Thực hành Quan sát sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Giải Sinh 11 CTST

Sinh học 11 Bài 22: Thực hành Quan sát sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Giải Sinh 11 Chân trời sáng tạo trang 151, 152, 153, 154

Giải Sinh 11 Bài 22: Thực hành Quan sát sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 151→154.

Giải Sinh 11 Chân trời sáng tạo Bài 22 được biên soạn đầy đủ, chi tiết giúp các bạn hiểu được kiến thức biết cách quan sát sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Đồng thời nhanh chóng trả lời các câu hỏi nội dung bài học, rồi so sánh với kết quả mình đã làm thuận tiện hơn.

Sinh học 11 Bài 22: Thực hành Quan sát sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
QUAN SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

1. Mục đích

- Thực hành , quan sát được tác dụng của bấm ngọn, tỉa cành, phun kích thích tố lên cây, tính tuổi cây

- Thực hành quan sát quá trình biến thái ở động vật

2. Kết quả và giải thích

a, Vì sao khi đếm vòng gỗ ta có thể tính được tuổi ở các cây gỗ lâu năm?

b, Sự sinh trưởng của các cây để nguyên so với các cây được bấm ngọn, tỉa cành và phun kích thích tố có gì khác nhau? Giải thích.

c, Trong thí nghiệm chứng minh tác dụng của bấm ngọn, nếu vị trí bấm ở gần gốc thì kết quả sẽ như thế nào? Giải thích?

d, Kết quả sẽ như thế nào nếu phun kích thích tố lên các cây đã được bấm ngọn hoặc tỉa cành?

e, So sánh đặc điểm của con non và con trưởng thành trong các giai đoạn phát triển của loài động vật đã quan sát. Sự khác nhau giữa con non và con trưởng thành có ý nghĩa gì đối với chúng?

Bài làm

a, Mỗi năm, tầng sinh trụ sẽ sinh ra thêm 1 tầng mạch gỗ và một tầng mạch rây. Như vậy, mỗi năm cây sẽ cho thêm một chút gỗ ở vòng ngoài. Dựa vào số lượng vòng gỗ ta có thể đoán được số tuổi của cây.

b, Cây được bấm ngọn, tỉa cành và phun kích thích tố sẽ phát triển tốt hơn cây để nguyên. Vì:

- Khi bấm ngọn cây, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển.

- Tỉa cành xấu, cành sâu kết hợp với bấm ngọn, để thức ăn dồn xuống các cành còn lại làm cho chồi, hoa, quả, lá phát triển.

- Phun kích thích tố tăng các hormone, chất kích thích tăng trưởng cho cây phát triển

c, Nếu vị trí bấm ngọn gần gốc cây thì có thể làm cây sinh trưởng chậm lại hoặc có thể chết

d, Nếu phun kích thích tố lên các cây đã được bấm ngọn hoặc tỉa cành với một lượng thích hợp sẽ kích thích cây phát triển nhanh chóng hơn.

e, Ví dụ: quá trình biến thái ở ếch

- Nòng nọc: có đuôi, không có chi

- Ếch trưởng thành: Có 4 chi, hô hấp qua phổi và da

Sự khác nhau này phù hợp với điều kiện môi trường sống khác nhau đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển

3. Kết luận

- Từ các đặc điểm và hiểu biết kiến thức về thực vật, có thể áp dụng vào thực tế để tăng năng suất cây trồng bằng cách bấm ngọn, tỉa cành,... sao cho hợp lí để tăng năng suất

- Quan sát được các quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật, từ đó hiểu biết về sự khác nhau giữa các giai đoạn phát triển như thế nào

Liên kết tải về

pdf Sinh học 11 Bài 22: Thực hành Quan sát sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
doc Sinh học 11 Bài 22: Thực hành Quan sát sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật 1

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 11

Sinh 11 CTST

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK