Giải Sinh 11 Bài 23: Khái quát về sinh sản ở sinh vật là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 157, 158.
Giải Sinh 11 Chân trời sáng tạo Bài 23 được biên soạn đầy đủ, chi tiết giúp các bạn hiểu được kiến thức về các dấu hiệu đặc trưng của sinh sản ở sinh vật. Đồng thời nhanh chóng trả lời các câu hỏi nội dung bài học, rồi so sánh với kết quả mình đã làm thuận tiện hơn.
Sinh học 11 Bài 23: Khái quát về sinh sản ở sinh vật
Hoạt động hình thành kiến thức mới Sinh 11 Bài 23
Câu hỏi 1: Những ví dụ nào sau đây là sinh sản ở sinh vật? giải thích
a, Tôm, cua mọc lại càng sau khi bị gãy
b, Voi mẹ sinh ra voi con
c, Cây cam ra hoa, kết trái
d, Cây đậu phát triển từ hạt đậu
Gợi ý đáp án
- Ví dụ b và c là sinh sản ở sinh vật
- Giải thích: Vì đây là quá trình tạo cá thể mới, thông qua sinh sản, các tính trạng được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm tăng số lượng các thể duy trì nòi giống, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển liên tục của loài
Câu hỏi 2: Quan sát Hình 23.2 và 23.4, hãy xác định các dấu hiệu đặc trưng trong quá trình sinh sản ở dâu tây và người.
Gợi ý đáp án
- Dâu tây: sinh sản vô tính
+ Cơ thể mới được hình thành từ một phần cơ thể mẹ
+ Dựa trên cơ sở quá trình nguyên phân, được điều hòa chủ yếu qua cơ chế kiểm soát chu kì tế bào
- Ở người: sinh sản hữu tính
+ Sự kết hợp giữa giao tử đực và cái tạo hợp tử. Hợp tử phát triển thành cơ thể mới
+ Dựa trên cơ sở quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh và được điều hòa chủ yếu qua quá trình phát sinh giao tử dưới tác động của các hormone
Giải Luyện tập Sinh 11 Bài 23
Câu hỏi: Cho ví dụ về một số sinh vật (động vật, thực vật) có hình thức sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính
Gợi ý đáp án
- Ví dụ về loài sinh vật có sinh sản hữu tính: người, gà, chó, mèo, trai sông, giun đất,...
- Ví dụ về sinh vật có sinh sản vô tính: các loại khoai, cây mía, dương xỉ
Giải Vận dụng Sinh 11 Bài 23
Câu hỏi: Nhiều loài sinh vật trong tự nhiên (ruột khoang, trùng sốt rét,...) có thể sinh sản vô tính hoặc sinh sản hữu tính tùy theo từng giai đoạn phát triển, điều kiện môi trường,... điều này có ý nghĩa như thế nào đối với các loài sinh vật đó?
Gợi ý đáp án
- Điều này giúp sinh vật tồn tại và thích nghi với điều kiện môi trường, giai đoạn sống.
- Ví dụ ở thủy tức: Khi điều kiện thuận lợi, thủy tức sinh sản vô tính bằng đâm chồi, nhưng khi điều kiện sống khó khăn thì chúng chuyển sang sinh sản hữu tính. Hợp tử được hình thành có vỏ bọc bảo vệ, sống tiềm sinh cho đến khi có điều kiện thuận lợi trở lại thì tiếp tục phát triển.
+ Sinh sản vô tính: Các chồi mọc lên từ vùng sinh chồi ở giữa cơ thể. Lúc đầu là một mấu lồi, sau đó lớn dần lên rồi xuất hiện lỗ miệng và tua miệng của con non, thủy tức non sau đó tách khỏi cơ thể mẹ thành một cơ thể độc lập và hình thành cơ thể trưởng thành.
+ Sinh sản hữu tính: Tế bào trứng được tinh trùng của thủy tức đực đến thụ tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cắt nhiều lần rồi tạo ra thủy tức con. Sinh sản hữu tính thường xảy ra khi thiếu thức ăn, ở mùa lạn