Ý nghĩa của tác phẩm Đại cáo bình Ngô đối với thời đại Nguyễn Trãi mang đến 3 câu trả lời hay chính xác nhất. Qua đó giúp các bạn lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời câu hỏi 6 trang 18 Ngữ văn 10 Cánh diều.
Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi đã hóa thực lời hâm dọa đó khi kể tên các chiến công lẫy lừng của nhân dân ta trong lịch sử chống và giết giặc. Nhấn mạnh tính chủ quyền cũng như cho mọi người cùng rõ đó không phải là một lời nói suông. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 3 câu trả lời về ý nghĩa của tác phẩm Đại cáo bình Ngô mời các bạn cùng theo dõi.
Ý nghĩa của tác phẩm Đại cáo bình Ngô đối với thời đại Nguyễn Trãi
Câu 6 trang 18 Ngữ văn 10 Cánh diều tập 2
Ý nghĩa của tác phẩm Đại cáo bình Ngô đối với thời đại Nguyễn Trãi
Trả lời câu 6 trang 18 Ngữ văn 10 Cánh diều tập 2
Gợi ý 1
Đại cáo bình Ngô được viết ra với mục đích để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Qua đó, chứng tỏ sự phát triển và trưởng thành thêm một bước về ý thức dân tộc, lịch sử, tư tưởng, văn hóa của dân tộc Đại Việt, từ thời Lý đến thời Lê trải qua 5 thế kỉ.
Gợi ý 2
Ý nghĩa của tác phẩm Đại cáo bình Ngô đối với thời đại Nguyễn Trãi:
- Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo Bình Ngô.
- Đại cáo bình Ngô có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố vào thánh Chạp, năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428).
Gợi ý 3
a) Ý nghĩa của tác phẩm Đại cáo bình Ngô đối với thời đại Nguyễn Trãi:
- Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo Bình Ngô.
- Đại cáo bình Ngô có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố vào thánh Chạp, năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428).
b) Vì sao Đại cáo bình Ngô được coi là “Bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai” của dân tộc:
“Đại cáo bình Ngô” là được viết sau chiến thắng quân Minh. Nội dung của một bản tuyên ngôn độc lập phải bao gồm ba phần: khẳng định dân tộc, tuyên bố thắng lợi, tuyên bố hòa bình.
Ta có thể nói “Đại cáo bình Ngô” là một bản nâng cấp của “Nam quốc sơn hà” làm hoàn thiện hơn bản tuyên ngôn độc lập ngắn gọn đầu tiên của nước ta. Nguyễn Trãi đã liệt kệ rõ các triều đại Việt Nam trước đó, làm rõ thêm cho chữ “đế” của Lý Thường Kiệt. “Định phận tại thiên thư”, sách trời thì quá xa vời với con người, dù biết trời cao đại diện cho sự đúng đắn và chính trực, tuy nhiên không ai có thể thấy, nhưng bài cáo lại lần nữa làm rõ khi nói “chứng cớ còn ghi”, tức ai nếu tìm hiểu đều sẽ thấy, không phải thứ bí ẩn bị che giấu gì. Tất cả như tăng thêm tính thuyết phục cho người đọc khi đề cập tới tính sở hữu lãnh thổ Việt Nam.
“Đại cáo bình Ngô” đã hóa thực lời hâm dọa đó khi kể tên các chiến công lẫy lừng của nhân dân ta trong lịch sử chống và giết giặc. Nhấn mạnh tính chủ quyền cũng như cho mọi người cùng rõ đó không phải là một lời nói suông.