Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 7: Ý tưởng cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh Cánh diều giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần khám phá, luyện tập và vận dụng trang 45→53.
Giải Kinh tế và pháp luật 11 Bài 7 trang 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53 giúp các bạn học sinh lớp 11 hiểu được kiến thức về tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức.
Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 7
Luyện tập 1
Em hãy lấy ví dụ về một ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh trong một số lĩnh vực của nền kinh tế hiện nay.
Gợi ý đáp án
- Ví dụ về ý tưởng kinh doanh: Kinh doanh mặt hàng ống hút được làm từ các nguyên liệu như: giấy, thân cây sậy, tre, bột gạo,…
- Ví dụ về cơ hội kinh doanh:
+ Nhu cầu sử dụng ống hút trên thị trường rất lớn.
+ Xu hướng “tiêu dùng xanh” và ý thức bảo vệ môi trường của người dân Việt Nam được nâng cao.
+ Nguồn cung ứng nguyên liệu dồi dào, đa dạng.
Luyện tập 2
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Một ý tưởng kinh doanh mới có tính khả thi thể hiện ở việc phân biệt sản phẩm; dịch vụ mới với các sản phẩm/ dịch vụ hiện có.
B. Một ý tưởng kinh doanh tốt phải là một ý tưởng tạo ra sự khác biệt, chẳng hạn như sự tiện lợi, giá trị, tốc độ so với các dịch vụ hiện có.
C. Ý tưởng kinh doanh muốn thành công phải là ý tưởng mới hoàn toàn, chưa có người kinh doanh nào nghĩ ra ý tưởng đó.
D. Ý tưởng kinh doanh là xương sống của kế hoạch kinh doanh.
E. Ý tưởng kinh doanh chỉ là yếu tố phụ, vốn để kinh doanh mới là yếu tố trọng nhất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
G. Không cần thiết phải có ý tưởng kinh doanh, chỉ cần sao chép ý tưởng của một sản phẩm, dịch vụ khác cũng có thể thành công.
Gợi ý đáp án
- Ý kiến A, không đồng tình. Vì: tính khả thi của ý tưởng kinh doanh thể hiện ở việc: sản phẩm/ dịch vụ của bạn có thể thực hiện chứ không phải là nghĩ hay vẽ ra những ý tưởng kinh doanh bất khả thi.
- Ý kiến B, đồng tình. Vì: Việc tạo ra sự khác biệt (ví dụ: sự tiện lợi, giá trị, tốc độ… so với các sản phẩm/ dịch vụ hiện có) là biểu hiện của tính mới mẻ, sáng tạo, độc đáo trong ý tưởng kinh doanh.
- Ý kiến C, không đồng tình. Vì:
+ Ý tưởng kinh doanh là những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.
+ Trong kinh doanh, ý tưởng kinh doanh không nhất thiết phải là ý tưởng mới hoàn toàn; mà chúng ta có thể cải tiến trên cơ sở ý tưởng kinh doanh đã có trước đó.
- Ý kiến D, đồng tình. Vì: ý tưởng kinh doanh là điểm xuất phát của quá trình sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở xây dựng được ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo, các chủ thể kinh tế mới có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhất cho việc sản xuất, kinh doanh của mình, để có thể thu được lợi nhuận, duy trì được lợi thế cạnh tranh và mở rộng sự phát triển trong tương lai.
- Ý kiến E, không đồng tình. Vì:
+ Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, có những yếu tố rất quan trọng như: ý tưởng và cơ hội kinh doanh; năng lực kinh doanh của chủ thể kinh tế,…
+ Nếu có nguồn vốn tốt, nhưng chủ thể kinh tế không có ý tưởng kinh doanh độc đáo, mới mẻ; không tận dụng, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh; không có chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn,… thì hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc có thể dẫn đến thất bại.
Luyện tập 3
Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về các năng lực cần thiết của người kinh doanh và cho biết tầm quan trọng của mỗi năng lực đó.
Gợi ý đáp án
(*) Tầm quan trọng: Năng lực kinh doanh của chủ thể kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Luyện tập 4
Em hãy cho biết những biểu hiện dưới đây là sự thể hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
Gợi ý đáp án
- Biểu hiện A. Thể hiện năng lực: thiết lập quan hệ.
- Biểu hiện B. Thể hiện năng lực: tổ chức, lãnh đạo.
- Biểu hiện C. Thể hiện năng lực: kiên trì với mục tiêu, nỗ lực hết mình với công việc.
- Biểu hiện D. Thể hiện năng lực: phân tích và sáng tạo
- Biểu hiện E. Thể hiện năng lực: thực hiện trách nhiệm với xã hội.
- Biểu hiện G. Thể hiện năng lực: chuyên môn, nghiệp vụ.
- Biểu hiện H. Thể hiện năng lực: có tầm nhìn chiến lược.
- Biểu hiện I. Thể hiện năng lực: nắm bắt cơ hội kinh doanh.
Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 7
Vận dụng 1
Hãy tìm hiểu cơ hội kinh doanh một sản phẩm, dịch vụ mà em cho rằng có thể mang lại lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất kinh doanh.
Gợi ý đáp án
(*) Tham khảo: cơ hội kinh doanh sản phẩm: ống hút thân thiện với môi trường
+ Nhu cầu sử dụng ống hút trên thị trường rất lớn.
+ Xu hướng “tiêu dùng xanh” và ý thức bảo vệ môi trường của người dân Việt Nam được nâng cao.
+ Nguồn cung ứng nguyên liệu dồi dào, đa dạng (giấy, tre, thân cây sậy, bột gạo,…).
Vận dụng 2
Hãy xây dựng một ý tưởng kinh doanh phù hợp với năng lực của bản thân và làm rõ tính vượt trội; tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng; tính khả thi và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của mình so với các sản phẩm, dịch vụ đã có trên thị trường.