Hôm nay, Download.vn giới thiệu về tài liệu Soạn văn 11: Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống, thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2.
Nội dung của bài soạn sẽ hướng dẫn các bạn học sinh lớp 11 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Mời tham khảo chi tiết ngay bên dưới.
Soạn văn 11: Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống
Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống
Chuẩn bị thảo luận, tranh luận
- Lựa chọn đề tài: Mỗi cá nhân đề xuất vấn đề trong đời sống mà mình quan tâm, nhóm hoặc lớp trao đổi để thống nhất việc chọn vấn đề cần thảo luận, tranh luận.
- Tìm ý và sắp xếp ý theo một số câu hỏi sau:
- Bản chất của vấn đề là gì? Vấn đề có những khía cạnh quan trọng nào?
- Cần có quan điểm như thế nào về vấn đề? Ý kiến đó có thỏa đáng không? Cần trao đổi lại như thế nào?
- Có thể xuất hiện ý kiến trái ngược nào về vấn đề? Ý kiến đó có thỏa đáng không? Cần trao đổi lại như thế nào?
Thảo luận, tranh luận
- Người chủ trì cần nêu lại vấn đề được thống nhất để thảo luận, tranh luận.
- Căn cứ vào tín hiệu đăng kí phát biểu của thành viên, người chủ trì lần lượt chỉ định từng người trình bày ý kiến.
- Người phát biểu đầu tiên cần thể hiện rõ quan điểm về vấn đề, hoặc một khía cạnh nào đó của vấn đề.
Đánh giá, rút kinh nghiệm
Dựa vào bảng trong SGK để đánh giá lại phần trình bày.
* Hướng dẫn:
- Mở đầu: Xin kính chào thầy cô và các bạn, tôi là…, học sinh lớp… Sau đây, tôi sẽ trình bày về vấn đề vai trò của kiến thức và kĩ năng trong cuộc sống.
- Nội dung chính:
Trước tiên, “kiến thức” hay còn gọi là tri thức (tiếng Anh là knowledge) bao gồm những thông tin, dữ kiện, sự mô tả cùng kỹ năng có được qua các trải nghiệm và học tập của bản thân. Kiến thức nền tảng chính là toàn bộ những kiến thức cơ bản nhất, quan trọng nhất mà con người cần chuẩn bị trong cuộc sống. Còn “kỹ năng” là khả năng hay năng lực thực hiện thành thục một hoặc một số hành động của một người với mục đích là tạo ra kết quả như mong đợi.
Kiến thức giống như một tấm giấy thông hành giúp ta bước vào cuộc sống. Ai càng có nhiều vốn hiểu biết người ấy càng dễ dàng nắm bắt được nhiều cơ hội trong cuộc sống. Học sinh cần học hỏi những kiến thức trong sách vở để đạt kết quả cao trong học tập. Giáo viên có kiến thức sâu rộng về chuyên môn cũng như kiến thức xã hội sẽ có thể tự tin đứng trên bục giảng truyền đạt cho học sinh. Nắm chắc kiến thức cơ bản giúp mỗi người tự tin hơn trong công việc. Từ đó, có thể sáng tạo và phát triển ra những thành tựu đột phá.
Tuy nhiên, chỉ có kiến thức là chưa đủ, kỹ năng cũng vô cùng quan trọng. Cuộc sống càng hiện đại thì càng đòi hỏi con người phải có nhiều kỹ năng khác nhau. Có thể kể đến một số kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, kỹ năng lắng nghe - thấu hiểu, kỹ năng tư duy sáng tạo, phát triển bản thân, đặt ra mục tiêu và động lực, teamwork, thuyết trình - thuyết phục, thương lượng và đàm phán, lãnh đạo và tổ chức… Ngoài ra, tùy vào những công việc khác nhau cũng sẽ đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn riêng. Khi có được những kỹ năng, con người có thể thích ứng được với mọi hoàn cảnh, cũng như biết vận dụng chúng để xử lý những tình huống trong công việc hay cuộc sống một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Trong công việc, có chuyên môn giỏi thôi chưa đủ. Bạn cần phải có được những kỹ năng mềm mới có thể đạt được hiệu quả tối ưu. Một người lãnh đạo tài ba cần có những kỹ năng gì? Khi làm việc nhóm, con người cần có kỹ năng như thế nào? Đó không phải là những vấn đề mà kiến thức nền tảng có thể giải quyết giúp chúng ta mà cần phải học hỏi và rèn luyện những kỹ năng ấy mới có được. Chắc hẳn, chúng ta từng nghe đến một cái tên vô cùng quen thuộc TS. Lê Thẩm Dương. Ông không chỉ là một Giảng viên xuất sắc của Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngân Hàng TP. HCM mà còn được biết đến với một thương hiệu là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực đào tạo, hoạt động thực tiễn… Để có được thành công như vậy, TS. Lê Thẩm Dương đã phải cố gắng trau dồi vốn hiểu biết của bản thân cũng như rèn luyện kỹ năng mềm. Vậy mới thấy rằng kiến thức và kĩ năng đều cần thiết, quan trọng.
- Kết thúc: Trên đây là bài thuyết trình của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy cô và các bạn.