Soạn bài Cây nhút nhát giúp các em học sinh lớp 2 nhanh chóng trả lời các câu hỏi khởi động, khám phá và luyện tập, vận dụng của Bài 1 chủ đề Bài ca trái đất SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 114, 115, 116.
Qua đó, giúp các em viết chữ hoa N, ôn tập từ chỉ đặc điểm câu kiểu Ai thế nào?. Đồng thời, giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí nội dung trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn bài Cây nhút nhát Chân trời sáng tạo
Soạn bài phần Khởi động - Bài 1: Cây nhút nhát
Đố bạn về các loài cây:
Cây gì lá tựa tai voi
Hè làm ô mát em chơi sân trường?
(Là cây gì?)
Thân cao nhiều đốt
Mọc chụm thành bờ
Lá nhỏ cành thưa
Đu đưa trong gió.
(Là cây gì?)
Gợi ý trả lời:
- Là cây bàng
- Là cây tre
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập - Bài 1: Cây nhút nhát
Câu 1
Đọc: Cây nhút nhát
1. Khi có tiếng động, cây xấu hổ thay đổi như thế nào?
2. Cây cỏ xôn xao về điều gì?
3. Vì sao tác giả gọi cây xấu hổ là cây nhút nhát?
4. Cây xấu hổ hi vọng điều gì? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
1. Khi có tiếng động, cây xấu hổ co rúm mình lại.
2. Cây cỏ xôn xao vì vừa có một con chim xanh biếc, toàn thanh lóng lánh không biết từ đâu tới.
3. Tác giả gọi cây xấu hổ là cây nhút nhát vì chỉ cần có tiếng động là nó co rúm lại.
4. Cây xấu hổ hi vọng con xinh xanh huyền diệu ấy quay lại, vì lúc con chim bay đến thì cây nhắm mắt, co rúm lại chưa kịp nhìn thấy.
Hi vọng ngọt ngào
Kể tiếp của chuyện Cây nhút nhát bằng cách hoàn thành các câu sau:
- Rồi một ngày kia, con chim xanh huyền diệu quay trở lại, cây xấu hổ....
- Lúc đó, cây xấu hổ....
- Cây xấu hổ cảm thấy....
Gợi ý trả lời:
- Rồi một ngày kia, con chim xanh huyền diệu quay trở lại, cây xấu hổ đã mạnh dạn hơn, không còn nhút nhát nữa.
- Lúc đó, cây xấu hổ mở to đôi mắt ngắm nhìn vẻ đẹp huyền diệu của con chim xanh ấy.
- Câu xấu hổ cảm thấy rất vui khi mình đã được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của con chim xanh.
Câu 2
Viết: Non sông tươi đẹp.
Gợi ý trả lời:
- Cấu tạo:
- Chữ viết hoa N (kiểu 2) cao 2,5 li.
- Gồm 2 nét, giống nét 1 và nét 3 của chữ M kiểu 2.
- Cách viết:
- Nét 1: từ điểm đặt bút trên đường kẻ ngang 3,viết nét móc hai đầu trái, hai đầu lượn vào trong, dừng bút ở giữa đường kẻ ngang 1 và 2.
- Nét 2: từ điểm đặt bút ở đường kẻ ngang 3, lia bút lên, viết nét lượn ngang tạo thành nét thắt nhỏ, viết nét cong phải, dừng ở bút ở giữa đường kẻ ngang 1 và 2.
Câu 3
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Chọn từ ngữ phù hợp với mỗi bức ảnh:
b. Tìm thêm từ ngữ tả đặc điểm của sự vật trong các bức ảnh trên.
Gợi ý trả lời:
a. Ta chọn như sau:
- Ảnh 1: mênh mông
- Ảnh 2: nhấp nhô
- Ảnh 3: cong cong
- Ảnh 4: phẳng lặng
b. Một số từ ngữ tả đặc điểm của sự vật trong các bức ảnh ở phần a là:
- Ảnh 1: bao la, bát ngát,..
- Ảnh 2: trập trùng, hùng vĩ,...
- Ảnh 3: sặc sỡ, mềm mại,…
- Ảnh 4: yên bình, yên tĩnh,…
Câu 4
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Đặt 2 - 3 câu tả cảnh thiên nhiên có sử dụng từ ngữ ở bài tập 3.
M: Cánh đồng lúa chín vàng nhấp nhô gợn sóng.
b. Thêm vào các câu vừa đặt từ ngữ trả lời câu hỏi Ở đâu? hoặc Khi nào?
M: Mỗi khi có gió, cánh đồng lúa chín vàng nhấp nhô gợn sóng.
Gợi ý trả lời:
a. Cầu vồng cong cong lúc ẩn lúc hiện.
Mặt hồ phẳng lặng tựa như ngừng lại.
b. Sau cơn mưa, cầu vồng cong cong lúc ẩn lúc hiện.
Khi không có gió, mặt hồ phẳng lặng tựa như ngừng lại.
Soạn bài phần Vận dụng - Bài 1: Cây nhút nhát
Chơi trò chơi Thẻ màu kì diệu
Nhận một thẻ màu. Nói 1-2 câu tả cảnh thiên nhiên có từ ngữ chỉ màu sắc trên thẻ.
Gợi ý trả lời:
Màu vàng:
- Cánh đồng lúa chín vàng.
- Ánh nắng vàng hoe chiếu xuống sân nhà em.