Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 8 Cánh diều năm 2023 - 2024 tuyển chọn 5 đề thi giữa kì 1 có ma trận, đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 1 GDCD 8 Cánh diều quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.
TOP 5 Đề thi giữa kì 1 GDCD 8 Cánh diều được biên soạn rất đa dạng gồm cả cấu trúc đề 60% tự luận kết hợp 40% trắc nghiệm, 30% trắc nghiệm kết hợp 70% tự luận với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 5 đề thi giữa kì 1 GDCD 8 Cánh diều năm 2023 - 2024 mời các bạn cùng theo dõi.
Đề thi giữa kì 1 GDCD 8 Cánh diều (Có đáp án, ma trận)
Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 8 Cánh diều - Đề 1
Đề thi giữa học kì 1 GDCD 8
I. Phần trắc nghiệm (3.0 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời em cho là đúng nhất:
Câu 1. Để rèn luyện sự cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động, em cần tránh điều nào sau đây?
A. Tích cực tìm hiểu những điều mình chưa biết.
B. Tự giác giúp bố mẹ làm việc nhà.
C. Thực hiện đúng thời gian biểu hàng ngày.
D. Đợi bố mẹ nhắc nhở mới học bài.
Câu 2: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?
A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh X thường bỏ cuộc.
B. Anh Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ 18 tuổi.
C. Bạn A luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.
D. Chị P được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc vì sự chăm chỉ và sáng tạo.
Câu 3: Các hành vi vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức là?
A. Con cháu kính trọng ông bà.
B. Con cái đánh chửi cha mẹ.
C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.
D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
Câu 4: Hát quan họ là nét đẹp truyền thống của tỉnh nào sau đây?
A. Hải Phòng.
B. Hà Nội.
C. Bắc Ninh.
D. Hải Dương.
Câu 5.Ngày nay, thế hệ trẻ chỉ quan tâm đến nhạc nước ngoài như: Nhạc Hàn Quốc, nhạc Anh, nhạc Trung…và bài trừ thậm chí ghét bỏ các loại nhạc truyền thống của dân tộc như: hát cải lương, hát xoan, hát quan họ.Việc làm đó nói lên điều gì?
A. Các bạn trẻ không tôn trọng dân tộc mình.
B. Các bạn trẻ tôn trọng dân tộc mình.
C. Các bạn trẻ sống vô tâm.
D. Các bạn trẻ sống vô trách nhiệm.
Câu 6: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc có vai trò như thế nào đối với nước ta trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc?
A. Điều kiện.
C. Động lực
B. Tiền đề.
D. Đòn bẩy.
Câu 7 Việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác phải chú ý đến điều gì?
A. Học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với bản sắc dân tộc mình.
B. Học hỏi cả mặt tích cực và hạn chế.
C. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc.
D. Chỉ học hỏi mặt tiêu cực.
Câu 8: Em có thể tìm hiểu văn hóa của một quốc gia thông qua đâu?
A. Tham gia các hội thảo chia sẻ về các nền văn hóa
B. Đọc sách báo
C. Xem phim ảnh
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 9: Biểu hiện nào sau không chỉ sự sáng tạo và cần cù trong học tập?
A. Chuẩn bị bài mới ở nhà trước khi lên lớp
B.Lên lớp chép bài tập về nhà của bạn
C.Luôn tìm cách để giải quyết công việc một cách nhanh nhất
D. Có kế hoạch hợp lí cho từng môn học
Câu 10: Chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Lao động.
B. Lao động tự giác.
C. Tự lập.
D. Lao động sáng tạo.
Câu 11. Người cần cù, sáng tạo trong lao động sẽ luôn được mọi người
A. Ghen ghét và căm thù.
B. Yêu quý và tôn trọng.
C. Xa lánh và hắt hủi.
D. Tìm cách hãm hại.
Câu 12: Biểu hiện của lao động sáng tạo là:
A. Tự giác học bài và làm bài.
B. Thực hiện đúng nội quy của trường lớp.
C. Cải tiến phương pháp học tập.
D. Đi học và về đúng giờ quy định.
II. Phần tự luận (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm):Truyền thống của dân tộc Việt Nam có giá trị như thế nào đối với cá nhân, gia đình, quê hương, đất nước?
Câu 2 (2.0 điểm):
Toàn và Hoà đang tranh luận với nhau. Toàn nói :" Ở những nước đang phát triển không có gì đáng học tập vì họ lạc hậu lắm, chỉ ở những nước phát triển có kinh tế, khoa học - kĩ thuật tiên tiến mới có nhiều thành tựu đáng cho ta học tập". Trái lại, Hoà bảo : "Ngay cả ở những nước đang phát triển cũng có nhiều mặt mà ta cần học tập"
Em đồng ý với ý kiến của bạn nào ? Vì sao ?
Câu 3 (3.0 điểm): Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi sau:
Trong giờ làm việc nhóm, bạn P nói riêng với bạn T: “Nhóm mình có bạn K học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn K làm hết rồi”.
a) Theo em, lời nói của bạn P như vậy có đúng không? Vì sao?
b) Nếu em là bạn T, em sẽ nói gì với P?
-HẾT-
Đáp án đề thi giữa học kì 1 GDCD 8
I. Phần trắc nghiệm (3,0điểm).
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | D | D | B | C | B | A | A | D | B | B | B | C |
II. Phần tự luận (7,0điểm).
Câu/điểm | Nội dung đạt được | Điểm |
Câu 1 (2.0 điểm) | - Truyền thống của dân tộc Việt Nam có nhiều giá trị quan trọng, như: + Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hóacủa dân tộc; + Là nguồn sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; + Là tiền đề quan trọng để mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng, xã hội. | 0.75 0.75 0.5 |
Câu 2 (2.0 điểm) | Em đồng ý với ý kiến của bạn Hòa Những nước đang phát triển tuy có thể nghèo nàn lạc hậu hơn những nước phát triển nhưng họ cũng có những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc, mang tính truyền thống mà chúng ta cần học tập, ví như Việt Nam của chúng ta là nước đang phát triển nhưng chúng ta cũng có những di sản văn hóa đóng góp cho nền văn hóa nhân loại, chúng ta có truyền thống yêu nước, có kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm, nhân dân Việt Nam cần cù chịu thương chịu khó, người Việt Nam nhân hậu mến khách, ta có phong tục tập quán làm nên bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam, những cái chúng ta có được đáng để các nước học tập, nhất là trong điều kiện giao lưu hội nhập hiện nay. | 0.5 1.5 |
Câu 3 (3,0 điểm) | HS có nhiều cách xử lí tình huống khác nhau, cần đảm bảo các ý: a) Lời nói của bạn P chưa đúng. Vì: lời nói và hành động của P đã thể hiện thái độ lười biếng, ỷ lại vào người khác, thiếu sự tích cực và tự giác trong quá trình học tập. - b) Nếu là bạn T, em sẽ nói với P rằng: “K có kết quả học tập tốt, nhưng chúng ta không nên ỷ lại vào cậu ấy, vì đây là nhiệm vụ học tập chung của cả nhóm, chúng ta nên tích cực hợp tác, trao đổi, đưa ra ý kiến để cùng hoàn thành nhiệm vụ này”. | 0.5 1.0 1.5 |
Ma trận đề thi giữa học kì 1 GDCD 8
TT | Mạch nội dung | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Số câu | Tổng điểm | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 |
Giáo dục đạo đức | 1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam | 4 câu | 1 câu | 4 câu | 1 câu | 3.0 | ||||||
2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc | 4 câu | 1 câu | 4 câu | 1 câu | 3.0 | ||||||||
3. Lao động cần cù, sáng tạo | 4 câu | 1/2 câu | 1/2 câu | 4 câu | 1 câu | 4.0 | |||||||
Tổng | 12 |
|
| 2 |
| 1/2 |
| 1/2 | 12 | 3 | 10
| ||
Tỉ lệ % | 30% | 40% | 20% | 10% | 30% | 70% | 100% | ||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% | 100% |
Lưu ý:
- Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng. Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu.
- Các câu hỏi ở cấp độ thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận. Số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.
- Trong các nội dung (1), (2) được chọn ra 2 câu ở mức độ thông hiểu.
- Trong nội dung (3) được chọn ra 1/2 câu mức độ vận dụng và 1/2 câu mức độ vận dụng cao.
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA :
TT | Mạch nội dung | Nội dung | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1
| Giáo dục đạo đức
| 1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam | Nhậnbiết: - Nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam. - Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam. Thônghiểu: - Nhận diện được giá trị của các truyền thống dân tộcViệt Nam. - Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. | 4 câu | 1 câu | ||
2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc | Nhậnbiết: Nêu được một số biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. Thônghiểu: Giải thích được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. | 4 câu | 1 câu | ||||
3. Lao động cần cù, sáng tạo | Nhậnbiết: - Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động. - Nêu được một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động. Vậndụng: - Trân trọng những thành quả lao động; quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong laođộng. - Phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động tronglaođộng. Vậndụng cao: Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân. | 4 câu | 1/2 câu | 1/2 câu | |||
Tổng |
| 12 | 2 | 1/2 | 1/2 | ||
Tỉ lệ % |
| 30 | 40 | 20 | 10 | ||
Tỉ lệ chung |
| 70 | 30 |
Lưu ý:
- Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng. Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu.
- Các câu hỏi ở cấp độ thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận. Số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.
- Trong các nội dung (1), (2) được chọn ra 2 câu mức độ thông hiểu.
- Trong nội dung (3) được chọn ra 1/2 câu mức độ vận dụng và 1/2 câu mức độ vận dụng cao.
Đề thi giữa kì 1 GDCD 8 Cánh diều - Đề 2
Đề thi giữa học kì 1 GDCD 8
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hành động nào sau đây không góp phần kế thừa và phát huy những truyền thống của dân tộc?
A. Quảng bá các làng nghề truyền thống.
B. Tôn tạo và chăm sóc di tích lịch sử.
C. Thi tìm hiểu về lễ hội truyền thống.
D. Mặc cảm về trang phục dân tộc mình.
Câu 2: Việc làm nào dưới đây góp phần kế thừa và phát huy những truyền thống của dân tộc?
A. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
B. Gây rối an ninh trật tự tại khu dân cư.
C. Tuyên truyền chống phá nhà nước.
D. Cổ vũ và duy trì các hủ tục lạc hậu
Câu 3: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mỗi học sinh chúng ta cần
A. giữ nguyên truyền thống cũ của dân tộc.
B. xoá bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ.
C. tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, văn hoá tiên tiến của nhân loại.
D. duy trì và nhân rộng các hủ tục lạc hậu.
Câu 4: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Mê tín, tin vào bói toán.
B. Gây rối trật tự công cộng.
C. Ủng hộ đồng bào gặp thiên tai.
D. Chê bai các lễ hội truyền thống.
Câu 5: Để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học sinh không được làm việc nào dưới đây?
A. Đoàn kết với các bạn.
B. Chăm chỉ học tập.
C. Lễ phép với thây, cô giáo.
D. Gây gổ đánh nhau.
Câu 6: Việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc?
A. Kỳ thị dân tộc các quốc gia chậm phát triền
B. Học hỏi giá trị tốt đẹp từ các dân tộc khác nhau.
C. Tiếp thu mọi giá trị của các dân tộc trên thế giới.
D. Từ chối học hỏi giá trị tốt đẹp từ các dân tộc.
Câu 7: Việc các thế hệ trẻ chỉ quan tâm đến nhạc nước ngoài như: Nhạc Hàn Quốc, nhạc Anh, nhạc Trung…và bài trừ thậm chí ghét bỏ các loại nhạc truyền thống của dân tộc như: hát cải lương, hát xoan, hát quan họ là chưa thực hiện đúng nội dung nào dưới đây?
A. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc.
B. Thể hiện thị hiếu tầm thường của giới trẻ.
C. Đó là lối sống thiếu văn hóa và đạo đức.
D. Biết phân biệt giá trị văn hóa giữa các dân tộc
Câu 8: Khi mỗi cá nhân biết tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới sẽ mang lại điều gì cho cá nhân đó?
A. Có nhiều tiền bạc.
B. Có thêm hiểu biết.
C. Có thêm ngoại tệ.
D. Được đi du lịch.
Câu 9: Đối với mỗi quốc gia dân tộc, việc tôn trọng sự đa dạng và nền văn hóa của các dân tộc sẽ mang lại điều gì đối với văn hóa của dân tộc mình ?
A. Có nền kinh tế phát triển.
B. Làm nâng tầm vị thế dân tộc.
C. Làm bá chủ các dân tộc khác.
D. Làm phong phú văn hóa dân tộc.
Câu 10: Một trong những biểu hiện lao động cần cù và sáng tạo là
A. làm việc theo thói quen.
B. làm việc tự do, cẩu thả.
C. làm việc thường xuyên, nỗ lực.
D. làm theo mệnh lệnh người khác.
Câu 11: Tại sao mỗi chúng ta cần phải lao động cần cù và sáng tạo?
A. Để vừa lòng bố mẹ và người thân.
B. Hoàn thiện và phát triển bản thân.
C. Do hoàn cảnh xô đẩy phải làm việc.
D. Do áp lực gia đình và bạn bè.
Câu 12: Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, giảm thời gian lao động là đề cập đến hoạt động lao động mang tính
A. tự phát.
B. tự giác.
C. tự do.
D. sáng tạo.
Câu 13: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Cần tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
B. Xã hội hiện đại không cần giữ gìn truyền thống dân tộc.
C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển.
D. Những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa.
Câu 14: Việc làm nào dưới đây của công dân thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
A. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam.
B. Bắt chước phong cách ăn mặc hở hang của các ngôi sao trên thế giới.
C. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài.
D. Học hỏi giá trị nhân văn của thế giới trong việc đối xử với động vật.
Câu 15: Lao động sáng tạo không mang lại ý nghĩa nào dưới đây?
A. Không ngừng hoàn thiện kỹ năng.
B. Được bổ sung kiến thức mới.
C. Kết quả công việc ngày càng tăng.
D. Hiệu quả công việc bị suy giảm.
Câu 16: Trong quá trình lao động, người lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động được gọi
A. lao động tự giác.
B. lao động sáng tạo.
C. lao động tự phát.
D. lao động ép buộc.
II.PHẦN TỰ LUẬN
Câu 2 (2 điểm): Anh A và chị B được phân công phụ trách dự án cải tiến nâng cấp phần mềm hệ thống kế toán của công ty. Anh A đưa nhiều ý tưởng thay đổi có tính đột phá nhưng chị B không ủng hộ vì cho rằng không cần phải thay đổi nhiều để khỏi mất công, không phải suy nghĩ.
Em có nhận xét gì về việc làm của anh A và ý kiến của chị B?
Câu 3 (1 điểm): Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
- Thông tin trên nói về những truyền thống nào của dân tộc Việt Nam? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về các truyền thống đó
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | A | A | B | A | B | A | A | A | A | A |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | ||||
Đáp án | B | B | D | A | C | C |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | + Việc anh A đưa nhiều ý tưởng thay đổi có tính đột giúp nâng cấp phần mềm hệ thống kế toán của công ty đã cho thấy anh A là người có đức tính cần cù và sáng tạo trong lao động. Chúng ta nên khuyến khích và học tập theo tấm gương anh A. + Ngược lại, chị B lại có thái độ lười biếng, ngại đổi mới, chỉ muốn duy trì cách làm việc cũ => chị B thiếu đức tính cần cù và sáng tạo trong lao động. | 2,0 điểm |
Câu 2 (1,0 điểm) | Thông tin trên nói về: truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Truyền thống yêu nước được hình thành và bồi đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc là nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước. | 1,0 điểm |
Ma trận đề thi giữa kì 1 GDCD 8
TT | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng | % Tổng | ||||||||||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||||||||||||
CH | Điểm | CH | Điểm | CH | Điểm | CH | Điểm | CH | Điểm | |||||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
1 | Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam | 5 | 1,3 | 5 | 1,3 | 1 | 0,3 | 1 | 0 | 1 | 11 | 1 | 2,8 | 1 | 38 | |||||||
2 | Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc | 3 | 0,8 | 4 | 1 | 1 | 0,3 | 0 | 8 | 0 | 2 | 0 | 20 | |||||||||
3 | Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo | 4 | 1 | 3 | 0,8 | 2 | 1 | 0,5 | 2 | 0 | 9 | 1 | 2,3 | 2 | 43 | |||||||
Tổng | 12 | 0 | 3 | 0 | 12 | 0 | 3 | 0 | 4 | 1 | 1 | 2 | 0 | 1 | 0 | 1 | 28 | 2 | 7 | 3 | 100 | |
Tỷ lệ % | 30 | 30 | 30 | 10 | 30 | 10 |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I
TT | Nội dung kiến thức | Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
1 | 1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
| Nhận biết: - Nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam. - Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam. Thông hiểu: - Nhận diện được giá trị của các truyền thống dân tộc Việt Nam. - Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. Vận dụng cao: Thực hiện được những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc. | 5 | 0 | 5 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 |
2 | 2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc | Nhận biết: Nêu được một số biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. Thông hiểu: Giải thích được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. Vận dụng: - Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hoá. - Xác định được những lời nói, việc làm thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới phù hợp với bản thân. | 3 | 0 | 4 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 |
3 | 3. Lao động cần cù sáng tạo | Nhận biết: - Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động. - Nêu được một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động. Thông hiểu: Giải thích được ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động. Vận dụng: - Trân trọng những thành quả lao động; quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động. - Phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động. | 4 | 0 | 3 | 0 | 2 | 1 | 0 | 0 |
|
| Tổng | 12 | 0 | 12 | 0 | 4 | 1 | 0 | 1 |
...........
Tải file tài liệu để xem thêm Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 8 sách Cánh diều