Đoạn văn nói về vẻ đẹp của tình yêu luôn gắn với hình ảnh quê hương, đất nước trong bài thơ Đi trong hương tràm gồm 3 mẫu siêu hay. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể lựa chọn cho mình một cách tiếp cận, một giọng điệu văn thích hợp, để sau đó nó trở thành kiến thức tâm đắc của chính mình.
Viết đoạn văn nói về vẻ đẹp của tình yêu luôn gắn với hình ảnh quê hương dưới đây được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, sẽ giúp các em học môn Ngữ văn tốt hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Đồng thời biết cách trả lời câu hỏi 5 trang 77 Ngữ văn 10 Cánh diều Tập 2.
Viết đoạn văn về vẻ đẹp của tình yêu luôn gắn với hình ảnh quê hương
Đoạn văn mẫu 1
Nhà thơ Hoài Vũ thật khéo léo khi khắc họa tâm trạng, nỗi nhớ của người "anh" trong "Đi trong hương tràm" thông qua hình tượng "tràm". Từ hình ảnh "hoa tràm", "hương tràm", "bóng tràm" và "lá tràm", nhân vật trữ tình bày tỏ tấm lòng, tình cảm của bản thân đến "em". Có thể thấy, tình yêu đôi lứa tinh khôi, trong sáng đã gắn bó sâu sắc với cây tràm - biểu tượng của quê hương, đất nước. Giờ đây, vẻ đẹp tình yêu đã hòa quyện cùng thiên nhiên đất trời, tạo thành thứ tình cảm vĩnh hằng, trường tồn theo thời gian. Như vậy, chỉ với một hình tượng "tràm", Hoài Vũ đã mang đến cho người đọc những hình dung cụ thể về cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Đoạn văn mẫu 2
Qua bài thơ "Đi trong hương tràm", nhân vật "em" có sự gắn bó mật thiết với hình tượng "tràm". Mỗi khi nhắc tới "hương tràm" hay "hoa tràm", hình bóng "em" sẽ xuất hiện. Dường như, cây tràm đã chứng kiến toàn bộ câu chuyện tình của "anh" và "em". Như vậy, có thể nói rằng, vẻ đẹp tình yêu luôn gắn với hình ảnh quê hương, đất nước. Những cây tràm vừa là loài cây đại diện cho quê nhà, vừa là nhịp cầu kết nối yêu thương. Nhắc đến "tràm", nhân vật trữ tình sẽ nhớ đến "em" cùng vô vàn kỉ niệm đẹp đẽ. Bằng ngôn ngữ trong sáng, hình ảnh gần gũi, nhà thơ Hoài Vũ đã mang đến một tác phẩm thật hay và hấp dẫn.
Đoạn văn mẫu 3
Trong bài thơ "Đi trong hương tràm", tác giả Hoài Vũ đã lấy hình tượng "tràm" để bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình. Xuyên suốt tác phẩm, hình bóng "em" luôn xuất hiện cùng "hương tràm", "hoa tràm" hay "bóng tràm", "lá tràm". Dường như, "em" đã hóa thân vào cây tràm, vào thiên nhiên, vào quê hương. Để rồi, mỗi khi nhìn thấy các sự vật ấy, "anh" luôn bồi hồi nỗi nhớ thương. Như vậy, vẻ đẹp của tình yêu giữa "anh" và "em" đã gắn bó sâu sắc với hình ảnh quê hương, đất nước mà cây tràm là biểu tượng. Đọc bài thơ, ta càng thêm ngưỡng mộ ngòi bút tài hoa, tâm hồn nhạy cảm, thi vị của nhà thơ. Hoài Vũ thật khéo léo khi khắc họa tình cảm đôi lứa tinh khôi, trong sáng.