Ngày 14/04/2017, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quyết định 595/QĐ-BHXH về quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo đó sẽ có rất nhiều thay đổi, cũng như đổi mới mà người lao động cần lưu ý để bảo vệ quyền lợi của mình. Mời các bạn cùng theo dõi 5 thay đổi trong bài viết dưới đây:
Toàn bộ điểm mới của Quyết định 595/QĐ-BHXH
1. Tiền lương tháng đóng BHXH
Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1, Điều 30 Thông tư 59/2015/TTBLĐTBXH và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TTBLĐTBXH.
Cụ thể sẽ có 10 khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc và 14 khoản không tính đóng BHXH. Vì vậy, người lao động cần lưu ý để bảo vệ quyền lợi của mình. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo sự so sánh về đóng BHXH trước và sau 2018 để hiểu rõ hơn.
2. Thêm đối tượng bắt buộc tham gia BHXH
Căn cứ Khoản 1 Điều 124 và Khoản 2 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội, kể từ ngày 01/01/2018 sẽ thêm đối tượng tham gia BHXH như sau:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
3. Đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với một số trường hợp đặc biệt
Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
- Người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng hợp đồng lao động.
- Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian đi làm trước thời hạn phải đóng BHXH, BHYT, BHTN.
- Đối với trường hợp người lao động nghỉ việc không hưởng tiền lương, chấm dứt hợp đồng đơn vị nộp hồ sơ báo giảm cho cơ quan BHXH từ ngày 01 phải đóng BHYT của tháng đó và các tháng báo giảm chậm. Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết tháng báo giảm.
4. Quy trình cấp thẻ BHYT, sổ BHXH theo mã số BHXH
5. Những trường hợp không phải đóng
- Người lao động ký hợp đồng lao động nhưng đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
- Hợp đồng lao động là người giúp việc gia đình không phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT và không tính là thời gian tham gia BHXH, BHTN.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng không phải đóng BHXH, BHTN được tính là thời gian đóng BHXH.
- Người lao động nghỉ việc không hưởng tiền lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không phải đóng BHXH, BHTN tháng đó.
Ngoài ra, người lao động cần chú ý 7 thay đổi từ ngày 01/01/2018 mà Download.vn đã giới thiệu từ bài viết trước.