uống nước từ các nguồn nước ô nhiễm cũng dễ mắc các bệnh đường ruột như thổ tả, thương hàn và các bệnh dễ lây nhiễm khác.

    • Con người nhiễm kim loại nặng và các chất nguy hại khác gây nên những tác hại khôn lường về sức khỏe và sinh mạng

    • Ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển hay bị hủy diệt của động thực vật

      • ô nhiễm    ô nhiễm nước khiến cá chết

c. Ô nhiễm môi trường đất

  • Là hệ sinh thái đất bị mất cân bằng khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá giới hạn.
  • Nguồn gốc:
    • Tự nhiên: hoạt động của núi lửa, lũ lụt ngập úng, ngập mặn do thủy triều,…

    • Con người:

      • Chất thải sinh hoạt

      • Chất thải do sản xuất công nghiệp, sản xuất hàng hóa, hoạt động kinh doanh,…

      • Chất thải nông nghiệp:phân bón, chất bảo vệ thực vật, chất kích thích vật nuôi, cây trồng,…

      • Chất thải do phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm, bệnh viện, chợ,…

    • phun thuốc trừ sâu  ô nhiễm đất
  • Tác hại:
    • Gây ra những tổn hại lớn về sản xuất, kinh tế và đời sống.
    • Dư lượng hóa chất, thuốc trừ sâu bị phân hủy rất chậm và bị lôi cuốn vào chu trình: đất-cây-động vật-người, gây ra những tác hại khó lường.

2.2. Hóa học với vấn đề phòng chống ô nhiễm môi trường

a. Nhận biết môi trường bị ô nhiễm

  • Quan sát: Có thể nhận biết môi trường nước, không khí, đất bị ô nhiễm qua màu, mùi, trạng thái.
  • Xác định bằng thuốc thử: pH, nồng độ các ion ( Hg2+, Pb2+,NO3- ,…)
  • Xác định bằng các dụng cụ đo:máy sắc ký, khí kế đo hàm lượng, thành phần khói,bụi,chất khí,…

b. Vai trò của Hóa học trong xử lí ô nhiễm môi trường

  • Trong công nghiệp:Phải tuân thủ quy trình xử lý chất thải
  • Trong nông nghiệp: Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng đúng quy định, đúng quy trình.
  • Các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm:Phải phân loại, xử lý  trước khi thải ra môi trường
  • Trong khu dân cư: Rác phải được thu gom, phân loại để thu hồi, tái chế, xử lý chống ô nhiễm môi trường

Bài 1:

Em hãy nêu một vài phương pháp xử lí chất thải đang được sử dụng hiện nay.

Hướng dẫn:

  • PP hấp thụ: Hấp thụ khí thải bằng nước,dd xut, hoặc dd axit sau đó tái sinh hoặc không tái sinh dd đã hấp thụ
  • PP hấp phụ: Chất thải được hấp phụ trong: than bùn, phân rác, đất xốp, than hoạt tính sau đó phân hủy bằng pp sinh hóa
  • PP oxy hóa – khử:Cho khí thải qua dd H2SO4 để hấp thụ amin,amoniac, rồi cho khí qua dd kiềm để hấp thụ axit béo,phenol,…sau đó cho qua dd NaClO để oxy hóa andehyt, H2S, xeton,…

Bài 2:

Em hãy nêu các biện pháp gảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Hướng dẫn:

  • Không xả rác xuống sông, suối, ao, hồ, hay ở các bãi biển.
  • Đổ các rác làm từ chất dẻo và nhựa cẩn thận vào nơi thu gom đem đi xử lý.
  • Giảm bớt lượng nước sử dụng bằng cách tiết kiệm, tái sử dụng hay tái chế  
  • Tham gia các hoạt động cộng đồng để làm sạch môi trường nơi ở, đường phố,kênh rạch, sông, biển...
  • Tham gia các hoạt động chống gây ô nhiễm môi trường  nguồn nước, sông, biển, đất,không khí.
  • Không đốt rác thải bừa bãi
  • Khuyến khích gia đình bạn sử dụng các hợp chất tẩy rửa an toàn cho môi trường, hạn chế sử dụng bao bì gói thực phẩm bằng chất dẻo không phân hủy.

4. Luyện tập Bài 45 Hóa học 12

Sau bài học cần nắm:

  • Hóa học và vấn đề ô nhiễm môi trường
  • Hóa học với vấn đề phòng chống ô nhiễm môi trường

4.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hoá học 12 Bài 45 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hoá học 12 Bài 45.

Bài tập 4 trang 272 SGK Hóa 12 Nâng cao

Bài tập 5 trang 273 SGK Hóa 12 Nâng cao

Bài tập 45.1 trang 101 SBT Hóa học 12

Bài tập 45.2 trang 101 SBT Hóa học 12

Bài tập 45.3 trang 101 SBT Hóa học 12

Bài tập 45.4 trang 101 SBT Hóa học 12

Bài tập 45.5 trang 101 SBT Hóa học 12

Bài tập 45.6 trang 101 SBT Hóa học 12

Bài tập 45.7 trang 102 SBT Hóa học 12

Bài tập 45.8 trang 102 SBT Hóa học 12

Bài tập 6 trang 273 SGK Hóa học 12 nâng cao

Bài tập 7 trang 273 SGK Hóa học 12 nâng cao

5. Hỏi đáp về Bài 45 Chương 9 Hoá học 12

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK