Mẫu đánh giá học sinh Tiểu học theo Thông tư 27 gồm 9 mẫu bảng tổng hợp đánh giá giáo dục giữa học kì 1, cuối học kì 1, cuối học kì 2 dùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5 theo Thông tư 27 mới nhất.
Đồng thời, còn có cả hướng dẫn ghi bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục theo Thông tư 27 rất chi tiết, rõ ràng, cùng cách lưu trữ bảng tổng kết, giúp thầy cô dễ dàng hoàn thiện sổ sách học kì 1 năm 2023 - 2024. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo mẫu học bạ, cách viết học bạ theo quy định mới nhất.
Cụ thể 9 mẫu như sau:
- Mẫu 1: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục giữa học kì - Dùng cho lớp 1, 2
- Mẫu 2: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục cuối học kì 1 - Dùng cho lớp 1, 2
- Mẫu 3: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục cuối học kì 2 - Dùng cho lớp 1, 2
- Mẫu 4: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục giữa học kì - Dùng cho lớp 3
- Mẫu 5: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục cuối học kì 1 - Dùng cho lớp 3
- Mẫu 6: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục cuối học kì 2- Dùng cho lớp 3
- Mẫu 7: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục giữa học kì - Dùng cho lớp 4, 5
- Mẫu 8: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục cuối học kì 1- Dùng cho lớp 4, 5
- Mẫu 9: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục cuối học kì 2- Dùng cho lớp 4, 5
Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục Tiểu học
Bảng tổng hợp kết quả đánh giá lớp 1, 2
Bảng tổng hợp kết quả đánh giá lớp 3
Bảng tổng hợp kết quả đánh giá lớp 4, 5
Hướng dẫn ghi bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục theo Thông tư 27
1. Phần tiêu đề
Điền đủ thông tin vào chỗ chấm, trong đó đối với mẫu 1, 4 và 7 cần ghi thời điểm đánh giá giữa học kì I hay giữa học kì II.
2. Phần "Môn học và hoạt động giáo dục"
- Đối với mẫu 1 và 4: Trong cột tương ứng với từng môn học hoặc hoạt động giáo dục: ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt", H nếu học sinh đạt mức "Hoàn
thành" hoặc C nếu học sinh ở mức "Chưa hoàn thành".
- Đối với các mẫu 2-9:
+) Trong cột “Mức đạt được” tương ứng với từng môn học hoặc hoạt động giáo dục: ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt", H nếu học sinh đạt mức "Hoàn
thành" hoặc C nếu học sinh ở mức "Chưa hoàn thành".
+) Trong cột "Điểm KTĐK" đối với các môn có bài kiểm tra định kì: ghi điểm số của bài kiểm tra; đối với học sinh được kiểm tra lại, ghi điểm số của bài kiểm tra lần cuối.
3. Phần "Phẩm chất chủ yếu" và "năng lực cốt lõi"
Trong cột tương ứng với từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi (năng lực chung và năng lực đặc thù ): ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức "Tốt", Đ nếu học sinh đạt mức
"Đạt" hoặc C nếu học sinh ở mức "Cần cố gắng"
Ví dụ: Đi học đầy đủ, đúng giờ, mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân; biết giữ lời hứa; tôn trọng và biết giúp đỡ mọi người;..
- Trong cột "năng lực cốt lõi": ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế hoặc khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số năng lực chung, năng lực đặc thù của học sinh.
Ví dụ: Biết vệ sinh thân thể, ăn mặc gọn gàng; chủ động, phối hợp trong học tập; có khả năng tự học; ...; sử dụng ngôn ngữ lưu loát trong cuộc sống và học tập, biết tư duy, lập luận và giải quyết được một số vấn đề toán học quen thuộc;...
4. Phần "Xếp loại chất lượng giáo dục", "Khen thưởng", "Hoàn thành chương trình lớp học", "Lên lớp" (trong mẫu 3, 6 và 9 )
Đánh dấu "X" vào các ô tương ứng với mức xếp loại của từng học sinh và đối với mỗi học sinh được khen thưởng, hoàn thành chương trình lớp học, lên lớp.
5. Phần "Ghi chú"
Ghi những lưu ý đặc biệt (nếu có). Chẳng hạn như: học sinh thuộc diện ưu tiên; học sinh khuyết tật;…
Quy định về tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục Tiểu học
Vào các thời điểm như giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học thì giáo viên dạy bộ môn sẽ căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về môn học, hoạt động giáo dục để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của từng học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp. Sau đó, giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
Cuối năm học, căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi, giáo viên chủ nhiệm thực hiện:
- Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo bốn mức:
- Hoàn thành xuất sắc: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên;
- Hoàn thành tốt: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;
- Hoàn thành: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên;
- Chưa hoàn thành: Những học sinh không thuộc các đối tượng trên.
- Ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá giáo dục và các thành tích của học sinh được khen thưởng trong năm học vào Học bạ.
Thầy cô sẽ phải lập một bộ hồ sơ đánh giá bởi hồ sơ đánh giá chính là minh chứng cho quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh; là thông tin để tăng cường sự phối hợp giáo dục học sinh giữa giáo viên, nhà trường với cha mẹ học sinh.
Theo đó, hồ sơ đánh giá từng năm học của mỗi học sinh gồm Học bạ (theo Phụ lục 1 được đính kèm) và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp (theo Phụ lục 2 được đính kèm). Trong đó:
- Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của các lớp được lưu trữ tại nhà trường theo quy định.
- Học bạ được nhà trường lưu trữ trong suốt thời gian học sinh học tại trường, được giao cho học sinh khi hoàn thành chương trình tiểu học hoặc chuyển trường.
Lưu trữ bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hồ sơ đánh giá
1. Hồ sơ đánh giá là minh chứng cho quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh; là thông tin để tăng cường sự phối hợp giáo dục học sinh giữa giáo viên, nhà trường với cha mẹ học sinh.
2. Hồ sơ đánh giá từng năm học của mỗi học sinh gồm Học bạ (theo Phụ lục 1 được đính kèm) và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp (theo Phụ lục 2 được đính kèm).
a) Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của các lớp được lưu trữ tại nhà trường theo quy định.
b) Học bạ được nhà trường lưu trữ trong suốt thời gian học sinh học tại trường, được giao cho học sinh khi hoàn thành chương trình tiểu học hoặc chuyển trường.
Theo như quy định trên, bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của các lớp được lưu trữ tại nhà trường theo quy định.