Trắc nghiệm GDCD 12 bài 5 (Có đáp án)

Trắc nghiệm Giáo dục công dân 12 Bài 5

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 tổng hợp 34 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án chi tiết kèm theo. Câu hỏi trắc nghiệm GDCD 12 bài 5 được biên soạn với nhiều mức độ khác nhau giúp học sinh ôn luyện kiến thức thật tốt bài Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Bài tập trắc nghiệm GDCD lớp 12 Bài 5 có bảng đáp án và gợi ý giải để em không phải mất quá nhiều thời gian học mà vô cùng hiệu quả. Qua đó biết cách ôn tập để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi giữa kì, cuối kì sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TO 34 câu Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 mời các bạn cùng đón đọc nhé.

Sơ đồ tư duy GDCD 12 bài 5

Trắc nghiệm GDCD 12 bài 5

Câu 1. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết là thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây ?

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa, giáo dục.

D. Tự do tín ngưỡng.

Đáp án: C

Câu 2. Việc đảm bảo tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện

A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

B. quyền bình đẳng giữa các công dân.

C. quyền bình đẳng giữa các vùng miền.

D. quyền bình đẳng trong công việc chung của Nhà nước.

Đáp án: A

Câu 3. Các dân tộc đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện phát triển mà không bị phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây ?

A. Bình đẳng giữa các dân tộc.

B. Bình đẳng giữa các địa phương.

C. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư.

D. Bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội.

Đáp án: A

Câu 4. Nội dung nào dưới đây nói về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa ?

A. Các dân tộc có nghĩa vụ phải sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình.

B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.

C. Các dân tộc có duy trì mọi phong tục, tập quán của dân tộc mình.

D. Các dân tộc không được duy trì những lê hộ riêng của dân tộc mình.

Đáp án: B

Câu 5. Một trong những nội dung về quyền bình đẳng giữa các dân tộc là ?

A. Truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc đều được phát huy.

B. Dân tộc ít người không nên duy trì văn hóa của dân tộc mình.

C. Mọi phong tục, tập quán của các dân tộc đều cần được duy trì.

D. Chỉ duy trì văn hóa chung của dân tộc Việt Nam, không duy trì văn hóa riêng của mỗi dân tộc.

Đáp án: A

Câu 6. Các dân tộc có quyền khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây ?

A. Kinh tế.

B. Văn hóa, giáo dục.

C. Chính trị.

D. Xã hội.

Đáp án: B

Câu 7. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm lĩnh vực nào dưới đây ?

A. Chính trị.

B. Đầu tư.

C. Kinh tế.

D. Văn hóa, xã hội.

Đáp án: B

Câu 8. Chị N và anh M thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố chị N là ông K không đồng ý và đã cản trở hai người vì chị N thoe đạo Thiên Chúa, còn anh M lại theo đạo Phật. Hành vi của ông K là biểu hiện

A. lạm dụng quyền hạn.

B. không thiện chí với các tôn giáo khác.

C. phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo.

D. không đoàn kết giữa các tôn giáo.

Đáp án: C

Câu 9. Một trong các nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc là, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam

A. đều có đại biểu của mình trong hệ thống cơ quan nhà nước.

B. đều có đại biểu bằng nhau trong các cơ quan nhà nước.

C. đều có đại biểu trong tất cả các cơ quan nhà nước ở địa phương.

D. đều có người giữ vị trí lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước.

Đáp án: A

Câu 10. Việc nhà nước ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số là thể hiện

A. các dân tộc bình đẳng về điều kiện học tập.

B. học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên hơn người dân tộc Kinh.

C. học sinh các dân tộc bình đẳng về cơ hội học tập.

D. học sinh dân tộc được quyền học tập ở mọi cấp.

Đáp án: C

Câu 11. Trong bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016, những người đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt dân tộc, tôn giáo đều tham gia bầu cử. Điều này thể hiện bình đẳng

A. về bầu cử, ứng cử.

B. về tham gia quản lý nhà nước.

C. giữa các dân tộc, tôn giáo.

D. giữa người theo đạo và người không theo đạo.

Đáp án: C

Câu 12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm nội dung nào dưới đây ?

A. Bình đẳng về chính trị.

B. Bình đẳng về xã hội.

C. Bình đẳng về kinh tế.

D. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục.

Đáp án: B

Câu 13. H và Q yêu nhau nhưng bị hai gia đình ngăn cản vì hai bên không cùng dân tộc. Trong trường họp này, gia đình H và Q đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây ?

A. Tự do cá nhân.

B. Tự do yêu đương.

C. Bình đẳng giữa các dân tộc.

D. Bình đẳng giữa các gia đình.

Đáp án: C

Câu 14. Ở nước ta bao giờ cũng có người dân tộc thiểu số đại diện cho quyền lợi của các dân tộc ít người tham gia làm đại biểu Quốc hội. Điều này thể hiện

A. Bình đẳng giữa các vùng miền.

B. Bình đẳng giữa nhân dân miền núi và miền xuôi.

C. Bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị.

D. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư.

Đáp án: C

Câu 15. Việc Nhà nước quy định tỷ lệ thích hợp nguwofi dân tộc thiểu số trong các cơ quan dân cử thể hiện quyền bình đẳng về

A. kinh tế.

B. chính trị.

C. văn hóa.

D. giáo dục.

Đáp án: B

Câu 16. Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước đôi xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, là nội dung của bình đẳng

A. giữa các tôn giáo.

B. giữa các tín ngưỡng.

C. giữa các chức sắc tộc.

D. giữa các tín đồ.

Đáp án: A

Câu 17. Việc Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số vào các trường cao đẳng, đại học là nhằm thực hiện bình đẳng

A. giữa miền ngược với miền xuôi.

B. giữa các dân tộc.

C. giữa các thành phần dân cư.

D. giữa các trường học.

Đáp án: B

Câu 18. Khi được chị H hỏi ý kiến để kết hôn, bố chị là ông K đã kịch liệt ngăn cản chị H lấy chồng khác tôn giáo với gia đình mình. Hành vi ngăn cản này của ông K đã xâm phạm quyền bình đẳng

A. giữa các địa phương

B. giữa các giáo hội.

C. giữa các tôn giáo.

D. giữa các gia đình.

Đáp án: C

Câu 19. Xã Q là một xã miền núi có đồng bảo thuộc các dân tộc khác nhau. Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện ưu đãi để các daonh nghiệp đóng trên địa bàn xã Q kinh doanh tốt, nhờ đó mà kinh tế phát triển. Đây là biểu hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào dưới đây ?

A. Bình đẳng về chủ trương

B. Bình đẳng về điều kiện kinh doanh.

C. Bình đẳng về điều kiện kinh tế.

D. Bình đẳng về cơ hội kinh doanh.

Đáp án: C

Câu 20. Việc làm nào dưới đây đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo ?

A. Tuyên truyền gia nhập đạo trong trường học.

B. Tổ chức các lớp giáo lí cho người theo đạo.

C. Cưỡng ép con cái đã thành niên theo tôn giáo mà mình đang theo.

D. Khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo.

Đáp án: B

Câu 21. Việc làm nào dưới đây Không đúng với trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng , tôn giáo ?

A. Tổ chức các hoạt động từ thiện tại địa phương.

B. Tham gia đầy đủ các hoạt động lễ hội của tôn giáo mình

C. Vận động đồng bào có đạo tham gia giữ gìn an ninh trật tự.

D. Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động chiến tranh.

Đáp án: D

Câu 22. Điều 10 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội quy định " số đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số do Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của hội đồng dân tộc của Quốc hội, bảo đảm để các thành phần dân tộc thiểu số có số đại biểu thích đáng". Quy định này hướng đến thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Chính trị

B. Kinh tế

C. Văn hóa.

D. Giáo dục

Đáp án: A

Câu 23. Trong kì bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016, những người từ đủ 18 tuổi lên không phân biệt dân tộc, tôn giáo đều tham gia bầu cử. Điều này thể hiện bình đẳng giữa

A. Những người theo đạo khác nhau.

B. Các dân tộc miền núi và đồng bằng.

C. Các dân tộc, tôn giáo.

D. Người theo đạo và người không theo đạo.

Đáp án: C

Câu 24. Anh P và chị Q thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố anh P là ông H không đồng ý và đã cản trở hai người vì anh P theo đạo phật, còn chị H lại theo đạo thiên chúa. Hành vi của ông H là biểu hiện phân biệt đối xử vì lí do

A. Dân tộc

B. Tôn giáo

C. Gia đình.

D. Phong tục

Đáp án: B

Câu 25. Khi biết con mình là G có tình cảm yêu đương với L, mẹ G đã kịch liệt phản đối vì gia đình L có tôn giáo khác với gia đình mình. Hành vi của G là đã xâm phạm quyền bình đẳng giữa các

A. Gia đình.

B. Phong tục

C. Tôn giáo

D. Dân tộc

Đáp án: C

Câu 26. Ông B đang khỏe mạnh bỗng nhiên ngã bệnh nặng. Đến trạm xá của xã khám hai lần nhưng bác sĩ vẫn chưa phát hiện được chính xác căn bệnh của ông. Ông B nên làm gì sau đây?

A. Xin chuyển viện lên tuyến trên để khám và điều trị.

B. Đi xem bói và mời thầy bói về nhà yểm bùa.

C. Tổ chức cầu kinh để trừ bệnh tật.

D. Đến miếu thiêng để xin nước thánh về uống chữa bệnh tật.

Đáp án: A

Câu 27. Các dân tộc đều có đại biểu trong hệ thống cơ quan nhà nước. Điều đó không đúng với nội dung nào dưới đây?

A. Bình đẳng về chính trị.

B. Bình đẳng về kinh tế.

C. Bình đẳng về văn hóa.

D. Bình đẳng về giáo dục.

Đáp án: B

Câu 28. Nội dung nào sau đây không thuộc quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam?

A. Quản lí Nhà nước.

B. Hội nhập quốc tế.

C. Tự do tín ngưỡng.

D. Phê chuẩn công ước.

Đáp án: D

Câu 29. Huyện X tại tỉnh Y là vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, khó khăn sinh sống đã được nhà nước có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội. Chính sách này thể hiện quyền bình đẳng nào sau đây?

A. Bình đẳng giữa các vùng miền.

B. Bình đẳng giữa các tôn giáo.

C. Bình đẳng giữa các dân tộc.

D. Bình đẳng giữa các công dân.

Đáp án: C

Câu 30. Trong ngày hội đoàn kết các dân tộc, để thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc mình, em sẽ lựa chọn trang phục nào sau đây để tham dự?

A. Trang phục hiện đại.

B. Trang phục truyền thống của dân tộc khác.

C. Trang phục truyền thống của dân tộc mình.

D. Trang phục vừa hiện đại vừa truyền thống.

Đáp án: C

Câu 31. Việc truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chức của tôn giáo được gọi là

A. hoạt động tôn giáo.

B. hoạt động tín ngưỡng.

C. hoạt động mê tín dị đoan.

D. hoạt động sùng bái.

Đáp án: A

Câu 32. Niềm tin tuyệt đối, không chứng minh vào sự tồn tại thực tế của những bản chất siêu nhiên gọi là

A. mê tín.

B. dị đoan.

C. tín ngưỡng.

D. sùng bái.

Đáp án: C

Câu 33. Tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận được gọi là

A. tổ chức tôn giáo.

B. tổ chức tín ngưỡng.

C. hoạt động tôn giáo.

D. hoạt động tín ngưỡng.

Đáp án: A

Câu 34. Nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo được nhà nước công nhận gọi là

A. cơ sở tôn giáo.

B. tổ chức tín ngưỡng.

C. hoạt động tôn giáo.

D. hoạt động tín ngưỡng.

Đáp án: A

Liên kết tải về

pdf Trắc nghiệm Giáo dục công dân 12 Bài 5
doc Trắc nghiệm Giáo dục công dân 12 Bài 5 1

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 12

GDCD 12

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK