Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng (trích trong Truyện Kiều) được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 11.
Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Anh hùng tiếng đã gọi rằng. Các bạn học sinh có thể tham khảo ngay sau đây.
Soạn văn 11: Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng
1. Chuẩn bị
Vị trí đoạn trích: Thúy Kiều gặp Từ Hải khi ở lầu xanh lần hai và nàng được người anh hùng có chí khí, tài năng hơn người cứu thoát khỏi cuộc sống lầu xanh. Khi đã lập nên sự nghiệp “hùng cứ một phương”, Từ Hải giúp Kiều đền ơn, trả oán. Đoạn này tiếp ngay sau cuộc đền ơn, trả oán của Thúy Kiều.
2. Đọc hiểu
Lời Từ Hải nói với Thúy Kiều cho thấy Từ Hải là một người như thế nào?
Gợi ý:
Từ Hải là một người khẳng khái, nghĩa khí và thấu hiểu được nỗi lòng, mong ước của Thúy Kiều.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần.
- Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm ba phần.
- Ý chính của mỗi phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “Cho người thấy mặt là ta cam lòng”: Cuộc trò chuyện với Từ Hải.
- Phần 2. Còn lại: Vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải.
Câu 2. Có gì đáng lưu ý trong cách xưng hô của Thuý Kiều khi nói về mình và khi nói về Từ Hải? Cách xưng hô đó giúp em hiểu gì về Thuý Kiều? Qua cuộc đối thoại giữa hai nhân vật, em thấy Từ Hải là một người như thế nào?
- Cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về mình: Tự nhận thân phận nhỏ bé, hèn mọn (thân bồ liễu).
- Cách xưng hô giúp em hiểu Thúy Kiều là một người phụ nữ hiểu chuyện, khiêm nhường và thông minh.
- Từ Hải là một người nghĩa khí, khẳng khái - xứng đáng là bậc đại trượng phu, anh hùng.
Câu 3. Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích).
Câu 4. Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng thể hiện chủ đề gì và có vị trí như thế nào trong tác phẩm Truyện Kiều?
Câu 5. So sánh nghệ thuật miêu tả nhân vật ở các đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng và Trao duyên.