Vòng tròn lượng giác: Công thức, cách sử dụng

Vòng tròn lượng giác

Đường tròn lượng giác

Vòng tròn lượng giác là đường tròn đơn vị tâm O bán kính 1 đơn vị, định hướng với quy ước chiều dương là chiều ngược chiều kim đồng hồ và trên đó A là điểm gốc.

Vòng tròn lượng giác hay đường tròn lượng giác các em học sinh không chỉ học trong toán mà còn được ứng dụng trong Vật lý 12. Trong bài viết dưới đây Download.vn giới thiệu đầy đủ các kiến thức về vòng tròn lượng giác để giúp các em có nền tảng kiến thức quan trọng giải các bài tập liên quan. Vậy sau đây là trọn bộ nội dung chi tiết kiến thức về Vòng tròn lượng giác mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

l56c1">6. Bài tập vận dụng vòng tròn lượng giác

1. Vòng tròn lượng giác là gì?

Theo lý thuyết, một dao động điều hòa có phương trình x = Acos(ωt + φ) có thể biểu diễn bằng 1 vòng tròn lượng giác. Dựa vào hình học biểu diễn trên đường tròn kết hợp với công thức lượng giác ta có thể suy ra những đại lượng vật lý cần tìm như biên độ A, li độ x, thời gian t,… tùy theo dữ kiện cho và câu hỏi đặt ra.

2. Cách sử dụng vòng tròn lượng giác

- Vòng tròn lượng giác là đường tròn đơn vị tâm O bán kính 1, định hướng với quy ước chiều dương là chiều ngược chiều kim đồng hồ và trên đó A là điểm gốc.

- Điểm P\left( x,y \right) trên đường tròn lượng giác sao cho một điểm C bất kì nằm trên đường tròn ta đều có \left( OA,OC \right)=\alpha được gọi là điểm trên đường tròn lượng giác biểu diễn cung lượng giác có số đo \alpha.

- Trục Ox được gọi là trục giá trị cos.

- Trục Oy được gọi là trục giá trị sin.

- Trục tan có gốc là điểm và vuông góc với trục cos, trục cotan có gốc là điểm vuông góc với trục sin.

3. Dấu của các giá trị lượng giác

Các giá trị của vòng tròn lượng giác sẽ gồm có dấu, bảng giá trị lượng giác từ 0 - 180 độ. Ngoài ra các em cũng cần nắm rõ công thức về các cung liên kết với vòng tròn lượng giác. Cụ thể như sau:

Dấu của giá trị lượng giác

Các giá trị lượng giác trong vòng tròn lượng giác, cũng như các góc ¼ số cụ thể như sau:

  • Giá trị lượng giác Sinx, góc phần tư thứ nhất và góc phần tư thứ 2 mang dấu (+), góc phần tư thứ 3 và góc phần thứ 4 mang dấu (-).
  • Giá trị lượng giác Cosx, góc phần tư thứ nhất và góc phần tư thứ 4 mang dấu (+), góc phần tư thứ 2 và góc phần tư thứ 3 mang dấu (-).
  • Giá trị Tanx, góc phần tư thứ nhất và góc phần tư thứ 3 mang dấu (+), góc phần tư thứ 2 và góc phần tư thứ 4 mang dấu (-).
  • Giá trị Cotx, góc phần thứ nhất nhất và góc phần thứ thứ 3 mang dấu (+), góc phần tư thứ 2 và góc phần tư thứ 4 mang dấu (-).

Để giúp các em dễ dàng ghi nhớ về dấu giá trị lượng giác, dưới đây là bảng tổng hợp ngắn gọn như sau:

Góc phần tư sốIIIIIIIV
Giá trị lượng giác
sin x++--
cos x+--+
tan x+-+-
cot x+-+-

4. Bảng giá trị lượng giác từ {{0}^{0}} đến {{180}^{0}}

\alpha

0

\left( {{0}^{0}} \right)

\frac{\pi }{6}

\left( {{30}^{0}} \right)

\frac{\pi }{4}

\left( {{45}^{0}} \right)

\frac{\pi }{3}

\left( {{60}^{0}} \right)

\frac{\pi }{2}

\left( {{90}^{0}} \right)

\frac{2\pi }{3}

\left( {{120}^{0}} \right)

\frac{3\pi }{4}

\left( {{135}^{0}} \right)

\frac{5\pi }{6}

\left( {{150}^{0}} \right)

\pi

\left( {{180}^{0}} \right)

\frac{3\pi }{2}

\left( {{270}^{0}} \right)

2\pi

\left( {{360}^{0}} \right)

\sin \alpha0\frac{1}{2}\frac{\sqrt{2}}{2}\frac{\sqrt{3}}{2}1\frac{\sqrt{3}}{2}\frac{\sqrt{2}}{2}\frac{1}{2}0-10
\cos \alpha1\frac{\sqrt{3}}{2}\frac{\sqrt{2}}{2}\frac{1}{2}
0
-\frac{1}{2}-\frac{\sqrt{2}}{2}-\frac{\sqrt{3}}{2}-101
\tan \alpha0\frac{1}{\sqrt{3}}1\sqrt{3}||-\sqrt{3}-1-\frac{1}{\sqrt{3}}0||
0
\cot \alpha||\sqrt{3}1\frac{1}{\sqrt{3}}0-\frac{1}{\sqrt{3}}-1-\sqrt{3}||0||

5. Công thức các cung liên kết trên đường tròn lượng giác

Góc đối nhau ( cos đối)

Góc bù nhau (sin bù)

Góc phụ nhau (Phụ chéo)

Góc hơn kém (Khác pi tan)

cos (-α) = cos αsin (π-α) = sin αsin (π/2-α)= cos αsin (π+α) = - sin α
sin (-α) = -sin αcos (π-α) = - cos αcos (π/2-α) = sinαcos (π+α) = - cosα
tan (-α) = - tan αtan (π-α) = - tan αtan (π/2-α) = cot αtan (π+α) = tanα
cot (-α) = -cot αcot (π-α) = – cot αcot (π/2-α) = tan αcot (π+α) = cotα

l56c1">6. Bài tập vận dụng vòng tròn lượng giác

Câu 1: Trên đường tròn lượng giác cho các cung lượng giác (I), (II), (III) và (IV) có điểm đầu là A và có số đo lần lượt là:

(a) \frac{\pi }{4}(b) - \frac{{7\pi }}{4}(c) \frac{{13\pi }}{4}(d) - \frac{{71\pi }}{4}

Hỏi các cung nào có điểm cuối trùng nhau?

A. Chỉ (a) và (b)

B. Chỉ (a), (b), (c)

C. Chỉ (b), (c), (d)

D. Chỉ (a), (b) và (d)

Câu 2: Biết một góc lượng giác (Ou, Ov) có số đo \frac{{ - 138\pi }}{5}. Góc lượng giác (Ou, Ov) âm lớn nhất là:

A. -1,6π

B. -27,6π

C. -0,6π

D. -0,4π

Câu 3: Trên đường tròn lượng giác, số các điểm ngọn của cung có số đo bằng \frac{\pi }{6} + \frac{{k2\pi }}{5} là:

A. 2B. 3C. 5D. 6

Câu 4: Trên đường tròn lượng giác, điểm ngọn của cung có số đo 30000 nằm ở góc phần tư thứ mấy?

A. IB. IIC. IIID. IV

Câu 5: Cho góc α biết \pi  < \alpha  < \frac{{3\pi }}{2}, chọn đáp án đúng trong các đáp án dưới đây?

A. cos α > 0, sin α > 0B. cos α > 0, sin α < 0
C. cos α < 0, sin α > 0D. cos α < 0, sin α < 0

Liên kết tải về

pdf Vòng tròn lượng giác

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 12

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Được tải nhiều nhất

Bài viết mới nhất

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK