Trang chủ Lớp 2 Toán Lớp 2 SGK Cũ Chương 6: Các Số Trong Phạm Vi 1000 Toán 2 Bài: Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000

Toán 2 Bài: Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Kiến thức cần nhớ

Cách đặt tính và tính theo cột dọc của phép cộng các số có ba chữ số.

1.2. Các dạng toán

Dạng 1: Đặt tính và tính

- Đặt tính, các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau.

- Thực hiện phép cộng từ phải sang trái.

Dạng 2: Tính nhẩm phép cộng với số tròn trăm

- Cộng các chữ số hàng trăm

- Viết thêm hai chữ số 0 vào tận cùng của kết quả vừa tìm được.

Dạng 3: Toán đố

- Đọc và phân tích đề: Bài toán cho giá trị của các đại lượng hoặc bài toán về “nhiều hơn”

- Tìm cách giải: Muốn tìm “tất cả” hoặc giá trị của đại lượng nhiều hơn thì ta thường thực hiện phép cộng các số.

- Trình bày lời giải

- Kiểm tra lại kết quả và lời giải của bài toán.

1.3. Giải bài tập Sách Giáo Khoa trang 156

Bài 1

Tính:

Phương pháp giải

Thực hiện phép cộng các số theo thứ tự từ phải sang trái.

Hướng dẫn giải

Bài 2

a) 832 + 152                             257 + 321

b) 641 + 307                             936 + 23

Phương pháp giải

- Đặt tính: Viết các số cùng hàng thẳng cột với nhau.

- Tính: Cộng các số theo thứ tự từ phải sang trái.

Hướng dẫn giải

Bài 3

Tính nhẩm (theo mẫu):

a) 200 + 100 = 300             500 + 100 =                    200 + 200 =

500 + 200 =                       300 + 100 =                     500 + 300 =

300 + 200 =                       600 + 300 =                      800 + 100 =

b) 800 + 200 = 1000  

400 + 600 =

500 + 500 =

Phương pháp giải

Cộng các số hàng trăm rồi viết thêm vào tận cùng của kết quả hai chữ số 0.

Hướng dẫn giải

a) 200 + 100 = 300           500 + 100 = 600             200 + 200 = 400

500 + 200 = 700               300 + 100 = 400              500 + 300 = 800

300 + 200 = 500               600 + 300 = 900              800 + 100 = 900

b) 800 + 200 = 1000

400 + 600 = 1000 

500 + 500 = 1000   

1.4. Giải bài tập Sách Giáo Khoa trang 157

Bài 1

Tính:

Phương pháp giải

Cộng các số cùng hàng theo thứ tự từ phải sang trái.

Hướng dẫn giải

Bài 2

Đặt tính rồi tính:

a) 245 + 312;                     665 + 214 ;                   217 + 752

b) 68 + 27 ;                         72 + 19 ;                       61 + 29

Phương pháp giải

- Đặt tính: Viết các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.

- Tính: Cộng các số theo thứ tự từ phải sang trái.

Hướng dẫn giải

Bài 3

Hình nào đã khoanh vào \(\dfrac{1}{4}\) số con vật?

Phương pháp giải

 - Đếm số con vật có trong mỗi hình rồi chia 4.

- Chọn hình có số con vật đã khoanh bằng kết quả phép chia vừa tìm được.

Hướng dẫn giải

Hình a có 8 con voi và 8 : 4 = 2.

Hình a có đúng 2 con voi được khoanh.

Hình b có 12 con thỏ và 12 : 4 = 3.

Hình b có 4 con thỏ được khoanh.

Vậy hình a được khoanh vào \(\dfrac{1}{4}\) số con voi.

Bài 4

Con gấu nặng 210 kg, con sư tử nặng hơn con gấu 18kg. Hỏi con sư tử nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Phương pháp giải

Muốn tìm cân nặng của sư tử thì ta lấy cân nặng của gấu cộng với 18kg.

Hướng dẫn giải

Con sư tử nặng số ki-lô-gam là:

210 + 18 = 228 (kg)

Đáp số: 228kg.

Bài 5

Tính chu vi hình tam giác ABC:

Phương pháp giải

Chu vi hình tam giác ABC bằng tổng độ dài ba cạnh AB; BC và AC.

Hướng dẫn giải

Chu vi hình tam giác ABC là:

300 + 400 + 200 = 900 (cm)

Đáp số: 900 cm.

Câu 1: Đặt tính và tính 123 + 345

Hướng dẫn giải

3 cộng 5 bằng 8, viết 8

2 cộng 4 bằng 6, viết 6

1 cộng 3 bằng 4, viết 4.

Vậy 123 + 345 = 468

Câu 2: Nhẩm 200 + 300

Hướng dẫn giải

200 + 300 = 2 trăm +3 trăm =5 trăm

Vậy 200 + 300 = 500

Câu 3: Con gấu nặng 215kg, con voi nặng hơn con gấu 113kg. Hỏi voi cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Hướng dẫn giải

1) Đề bài cho thông tin về cân nặng của gấu và số cân nặng mà voi nhiều hơn, yêu cầu tìm số cân nặng của voi.

2) Muốn tìm số cân nặng của voi thì cần lấy số cân nặng của gấu cộng với 113kg

3) Trình bày bài:

Cân nặng của voi là:

215 + 113 = 328 kg

Đáp số: 328kg

4) Kiểm tra lại lời giải và kết quả của bài toán.

Lời kết

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

  • Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn
  • Nhận biết và vận dụng vào làm bài tập
  • Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 2 của mình thêm hiệu quả

Bạn có biết?

Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 2

Lớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK