Người ta dùng một thanh sắt tròn có độ dài ban đầu l0= 50 cm và tiết diện ngang S = 2,5 mm2. Kéo dãn thanh sắt bằng lực F có cường độ tăng dần và đo độ dãn dài Δl tương ứng của nó (Bảng 34-35.1).
a) Tính độ dãn dài tỉ đối ε của thanh sắt và ứng suất σ của lực kéo tác dụng lên nó trong mỗi lần đo (Bảng 34-35. 1).
b) Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của ε vào σ.
c) Dựa vào đồ thị vẽ được, tìm giá trị của suất đàn hồi E và hệ số đàn hồi k.
a) Tính độ dãn dài tỉ đối ε của thanh sắt và ứng suất σ của lực kéo tác dụng lên thanh sắt trong mỗi lần đo.
b) Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của ε vào σ.
Chọn tỉ lệ vẽ trên các trục tọa độ:
- Trục hoành: 1 cm → σ = 0,5.108 N/m2.
- Trục tung: 1 cm → ε = 0,2.10-3.
Đồ thị có dạng đường thẳng chứng tỏ độ biến dạng tỉ đối Δl/l0 của thanh sắt tỉ lệ thuận với ứng suất σ của lực kéo tác dụng lên thanh sắt, nghĩa là:
\(\varepsilon = \frac{{{\rm{\Delta }}l}}{{{l_0}}} = a\varepsilon \)
Hệ số tỉ lệ a được xác định bởi hệ số góc của đường biểu diễn đồ thị:
\(\begin{array}{l} \tan \theta = \frac{{MH}}{{AH}}\\ = \frac{{{{1,2.10}^{ - 3}} - {{0,2.10}^{ - 3}}}}{{{{2,4.10}^8} - {{0,4.10}^8}}} = {0,5.10^{ - 11}} \end{array}\)
c) Tìm giá trị của suất đàn hồi E và hệ số đàn hồi k của thanh sắt.
Theo định luật Húc: \(F = k\left| {{\rm{\Delta }}l} \right| = E\frac{S}{{{l_0}}}{\rm{\Delta }}l\)
ta suy ra: \(\frac{{{\rm{\Delta }}l}}{{{l_0}}} = \frac{1}{E}.\frac{F}{S}\)
Từ đó tìm đươc suất đàn hồi :
\(E = \frac{1}{{\tan \theta }} = \frac{1}{{{{0,5.10}^{ - 11}}}} = {20.10^{10}}Pa\)
và hệ số đàn hồi:
\(k = E\frac{S}{{{l_0}}} = {20.10^{10}}.\frac{{{{2,5.10}^{ - 6}}}}{{{{50.10}^{ - 2}}}} = {1.10^6}N/m\)
-- Mod Vật Lý 10
Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK