Soạn Sử 9 Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về sự thành lập trật tự thế giới mới và sự thành lập Liên Hợp Quốc. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sử 9 trang 47.
Lịch sử 9 Bài 11 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
Lý thuyết Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
I. Sự hình thành trật tự thế giới mới
- Từ ngày 4 đến 11 – 2 – 1945, Hội nghị Ianta được diễn ra với sự tham gia của nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh.
- Những quyết định của hội nghị:
- Ở châu Âu, Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát Đông Đức và Đông Âu. Vùng Tây Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Anh.
- Ở châu Á:
- Duy trì nguyên trạng Mông Cổ, trả lại cho Liên Xô phía Nam đảo Xa-kha-lin, trao trả Trung Quốc những vùng bị Nhật chiếm đóng.
- Triều Tiên: Phía bắc vĩ tuyến 38 do Liên Xô chiếm đóng, phía Nam vĩ tuyến 38 do Mĩ kiểm soát.
- Đông Nam Á, Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
=> Hình thành trật tự thế giới mới – trật tự hai cực I-an-ta.
II. Sự thành lập Liên Hợp Quốc
- Hội nghị I-an-ta đưa ra quyết định thành lập Liên hợp quốc.
- Nhiệm vụ chính:
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc.
- Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo,..
- Vai trò:
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
- Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hóa.
III. Chiến tranh lạnh
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô chuyển sang tình trạng đối đầu căng thẳng. Đó là tình trạng “Chiến tranh lạnh” giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN.
- Biểu hiện:
- Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự và căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô.
- Tiến hành chiến tranh đàn áp các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
- Hậu quả:
- Thế giới ở trong tình trạng căng thẳng, đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
- +Chạy đua vũ trang làm tiêu tốn tiền của.
IV. Thế giới sau chiến tranh lạnh
- Tháng 2 – 1989, tổng thống Mĩ Bu-sơ và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Goóc-ba-chốp cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
- Tình hình thế giới có nhiều biến chuyển và diễn ra theo các xu hướng sau:
- Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
- Thế giới tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm.
- Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Ở nhiều khu vực vẫn xảy ra tình trạng xung đội quân sự hoặc nội chiến.
-Xu thế phát triển chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
Giải bài tập SGK Sử 9 Bài 11 trang 47
Câu 1
Hãy nêu lên những xu thế phát triển của thế giới ngày nay.
Gợi ý đáp án
– Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới phát triển theo những xu thế sau đây:
- Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
- Một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm đang dần hình thành.
- Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái.
– Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
Câu 2
Nhiệm vụ to lớn nhất hiện nay của nhân dân ta là gì?
Gợi ý đáp án
- Tập trung phát triển nền kinh tế mạnh, bền vững để đưa đất nước đi lên hội nhập với quốc tế. Bởi kinh tế là nội dung quan trọng nhất, nó quyết định vị trí chính trị quốc gia trên trường quốc tế, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.