Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, học sinh sẽ được tìm hiểu đôi nét về văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 12: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi, mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn văn 12: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
Soạn Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
I. Lý thuyết
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
Đề 1: Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan.
Đề 2: Hãy tìm hiểu sự khác nhau về từ ngữ, về giọng văn giữa hai văn bản Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) và Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ, Vũ Trọng Phụng). Giải thích vì sao có sự khác nhau đó.
Gợi ý thảo luận:
Đề 1.
a. Tìm hiểu đề
- Khi nói phân tích một truyện ngắn là nói đến thao tác chính (không phải thao tác duy nhất) cần vận dụng.
- Một bài văn nghị luận cần có sự kết hợp giữa: phân tích, bình luận, giải thích, chứng minh…
- Đối tượng cần phân tích: truyện ngắn Tinh thần thể dục
b. Lập dàn ý
* Mở bài: Giới thiệu về truyện ngắn Tinh thần thể dục
* Thân bài:
- Đặc sắc kết cấu truyện
- Mâu thuẫn và tính chất trào phúng của truyện
- Đặc điểm ngôn ngữ của truyện
- Giá trị hiện thực và nhân đạo
* Kết bài: Đánh giá chung về truyện ngắn Tinh thần thể dục
Đề 2.
a. Tìm hiểu đề
- Có sự khác nhau trong việc sử dụng từ ngữ, giọng văn trong hai văn bản.
- Chữ người tử tù: tác giả sử dụng nhiều từ Hán việt cổ, cách nói cổ để dựng nên những cảnh tượng, những con người thời phong kiến suy tàn. Với giọng văn cổ kính trang trọng, tác giả nói đến những con người tài hoa, trọng thiện lương nay chỉ còn “vang bóng một thời”.
- Hạnh phúc của một tang gia: tác giả đã dùng nhiều từ, cách chơi chữ để mỉa mai, giễu cợt tính chất giả tạo, lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu ở thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám.
- Nguyên nhân:
- Từ ngữ, giọng văn phù hợp với chủ đề của truyện và thể hiện những tư tưởng tình cảm của tác giả.
- Sự khác biệt về phong cách sáng tác của mỗi nhà văn.
b. Lập dàn ý
* Mở bài: Văn học cần sự phong phú và đa dạng để tái hiện muôn mặt khác nhau của đời sống. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ và giọng văn cũng góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng đó.
* Thân bài:
- Sự khác nhau về từ ngữ được sử dụng trong hai văn bản (dẫn chứng, chứng minh).
- Sự khác nhau về giọng văn trong hai văn bản (dẫn chứng, chứng minh).
* Kết bài: Đánh giá chung sự khác nhau về từ ngữ, giọng văn trong hai văn bản.
2. Từ các đề bài và gợi ý thảo luận trên, anh chị hãy nêu đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
- Đối tượng:
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung.
- Một phương diện, một khía cạnh nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm hoặc của các tác phẩm, đoạn trích khác nhau.
- Nội dung:
- Giới thiệu tác phẩm/đoạn trích cần nghị luận.
- Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật hoặc một số khía cạnh đặc sắc theo định hướng của đề.
- Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
=> Tổng kết:
- Đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi rất đa dạng: có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung, có thể chỉ là một phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm hoặc của các tác phẩm, đoạn trích khác nhau.
- Bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi thường có các nội dung:
- Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc theo định hướng của đoạn trích, tác phẩm.
- Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
II. Luyện tập
Đề bài: Nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.
Gợi ý:
a. Tìm hiểu đề
- Đối tượng của bài nghị luận: nghệ thuật châm biếm đả kích trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.
- Thao tác: kết hợp nhiều thao tác phân tích, chứng minh, bình luận…
b. Lập dàn ý
* Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Ái Quốc và truyện ngắn “Vi hành”.
- Giới thiệu đối tượng của bài nghị luận: nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện.
*Thân bài:
- Nêu khái quát hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Vi hành.
- Phân tính nghệ thuật châm biếm, đả kích qua các khía cạnh chính:
Tình huống hiểu nhầm trong tác phẩm: hiểu nhầm nhân vật “tôi” là ông vua Khải Định
- Xây dựng chân dung nhân vật Khải Định mang tính hài hước, mỉa mai: từ ngoại hình, hành động đến cử chỉ.
- Ngôn ngữ, giọng văn hài hước châm biếm.
- Đánh giá về tác dụng của nghệ thuật châm biếm, đả kích trong tác phẩm: lật tẩy bộ mặt đớn hèn, bù nhìn, tay sai của Khải Định và bản chất xấu xa của bè lũ thực dân Pháp.
* Kết bài:
- Đánh giá thành công của nghệ thuật châm biếm, đả kích trong tác phẩm.
- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.