Văn mẫu lớp 10: Viết đoạn văn về tình cảm của con cái đối với cha mẹ gồm 8 bài văn mẫu siêu hay. Qua đoạn văn về tình cảm của con cái đối với cha mẹ các bạn học sinh có nhiều gợi ý tham khảo để sau đó nó trở thành kiến thức tâm đắc của chính mình để biết cách viết đoạn văn nghị luận hay.
Viết đoạn văn bàn về tình cảm và thái độ cần có của con cái đối với cha mẹ là một trong những đề tài rất hay thường xuất hiện trong các bài kiểm tra, bài thi học kì. Chính vì thế với 8 đoạn văn về tình cảm của con cái đối với cha mẹ cực chất dưới đây sẽ là tư liệu vô cùng hữu ích để các bạn ôn luyện, trau dồi ngôn ngữ khi viết văn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện thần thoại đã học.
Viết đoạn văn suy nghĩ về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ
- Đoạn văn về tình cảm của con cái đối với cha mẹ
- Đoạn văn về tình cảm của con cái đối với cha mẹ
- Viết đoạn văn về tình cảm của con cái đối với cha mẹ
- Đoạn văn suy nghĩ về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ
- Tình cảm và thái độ cần có của con cái đối với cha mẹ
- Viết đoạn văn về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ
- Trình bày suy nghĩ về trách nhiệm đối với cha mẹ
Đoạn văn về tình cảm của con cái đối với cha mẹ
Trên thế gian này, không tình cảm nào quý gia hơn tình cảm gia đình tự nhiên, thuần khiết. Mái ấm gia đình được xây dựng từ tình cảm giữa cha mẹ và con cái, từ đó phát triển thành những tình cảm cao đẹp khác trong xã hội. Định nghĩa một cách đơn giản thì tình cảm giữa cha mẹ và con cái chính là tình yêu thương, quý mến, đùm bọc giữa những thành viên trong gia đình. Tình cảm ấy có vai trò quan trọng đối với cuộc đời mỗi người. Nhờ có tình cảm đáng quý ấy mà con người biết cảm thông, thấu hiểu, hi sinh cho người khác. Đó còn là động lực để chúng ta không ngừng làm việc, phấn đấu. Không chỉ vậy, tình cảm giữa cha mẹ và con cái quý giá đến mức không gì đong đếm được nên vòng tay cha mẹ, tình yêu của con dành cho bậc sinh thành luôn là bến bờ bình yên đối với mỗi người. Gia đình là hạt nhân để hình thành xã hội nên gia đình hạnh phúc sẽ tạo nên xã hội văn minh, đoàn kết. Ngược lại, có nhiều người chưa biết trân trọng tình cảm gia đình. Họ sống thờ ơ, lạnh nhạt, ích kỉ với chính người thân. Những hành vi này cần phải loại bỏ. Để có được gia đình êm ấm, con người cần sống có trách nhiệm, biết quan tâm mọi người xung quanh, cố gắng trau dồi kiến thức và đạo đức để bản thân trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Viết đoạn văn bàn về tình cảm và thái độ cần có của con cái đối với cha mẹ
Bernard Shaw – một nhà viết kịch, nhà phê bình và nhà hoạt động chính trị người Ireland đã từng nói: “Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”. Chỉ với một phép so sánh, Bernard Shaw đã thức tỉnh mỗi chúng ta về những tình cảm và thái độ cần có đối với cha mẹ. Trước hết, Chúng ta cần biết ơn, yêu thương và trân trọng cha mẹ bởi họ là người đã sinh ra ta để cho ta được có mặt trên cuộc đời này, không ai khác chính cha mẹ đã đem đến cho ta sự sống. Hơn thế nữa cha mẹ đã không quản bao vất vả, nắng mưa đã nuôi dưỡng, chăm sóc con thành người. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, tình cảm ấm áp của cha đã nuôi dưỡng ta cả về vật chất và tinh thần. Lúc chúng ta ốm đau. Cha mẹ đã lo lắng, chăm sóc đêm ngày, lúc ta ngoan ngoãn, lớn khôn, mẹ cha tự hào, sung sướng. Mỗi bước trưởng thành của chúng ta đều có những tháng này gian nan vất vả của cha mẹ. Cha mẹ chính là người thầy, người cô đầu tiên trong cuộc đời ta, dạy bảo ta bài học làm người, uốn nắn cho chúng ta từng lời ăn tiếng nói, chỉ bảo cho ta từng điều hay, lẽ phải. Ngay cả trên bước đường đời chúng ta có vấp ngã, thất bại, buồn đau thì không ai khác, mẹ cha chính là điểm tựa bình yên nhất, là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất .Bạn thử nghĩ mà xem nếu chúng ta không yêu thương cha mẹ thì đến một ngày nào đó khi cha mẹ không còn, chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng day dứt và ân hận. Tuy nhiên yêu thương thôi chưa đủ, tình yêu thương cha mẹ phải được cụ thể hóa bằng hành động. Chúng ta cần phải chăm sóc, phụng dưỡng khi cha mẹ ốm đau, giúp đỡ công việc khi cha mẹ vất vả. Và hơn cả là phải sống cho thật tốt bởi đó là cách tốt nhất để báo hiếu với cha mẹ. Có biết bao câu chuyện cảm động về tình cảm của con cái dành cho cha mẹ. Đó là một Chử Đồng Tử nhường chiếc khố cuối cùng để khâm liệm cho cha, là hình ảnh Thúy Kiều sẵn sàng bán thân mình để cứu cha , tất cả đều rất đáng trân trọng. Hiểu được trách nhiệm, tình cảm và thái độ cần có với cha mẹ, là học sinh, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy chăm ngoan, học giỏi, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô bởi đó là cách thiết thực nhất để thể hiện chữ hiếu, đạo làm con.
Đoạn văn về tình cảm của con cái đối với cha mẹ
Dân gian ta đã từng có câu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Câu dân gian này không những vô cùng đúng đắn mà còn mang đến cho chúng ta nhiều bài học ý nghĩa sâu xa. Mỗi chúng ta khi được sinh ra đã mang ơn nghĩa công lao sinh thành từ cha mẹ; lớn lên mang ơn nghĩa công lao nuôi dưỡng; thành người mang ơn nghĩa công lao giáo dục. Có thể thấy, cha mẹ là những người “thợ xây” xây dựng nên mỗi chúng ta thành người. Để đền đáp những công ơn to lớn đó, mỗi người con chúng ta cần có thái độ và hành động đúng đắn. Đền ơn đáp nghĩa cha mẹ không chỉ bắt nguồn từ tấm lòng, từ suy nghĩ mà đó còn là trách nhiệm của mỗi một người con như chúng ta. Mỗi chúng ta cần cố gắng học hành tập nghiêm túc, trở thành một công dân tốt giúp ích cho đời để bố mẹ tự hào và ngẩng cao đầu. Bên cạnh đó, chúng ta có trách nhiệm hiếu thảo, biết ơn, đền đáp công ơn cha mẹ bằng lời nói, việc làm cụ thể: phụng dưỡng cha mẹ khi về già, giúp đỡ cha mẹ về tài chính;… Hành động của chúng ta đối đáp với cha mẹ nó không chỉ thể hiện tình yêu thương, sự biết ơn mà đó còn là thước đo giá trị đạo đức của con người. Mỗi chúng ta hãy hành động đẹp đẽ để xứng đáng với truyền thống quý báu của con người Việt Nam.
Viết đoạn văn về tình cảm của con cái đối với cha mẹ
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam ta luôn sống với đạo lí lấy chữ Hiếu làm cốt. Chữ hiếu có vai trò quan trọng trong đời sống con người dù ở thời đại nào đi nữa và là một người con, chúng ta cần có trách nhiệm với cha mẹ của mình. Lòng hiếu thảo thể hiện phẩm chất đạo đức tốt mà chúng ta cần có, là nghĩa vụ mà chúng ta phải làm. Nó còn là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức của con người. Mỗi chúng ta được sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục nên người đều là nhà công lao vất vả, to lớn của cha mẹ. Khi nhận về phải biết cho đi, đề đáp những công ơn, tình cảm cao đẹp đó một cách trọn vẹn nhất. Bản thân chúng ta khi cha mẹ còn sống khỏe mạnh, phận làm con phải biết yêu thương, tôn thờ và kính trọng. Phải biết chăm sóc cha mẹ đỡ đần thuốc thang khi cha mẹ già yếu, bệnh tật. Khi chúng ta sống với lòng hiếu thảo, không chỉ khiến gia đình ta hạnh phúc mà nó còn là tiền đề quan trọng để tạo dựng tinh thần đoàn kết, lan tỏa thông điệp đạo đức tốt đẹp, tích cực ra xã hội. Tuy nhiên, trong cuộc sống xã hội hiện nay vẫn còn xuất hiện những đứa con bất hiếu, vong ơn bội nghĩa, phủi bỏ, vội vàng quên đi những tháng năm cha mẹ yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ nên người. Lại có những kẻ này còn quay ngược lại chửi mắng đánh đập, đôi khi còn tàn nhẫn hơn đó chính là giết chính cha mẹ của mình. Hoặc đôi khi có những nơi có tục lệ rất cổ hủ như khi cha mẹ già yếu thì theo tập tục thì những người con phải mang cha mẹ mang bỏ lên núi bơ vơ một mình… những con người và những hành động này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Lòng hiếu thảo là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người mà ai ai cũng nên có. Chúng ta cần yêu thương, tôn thờ, chăm sóc khi cha mẹ già yếu, bệnh tật… cha mẹ chỉ có một, những gì họ hi sinh cho ta xứng đáng nhận được sự đền đáp trọn vẹn.
Đoạn văn suy nghĩ về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ
Cha mẹ là những người có công lao và ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống của con người. Chính vì thế chúng ta cần có trách nhiệm đối với cha mẹ cho tròn đạo làm con. Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ là trách nhiệm yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ của mình trong cuộc sống hằng ngày cũng như việc chúng ta nỗ lực vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành công dân tốt, có điều kiện để phụng dưỡng cha mẹ khi về già cũng như cống hiến được những điều tốt đẹp nhất cho xã hội. Cha mẹ là những người có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta nên người, từ đó việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó. Bên cạnh đó, cách thể hiện chữ hiếu của con người đánh giá nhân phẩm của người đó, người hiếu thảo với cha mẹ là những con người đáng được tôn trọng và học tập. Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo. Sự tôn trọng, yêu thương, đền ơn đáp nghĩa của con cái đối với cha mẹ là những hành động, nghĩa cử cao đẹp xứng đáng được lan tỏa và khen ngợi. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người con chưa có hiếu, không hiểu, không coi trọng công lao của bố mẹ dành cho mình. Lại có những người phủi trách nhiệm của mình với cha mẹ, thậm chí có những hành động ngược đãi, đối xử không tốt với chính cha mẹ của mình,… Những người này đáng bị phê phán và cần thay đổi góc nhìn, cách nghĩ, cách hành động của bản thân để trở thành người con có hiếu và người công dân tốt của tổ quốc. Cuộc sống rất ngắn ngủi, cha mẹ sẽ không sống trọn đời bên ta, chúng ta cần sống và làm những việc tốt đẹp để giúp cho cuộc sống thêm tươi đẹp, trọn vẹn hơn.
Tình cảm và thái độ cần có của con cái đối với cha mẹ
Trong xã hội hiện đại, con cái luôn được bảo vệ và nâng niu dưới sự chở che của cha mẹ. Tuy nhiên, ít ai nghĩ đến việc con cái cũng có một trách nhiệm to lớn đối với cha mẹ mình. Trách nhiệm là ý thức của con người về những việc, những hành động mình cần phải làm và được người khác kỳ vọng, và đối với cha mẹ, nó bao gồm sự yêu thương và lòng biết ơn. Cha mẹ chưa từng thể hiện ở bên ngoài rằng họ yêu ta như thế nào bởi tình yêu thương ấy là sự hy sinh vô cùng vĩ đại. Họ dành cả một cuộc đời vất vả cho con cái, âm thầm chịu đựng những khó khăn mà không lấy một câu than vãn. Chính vì lẽ đó, ta có trách nhiệm phải tôn trọng, quan tâm và chăm sóc cha mẹ. Điều này không chỉ là một trách nhiệm, mà còn là một cách để thể hiện lòng biết ơn và sự tri ân đối với cha mẹ. Chúng ta có thể dành thời gian để gặp gỡ, trò chuyện và chia sẻ với cha mẹ để giúp cha mẹ cảm thấy hạnh phúc và yêu đời hơn. Ngoài ra, bản thân ta cũng cần phải cố gắng trau dồi học tập và rèn luyện. Ta trưởng thành, khôn lớn và cứng cỏi, đó cũng chính là một sự hạnh phúc của cha mẹ. Bên cạnh đó, ta cũng cần thẳng thắn phê phán những người con có thái độ sống thờ ơ, dửng dưng với cha mẹ, thậm chí là có những hành động bồng bột khiến cho cha mẹ phiền lòng. Xã hội ngoài kia có thể quay lưng với ta vì lợi ích riêng. Nhưng bố mẹ thì khác, họ vẫn luôn ở bên cạnh, dù ta có thành công hay thất bại thì tình yêu thương ấy vẫn không hề đổi thay. “Cha mẹ” là trách nhiệm vô cùng thiêng liêng và cao cả mà đôi khi chúng ta lại tưởng chừng như rất bình thường.
Viết đoạn văn về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ
Cha mẹ là những người có công lao và ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống của con người. Chính vì thế chúng ta cần có trách nhiệm đối với cha mẹ cho tròn đạo làm con. Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ là trách nhiệm yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ của mình trong cuộc sống hằng ngày cũng như việc chúng ta nỗ lực vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành công dân tốt, có điều kiện để phụng dưỡng cha mẹ khi về già cũng như cống hiến được những điều tốt đẹp nhất cho xã hội. Cha mẹ là những người có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta nên người, từ đó việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó. Bên cạnh đó, cách thể hiện chữ hiếu của con người đánh giá nhân phẩm của người đó, người hiếu thảo với cha mẹ là những con người đáng được tôn trọng và học tập. Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo. Sự tôn trọng, yêu thương, đền ơn đáp nghĩa của con cái đối với cha mẹ là những hành động, nghĩa cử cao đẹp xứng đáng được lan tỏa và khen ngợi. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người con chưa có hiếu, không hiểu, không coi trọng công lao của bố mẹ dành cho mình. Lại có những người phủi trách nhiệm của mình với cha mẹ, thậm chí có những hành động ngược đãi, đối xử không tốt với chính cha mẹ của mình,… Những người này đáng bị phê phán và cần thay đổi góc nhìn, cách nghĩ, cách hành động của bản thân để trở thành người con có hiếu và người công dân tốt của tổ quốc. Cuộc sống rất ngắn ngủi, cha mẹ sẽ không sống trọn đời bên ta, chúng ta cần sống và làm những việc tốt đẹp để giúp cho cuộc sống thêm tươi đẹp, trọn vẹn hơn.
Trình bày suy nghĩ về trách nhiệm đối với cha mẹ
Mỗi con người khi sinh ra trên cõi đời này đều là một sự may mắn mà cha mẹ mang lại, chính vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm với cha mẹ của mình. Mẹ là người sinh ra ta, chăm sóc ta từng li từng tí, lo cho ta miếng ăn giấc ngủ. Cha là người vất vả bon chen ngoài cuộc sống để lấy tiền lo cho tương lai của ta và dạy ta những bài học làm người quý giá. Từ những công lao to lớn này, mỗi người con chúng ta cần sống với sự biết ơn, tình yêu thương cha mẹ và có trách nhiệm với cha mẹ lúc họ về già. Họ dành cho chúng ta nửa cuộc đời để nuôi ta lớn, giúp ta tạo dựng tương lai, sau này giúp chúng ta chăm sóc con cái của mình. Chính vì vậy, phần đời còn lại của họ khi họ già yếu, không còn khả năng lao động, mỗi người con chúng ta hãy chăm sóc họ với tình yêu thương, sự ân cần quan tâm giống như họ đã làm cho ta. Sự yêu thương, kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc về già không chỉ giúp cho tình cảm gia đình thêm đầm ấm, gắn bó hơn mà nó còn là tấm gương cho con cái chúng ta sau này học tập theo, giúp chúng có tư duy và suy nghĩ đúng đắn. Chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc về già mang đến cho chính chúng ta những lợi ích quý báu. Chúng ta hãy là những người con hiếu thảo với cha mẹ mình để xứng đáng với công sức của họ đã vun đắp cho mình và trở thành công dân tốt của xã hội.