Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 gồm 5 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc đề thi, luyện giải đề thật thành thạo.
Với 5 Đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lí 6 CTST, còn giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề kiểm tra cuối học kì 1 năm 2023 - 2024 cho học sinh theo chương trình mới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên, Công nghệ 6. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo
1. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 1
1.1. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
A. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1. Trái đất tự quay quanh trục theo hướng từ
A. bắc xuống nam.
B. nam lên bắc.
C. tây sang đông.
D. đông sang tây.
Câu 2. Thời gian Trái đất chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời là
A. 24 giờ.
B. 365 ngày 6 giờ.
C. 365 ngày.
D. 30 ngày.
Câu 3. Độ dày của lớp vỏ Trái đất là
A. 1000 km.
B. 2900 km.
C. 5 – 70 km.
D. 3400 km.
Câu 4. Trạng thái vật chất của lớp nhân Trái đất là
A. rắn chắc.
B. từ lỏng đến rắn.
C. từ quánh dẻo đến rắn.
D. quánh dẻo.
Câu 5. Trong các đối tượng sau, đối tượng nào là khoáng sản?
A. Nhựa.
B. Gỗ.
C. Xi măng.
D. Cát.
Câu 6. Các mỏ khoáng sản: đồng, bô xít, vàng... là các mỏ khoáng sản
A. Năng lượng.
B. Kim loại đen.
C. Kim loại màu.
D. Phi kim loại.
Câu 7. Các hiện tượng thời tiết như mây, mưa, sấm, sét…xảy ra ở tầng khí quyển nào?
A. Tầng đối lưu.
B. Tầng bình lưu.
C. Các tầng cao khí quyển.
D. Ở tất cả các tầng.
Câu 8. Gió Tây ôn đới được phân bố ở khu vực nào sau đây?
A. Áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo.
B. Áp thấp ôn đới về áp cao cận chí tuyến.
C. Áp cao cực về áp thấp ôn đới.
D. Áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.
B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
a) Trình bày nguyên nhân của hiện tượng núi lửa, động đất. (1 điểm)
b) Nếu đang trong nhà mà có động đất xảy ra, em sẽ làm gì để bảo vệ mình? (1 điểm)
Câu 2 (1 điểm)
a) Hãy nêu vai trò của hơi nước đối với tự nhiên và đời sống. (0,5 điểm)
b) Nêu những việc em có thể làm để góp phần gia tăng lượng khí ôxi trong không khí (0,5 điểm)
1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm/8 câu)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | B | C | B | D | C | A | D |
(Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
1 (2 điểm) | a) Trình bày nguyên nhân của hiện tượng núi lửa, động đất. (1,0 điểm) | |
- Núi lửa: Do mac – ma từ trong lòng Trái đất theo các khe nứt của vỏ Trái đất phun trào lên bề mặt đất. | 0,5 | |
- Động đất: Do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái đất. | 0,5 | |
b) Nếu đang trong nhà mà có động đất xảy ra, em sẽ làm gì để bảo vệ mình? (1 điểm) | ||
- Em nên chui xuống gầm bàn, gầm giường hoặc tìm góc phòng để đứng; tránh xa cửa kính và những vật có thể rơi; sử dụng chăn màn, quần áo… để bảo vệ đầu và mặt; nếu mất điện thì sử dụng đèn pin, không sử dụng diêm hay nến vì có thể gây hỏa hoạn. |
1
| |
2 (1điểm) | a) Vai trò của hơi nước đối với tự nhiên và đời sống (0,5 điểm) - Hơi nước chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong không khí nhưng có vai trò rất quan trọng, là nguồn gốc sinh ra sương, mây, mưa…là cơ sở của lớp nước trên Trái đất. | 0,5 |
b) Những việc em có thể làm để góp phần gia tăng lượng khí ôxi trong không khí (0,5 điểm) (HS nêu được ít nhất 2 hành động thiết thực) | ||
- Không vứt giấy rác bừa bãi, hạn chế đốt giấy rác, rơm rạ. - Tích cực trồng và bảo vệ cây xanh …. | 0,5 |
1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết (TNKQ) | Thông hiểu (TL) | Vận dụng (TL) | Vận dụng cao (TL) |
| |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL |
| |||
1 | TRÁI ĐẤT – HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI (0,5 điểm = 5%) | – Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời – Hình dạng, kích thước Trái Đất – Chuyển động của Trái Đất và hệ quả địa lí | 2 (0,5đ) | 2 câu = 5% = 0,5điểm | |||||||
2 | CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT (3 điểm = 30%) | – Cấu tạo của Trái Đất – Các mảng kiến tạo – Hiện tượng động đất, núi lửa và sức phá hoại của các tai biến thiên nhiên này – Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi – Các dạng địa hình chính – Khoáng sản | 4 (1đ) | ½ (1đ) | ½ (1đ) | 5 câu= 30 % =3điểm | |||||
| KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (1,5 điểm = 15%) | – Các tầng khí quyển. Thành phần không khí. – Các khối khí. Khí áp và gió. – Nhiệt độ và mưa. Thời tiết, khí hậu – Sự biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó. | 2 (0,5đ) | ½ (0,5đ) | ½ (0,5đ) | 3 câu= 15 % =1,5điểm | |||||
Tỉ lệ | 20% | 15% | 10% | 5% |
1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
TT | Chương/Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | Tổng số câu/ Tỉ lệ % | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||
1 | TRÁI ĐẤT – HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI | – Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời – Hình dạng, kích thước Trái Đất – Chuyển động của Trái Đất và hệ quả địa lí | Nhận biết – Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. – Mô tả được hình dạng, kích thước Trái Đất. – Mô tả được chuyển động của Trái Đất: quanh trục và quanh Mặt Trời. Thông hiểu – Nhận biết được giờ địa phương, giờ khu vực (múi giờ). – Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau – Trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. Vận dụng – Mô tả được sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến. – So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.
| 2 TN | 2 câu = 0,5 đ = 5% | |||
2 | CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT | – Cấu tạo của Trái Đất – Các mảng kiến tạo – Hiện tượng động đất, núi lửa và sức phá hoại của các tai biến thiên nhiên này – Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi – Các dạng địa hình chính – Khoáng sản | Nhận biết – Trình bày được cấu tạo của Trái Đất gồm ba lớp. – Trình bày được hiện tượng động đất, núi lửa – Kể được tên một số loại khoáng sản. Thông hiểu – Nêu được nguyên nhân của hiện tượng động đất và núi lửa. – Phân biệt được quá trình nội sinh và ngoại sinh: Khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, kết quả. – Trình bày được tác động đồng thời của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi. Vận dụng – Xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp của hai mảng xô vào nhau. – Phân biệt được các dạng địa hình chính trên Trái Đất: Núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng. – Đọc được lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản. - Biết cách ứng phó khi có động đất và núi lửa. Vận dụng cao – Tìm kiếm được thông tin về các thảm hoạ thiên nhiên do động đất và núi lửa gây ra. | 4 TN | 1TL(a) | 1TL(b) | 6 câu = 3 đ = 30% | |
3 | KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU | – Các tầng khí quyển. Thành phần không khí – Các khối khí. Khí áp và gió – Nhiệt độ và mưa. Thời tiết, khí hậu – Sự biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó. | Nhận biết – Mô tả được các tầng khí quyển, đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu; – Kể được tên và nêu được đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm của một số khối khí. – Trình bày được sự phân bố các đai khí áp và các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất. – Trình bày được sự thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo vĩ độ. Thông hiểu - Hiểu được vai trò của oxy, hơi nước và khí cacbonic đối với tự nhiên và đời sống. – Trình bày được khái quát đặc điểm của một trong các đới khí hậu: ranh giới, nhiệt độ, lượng mưa, chế độ gió. – Nêu được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu. – Mô tả được hiện tượng hình thành mây, mưa. Vận dụng – Biết cách sử dụng nhiệt kế, ẩm kế, khí áp kế. Vận dụng cao – Phân tích được biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa; xác định được đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm trên bản đồ khí hậu thế giới. – Trình bày được một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. | 2TN | 1TL(a) | 1TL(b) | 4 câu = 1,5 đ = 15% | |
Tổng số câu |
| 8 câu TNKQ | 2 câu TL (a -Câu 1 a- Câu 2) | 1 câu TL (b - Câu 1) | 1 câu TL (b - Câu 2) | 12 | ||
Tỉ lệ % |
| 20 | 15 | 10 | 5 | 50 | ||
Tỉ lệ chung |
| 35 | 15 | 50 |
2. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 2
2.1. Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
UBND HUYỆN…… | KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I |
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng trong các câu sau
Câu 1. Một thiên niên kỉ là bao nhiêu năm?
A. 10 năm.
B. 100 năm.
C. 1000 năm.
D. 10 000 năm.
Câu 2. Những dấu tích nào sau đây của người tối cổ được tìm thấy tại Đông Nam Á?
A. Công cụ và vũ khí bằng đồng.
B. Di cốt hóa thạch và công cụ bằng đá.
C. Di cốt hóa thạch và vũ khí bằng sắt.
D. Đồ gốm và vũ khí bằng đồng thau.
Câu 3. Kim loại đầu tiên được con người phát hiện và sử dụng là gì?
A. Sắt.
B. Nhôm.
C. Đồng đỏ.
D. Đồng thau.
Câu 4. Phát minh nào sau đây là của người Trung Quốc thời kì cổ đại?
A. Bê tông.
B. Chữ số 0.
C. Chữ La-tinh.
D. Kĩ thuật làm giấy.
Câu 5. Người đứng đầu nhà nước Lưỡng Hà cổ đại được gọi là
A. En-xi.
B. Thiên tử.
C. Pha-ra-ông.
D. Thiên hoàng.
Câu 6. Thành bang nào sau đây có hình thức nhà nước dân chủ tiêu biểu ở Hy Lạp cổ đại?
A. Bi-dan-tin.
B. Mi-lê.
C. Xpác.
D. A-ten.
Câu 7. Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại là
A. đền Pác-tê-nông.
B. vườn treo Ba-bi-lon.
C. đấu trường Cô-lô-sê.
D. Vạn Lí trường thành.
Câu 8. Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại ở La Mã dưới thời Ốc-ta-vi-út là gì?
A. Dân chủ cộng hòa.
B. Nhà nước đế chế.
C. Cộng hòa Tổng thống.
D. Quân chủ lập hiến.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm): Việc tìm ra kim loại và phát minh công cụ lao động bằng kim loại đã tác động như thế nào đến sự chuyển biến kinh tế, xã hội ở thời Nguyên thủy?
Câu 2. (1,5 điểm):
a. Nhận xét tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại.
b. Em hãy nêu tên của công trình kiến trúc trong hình vẽ bên? Với di sản văn hóa tiêu biểu trên, em sẽ làm gì để bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa thế giới?
2.2. Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm):
Lựa chọn đáp án đúng
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm (0,25 điểm x 8 câu = 2,0 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | B | C | D | A | D | A | B |
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
Câu 1 (1,5 đ) | * Những chuyển biến về kinh tế, xã hội vào cuối thời nguyên thủy: - Kinh tế: kim loại xuất hiện, được con người sử dụng làm công cụ lao động, thuận lợi cho việc khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, xuất hiện nghề luyện kim, chế tạo vũ khí,....của cải có sự dư thừa… - Xã hội: Có sự phân hóa giàu nghèo và có sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội giai cấp: thống trị và bị trị. |
0,75
0,75 |
Câu 2 (1,5 đ) | a, Tác động của điều kiện tự nhiên: - Thứ nhất, tác động tới sự hình thành nhà nước: + Do đất đai canh tác xấu, công cụ bằng đồng không có tác dụng mà phải đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả => có sản phẩm dư thừa, khi đó mới xuất hiện tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã hội. + Do lãnh thổ bị chia cắt nên khó có điều kiện tập trung đông dân cư - Thứ hai, tác động tới đời sống kinh tế: + Đất đai ít, khô cứng nên kinh tế nông nghiệp không phát triển mạnh. + Giàu tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là có vị trí địa lí thuận lợi (ven biển) nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp rất phát triển. - Thứ ba, tác động tới sự phát triển của văn hóa: vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa. b, - Đấu trường La Mã. - HS nêu những việc làm cụ thể để bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa thế giới. |
0,5
0,25
0,25
0,25 0,25 |
2.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
TT | Chương/chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng% điểm | |||||||
Nhận biết (TNKQ) | Thông hiểu(TL) | Vận dụng(TL) | Vận dụng cao(TL) | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Chủ đề: Tại sao cần học lịch sử? | Thời gian trong lịch sử | 1 | 2,5% | |||||||
2 | Chủ đề: Thời nguyên thủy Chủ đề: Thời nguyên thủy | Nguồn gốc loài người | 1 | 2,5% | |||||||
Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp và sự chuyển biến, phân hóa của xã hội nguyên thuỷ | 1 | 1 | 17,5% | ||||||||
3 | Chủ đề: Các quốc gia cổ đại | Trung Quốc | 1 | 2,5% | |||||||
Lưỡng Hà | 1 | 2,5% | |||||||||
Hi Lạp – La Mã | 3 | 1/2 | 1/2 | 22,5% | |||||||
Tổng | 8 |
|
| 1 |
| 1/2 |
| 1/2 | 5,0 | ||
Tỉ lệ % | 20% | 15% | 10% | 5% | 50 | ||||||
Tỉ lệ chung | 35% | 15% | 50 |
2.4. Bản mô tả đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử- Địa lí 6
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu
| Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Chủ đề: Tại sao cần học lịch sử? | Thời gian trong lịch sử | – Nêu được một số khái niệm thời gian trong lịch sử: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, sau Công nguyên, âm lịch, dương lịch,… | 1 | |||
2 | Chủ đề: Thời nguyên thủy | Nguồn gốc loài người | – Kể được tên được những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt Nam. | 1 | |||
Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp và sự chuyển biến, phân hóa của xã hội nguyên thuỷ | – Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại đối với sự chuyển biến và phân hóa từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp. - Phân tích những chuyển biến về kinh tế, xã hội vào cuối thời nguyên thủy? | 1 | 1 | ||||
3 | Chủ đề: Các quốc gia cổ đại | Trung Quốc | – Nêu được những thành tựu cơ bản của nền văn minh Trung Quốc | 1 | |||
Lưỡng Hà | – Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà. | 1 | |||||
Hi Lạp – La Mã | – Trình bày được tổ chức nhà nước thành bang, nhà nước đế chế ở Hy Lạp và La Mã - Nhận xét tác động về điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã. - Liên hệ được một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã có ảnh hưởng đến hiện nay | 3 | 1/2 | 1/2 | |||
3 | Chủ đề | ||||||
Tổng | 8 câu TNKQ | 1 câu TL | 1 câu (a) TL | 1 câu (b) TL | |||
Tỉ lệ % |
| 20 | 15 | 10 | 5 | ||
Tỉ lệ chung | 35 | 15 |
3. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 3
3.1. Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
TRƯỜNG……..
| ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023 - 2024 |
Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng trong những câu sau (Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm)
I. ĐỊA LÍ
Câu 1. Trái Đất có dạng hình gì?
A. Hình tròn.
B. Hình vuông.
C. Hình cầu.
D. Hình bầu dục.
Câu 2. Trái Đất có bán kính ở Xích đạo là
A. 6387 km.
B. 6356 km.
C. 6378 km.
D. 6365 km.
Câu 3. Đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) làm thành một góc
A. 23027’.
B. 27023’.
C. 66033’.
D. 33066’.
Câu 4. Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau?
A. 21 giờ.
B. 23 giờ.
C. 24 giờ.
D. 22 giờ.
Câu 5. So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc
A. 23027’.
B. 56027’.
C. 66033’.
D. 32027’.
Câu 6. Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng nào sau đây?
A. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.
B. Hiện tượng mùa trong năm.
C. Ngày đêm nối tiếp nhau.
D. Sự lệch hướng chuyển động.
Câu 7. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể là hệ quả của chuyển động nào sau đây?
A. Chuyển động xung quanh các hành tinh của Trái Đất.
B. Sự chuyển động tịnh tiến của Trái Đất.
C. Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
D. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau là do
A. Ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào.
B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.
C. Các thế lực siêu nhiên và thần linh hỗ trợ tạo nên.
D. Trục Trái Đất nghiêng trên một mặt phẳng quỹ đạo.
Câu 9. Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục những địa điểm nào sau đây không thay đổi vị trí?
A. Hai cực.
B. Hai chí tuyến.
C. Xích đạo.
D. Vòng cực.
Câu 10. Ở bán cầu Bắc từ ngày 23/9 đến ngày 21/3 hiện tượng ngày và đêm diễn ra thế nào?
A. Ngày ngắn hơn đêm.
B. Ngày và đêm khác nhau.
C. Ngày dài hơn đêm.
D. Ngày và đêm bằng nhau.
Câu 11. Từ hai cực đi về Xích đạo, chênh lệch giữa ngày và đêm có đặc điểm nào sau đây?
A. Càng tăng.
B. Khác nhau theo mùa.
C. Càng giảm. D. Tùy theo mỗi nửa cầu.
Câu 12. Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian nào sau đây?
A. Một ngày đêm.
B. Một năm.
C. Một tháng.
D. Một mùa.
Câu 13. Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?
A. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.
B. Ở 2 cực và vùng ôn đới.
C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.
D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo.
Câu 14. Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?
A. Ngày 22/6 và ngày 22/12.
B. Ngày 21/3 và ngày 23/9.
C. Ngày 22/6 và ngày 22/12.
D. Ngày 22/3 và ngày 22/9.
Câu 15. Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban ngày diễn ra thế nào?
A. Khó xác định.
B. Dài nhất.
C. Bằng ban đêm.
D. Ngắn nhất.
Câu 16. Khu vực nào sau đây có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm trong một năm?
A. Vòng cực.
B. Cực.
C. Chí tuyến.
D. Xích đạo.
II. LỊCH SỬ
Câu 17. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, con người tình cờ phát hiện ra kim loại nào?
A. Sắt.
B. Chì.
C. Bạc.
D. Đồng đỏ.
Câu 18. Xã hội nguyên thủy ở Việt Nam có những chuyển biến quan trọng vào thời gian nào?
A. Hơn 5000 năm TCN.
B. Hơn 4000 năm TCN.
C. Hơn 3000 năm TCN.
D. Hơn 2000 năm TCN.
Câu 19. Các nền văn hóa gắn với thời kì chuyển biến của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam là
A. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.
B. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Óc Eo.
C. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Núi Đọ.
D. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Hoa Lộc.
Câu 20. Công cụ lao động bằng chất liệu nào đã giúp người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú?
A. Đá.
B. Gỗ.
C. Kim loại.
D. Nhựa.
Câu 21. Những nhà nước cổ đại đầu tiên của Trung Quốc đã ra đời trên vùng đất màu mỡ của hai con sông nào?
A. Sông Ấn và sông Hằng.
B. Sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát.
C. Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang. D. Sông Mã và sông Cả.
Câu 22. Thời cổ đại ở Trung Quốc kéo dài khoảng bao nhiêu năm?
A. Khoảng 2000 năm.
B. Khoảng 3000 năm.
C. Khoảng 4000 năm.
D. Khoảng 5000 năm.
Câu 23. Thời cổ đại ở Trung Quốc gắn với ba triều đại nối tiếp nhau là nhà Hạ, nhà Thương và
A. nhà Hán.
B. nhà Tùy.
C. nhà Đường.
D. nhà Chu.
Câu 24. Ai là người đã thống nhất Trung Quốc?
A. Lã Bất Vi.
B. Thương Ưởng.
C. Triệu Cơ.
D. Tần Doanh Chính.
Câu 25. Từ năm 221 TCN – 206 TCN là thời gian tồn tại của triều đại nào ở Trung Quốc?
A. Nhà Hán.
B. Nhà Tần.
C. Nhà Đường.
D. Nhà Tùy.
Câu 26. Trường phái tư tưởng nổi bật ở Trung Quốc cổ đại là gì?
A. Lão giáo.
B. Công giáo.
C. Nho gia.
D. Phật giáo.
Câu 27. Chữ viết của người Trung Quốc là
A. chữ tượng thanh.
B. chữ tượng hình.
C. chữ hình nêm.
D. chữ Phạn.
Câu 28. Đâu là phát minh của người Trung Quốc?
A. Kĩ thuật làm giấy.
B. Chữ số 0.
C. Chữ La-tinh.
D. Bê tông.
Câu 29. Lãnh thổ Hy Lạp cổ đại chủ yếu nằm ở phía nam
A. bán đảo Đông Dương.
B. bán đảo Ban-căng.
C. đảo Phú Quý.
D. đảo Phú Quốc.
Câu 30. Cảng biển nổi tiếng nhất của Hy Lạp cổ đại là
A. cảng Hamburg.
B. cảng Rotterdam.
C. cảng Antwerp.
D. cảng Pi-rê (Piraeus).
Câu 31. Hệ thống chữ viết của người Hy Lạp cổ đại gồm bao nhiêu chữ cái?
A. 22 chữ cái.
B. 23 chữ cái.
C. 24 chữ cái.
D. 25 chữ cái.
Câu 32. Đâu là kiệt tác kiến trúc của Hy Lạp cổ đại?
A. Đền A-tê-na.
B. Nhà hát Đi-ô-ni-xốt.
C. Tượng thần Zeus.
D. Đền Pác-tê-nông.
Câu 33. Nơi phát sinh ban đầu của La Mã cổ đại là
A. bán đảo I-ta-li-a.
B. bán đảo Ả rập.
C. đảo Greenland.
D. đảo Madagascar.
Câu 34. Hình thức nhà nước ban đầu của La Mã cổ đại là gì?
A. Nhà nước cộng hòa không có vua.
B. Nhà nước cộng hòa có vua.
C. Nhà nước dân chủ.
D. Nhà nước phong kiến.
Câu 35. Hệ thống chữ La-tinh đã ra đời trên cơ sở tiếp thu chữ cái của người
A. Ai Cập.
B. Ấn Độ.
C. Lưỡng Hà.
D. Hy Lạp.
Câu 36. Hệ thống chữ La-tinh bao gồm 26 chữ cái là nền tảng cho hơn
A. 100 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.
B. 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.
C. 300 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.
D. 400 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.
Câu 37. Chữ số của người La Mã có mấy chữ cái cơ bản?
A. 4 chữ cái cơ bản.
B. 5 chữ cái cơ bản.
C. 6 chữ cái cơ bản.
D. 7 chữ cái cơ bản.
Câu 38. Người La Mã đã xây dựng được những công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga nhờ phát minh ra
A. sắt.
B. thép.
C. gạch.
D. bê tông.
Câu 39. Biểu tượng của La Mã cổ đại là gì?
A. Quảng trường Rô-ma.
B. Đường Áp-pi-a.
C. Chữ cái La-tinh.
D. Chữ số La Mã.
Câu 40. La Mã đã chuyển sang hình thức nhà nước đế chế từ năm nào?
A. Năm 25 TCN.
B. Năm 26 TCN.
C. Năm 27 TCN.
D. Năm 28 TCN.
3.2. Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
1 | C. Hình cầu. | 0,25 |
2 | C. 6378 km. | 0,25 |
3 | A. 23027’. | 0,25 |
4 | C. 24 giờ. | 0,25 |
5 | C. 66033’. | 0,25 |
6 | B. Hiện tượng mùa trong năm. | 0,25 |
7 | D. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. | 0,25 |
8 | B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục. | 0,25 |
9 | A. Hai cực. | 0,25 |
10 | A. Ngày ngắn hơn đêm. | 0,25 |
11 | C. Càng giảm. | 0,25 |
12 | A. Một ngày đêm. | 0,25 |
13 | D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo. | 0,25 |
14 | B. Ngày 21/3 và ngày 23/9. | 0,25 |
15 | B. Dài nhất. | 0,25 |
16 | B. Cực. | 0,25 |
17 | D. Đồng đỏ. | 0,25 |
18 | B. Hơn 4000 năm TCN. | 0,25 |
19 | A. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun. | 0,25 |
20 | C. Kim loại. | 0,25 |
21 | C. Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang. | 0,25 |
22 | A. Khoảng 2000 năm. | 0,25 |
23 | D. nhà Chu. | 0,25 |
24 | D. Tần Doanh Chính. | 0,25 |
25 | B. Nhà Tần. | 0,25 |
26 | C. Nho gia. | 0,25 |
27 | B. chữ tượng hình. | 0,25 |
28 | A. Kĩ thuật làm giấy. | 0,25 |
29 | B. bán đảo Ban-căng. | 0,25 |
30 | D. Cảng Pi-rê (Piraeus). | 0,25 |
31 | C. 24 chữ cái. | 0,25 |
32 | D. Đền Pác-tê-nông. | 0,25 |
33 | A. bán đảo I-ta-li-a. | 0,25 |
34 | A. Nhà nước cộng hòa không có vua. | 0,25 |
35 | D. Hy Lạp. | 0,25 |
36 | B. 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay. | 0,25 |
37 | D. 7 chữ cái cơ bản. | 0,25 |
38 | D. bê tông. | 0,25 |
39 | A. Quảng trường Rô-ma. | 0,25 |
40 | C. Năm 27 TCN. | 0,25 |
3.3. Ma trận đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Sáng tạo | Cộng |
1. Địa Lí: Vị trí Trái Đất trong hệ mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất. | Biết được: Hình dạng và kích thước của Trái Đất; Bán kính của Trái Đất ở Xích đạo. | ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | Số câu: 2 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 2 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | |||
2. Địa Lí: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả. | Biết được: Giờ địa phương; Giờ khu vực. | - Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục. - Mô tả được sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến. | Nhận xét được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất. | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | Số câu: 2 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 6 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% | Số câu: 2 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 10 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25% | |
3. Địa Lí: Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả. | . | Trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. | Phân biệt được hiện tượng các mùa. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | Số câu: 2 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 2 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | ||
4. Lịch sử: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp | Biết được: - Khoảng thiên niên kỉ IV TCN, con người tình cờ phát hiện ra kim loại. - Các nền văn hóa gắn với thời kì chuyển biến của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam. | - Hiểu được: Xã hội nguyên thủy ở Việt Nam có những chuyển biến quan trọng | - Nhận xét được: Công cụ lao động bằng kim loại đã giúp người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú. | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | Số câu: 2 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỉ lệ: 2,5% | Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỉ lệ: 2,5% | Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | |
5. Lịch sử: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII | Biết được: - Những nhà nước cổ đại đầu tiên của Trung Quốc đã ra đời. - Tần Thủy Hoàng là người đã thống nhất Trung Quốc. - Thời gian tồn tại của Triều đại nhà Tần. - Chữ viết của người Trung Quốc là chữ tượng hình. | Phân tích được: - Thời cổ đại ở Trung Quốc gắn với ba triều đại nối tiếp nhau. - Thời cổ đại ở Trung Quốc. - Trường phái tư tưởng nổi bật ở Trung Quốc cổ đại. - Người Trung Quốc phát minh ra kĩ thuật làm giấy. | |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 8 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | ||
6. Lịch sử: Hy Lạp cổ đại | Biết được: Lãnh thổ Hy Lạp cổ đại; Cảng biển nổi tiếng nhất của Hy Lạp cổ đại. | Phân tích được: Kiệt tác kiến trúc của Hy Lạp cổ đại. | Nhận xét được: Hệ thống chữ viết của người Hy Lạp cổ đại. | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | Số câu: 2 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỉ lệ: 2,5% | Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỉ lệ: 2,5% | Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | |
7. Lịch sử: La Mã cổ đại | Hiểu được: - Biểu tượng của La Mã cổ đại. - Hình thức nhà nước đế chế. - Hệ thống chữ La-tinh bao gồm 26 chữ cái. | Phân tích được: - Chữ số của người La Mã. - Người La Mã đã phát minh ra bê tông. - Nơi phát sinh ban đầu của La Mã cổ đại. - Hình thức nhà nước ban đầu của La Mã cổ đại. - Hệ thống chữ La-tinh. | |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | Số câu: 3 Số điểm: 0,75 Tỉ lệ: 7,5% | Số câu: 5 Số điểm: 1,25 Tỉ lệ: 12,5% | Số câu: 8 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | ||
Tổng số câu Tổng số điểm Tổng % | Số câu: 12 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% | Số câu: 12 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% | Số câu: 12 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% | Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 40 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% |
.....
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2023 - 2023 sách Chân trời sáng tạo