Trang chủ Học tập Lớp 10 Soạn văn 10 Cánh Diều

Soạn văn 10 trang 32 Cánh diều - Tập 2

Soạn bài Tự đánh giá: Thư dụ Vương Thông lần nữa - Cánh diều 10

Ngữ văn lớp 10 trang 32 sách Cánh diều tập 2

Download.vn muốn giới thiệu bài Soạn văn 10: Tự đánh giá: Thư dụ Vương Thông lần nữa, giúp học sinh chuẩn bài khi học môn Ngữ văn.

Soạn bài Tự đánh giá (trang 32)
Soạn bài Tự đánh giá (trang 32)

Dưới đây là nội dung chi tiết của tài liệu mà chúng tôi muốn giới thiệu, mời các bạn học sinh lớp 10 cùng tham khảo.

Soạn bài Tự đánh giá (trang 32)

Câu 1. Sắp xếp lại các câu sau cho đúng với trình tự: luận điểm - lí lẽ - dẫn chứng mà Nguyễn Trãi đã trình bày trong thư.

a. Được thời có thế, thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời mất thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại chuyển thành nguy.

Trước đây, các ông bề ngoài thì giả cách giảng hòa, bên trong ngầm mưu gian trá, cứ đào hào, đắp lũy, ngồi đợi viện binh, tâm tính không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến ta tin tưởng mà không nghi ngờ cho được.

Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi.

Gợi ý:

c - a - b

Câu 2. Bức tranh của Nguyễn Trãi chỉ ra sáu điều phải thua của quân Minh. Em hãy điền vào vở những nội dung còn thiếu ở cột B rồi ghép thứ tự điều phải thua ở cột A với các nội dung ở cột B sao cho chính xác.

A

B

a. Điều phải thua thứ nhất

1. Luôn luôn động binh đao, liên tiếp bày đánh đẹp, dân sống không yên, nhao nhao thất vọng.

b. Điều phải thua thứ hai

2. Gian thần chuyên chính, bạo chúa giữ ngôi, người cốt nhục hại nhau, chốn cung đình sinh biến.

c. Điều phải thua thứ ba

3. Nước lũ mùa hạ chảy tràn, cầu sàn, rào lũy sụp lở, củi cỏ thiếu thốn, ngựa chết, quân ốm.

d. Điều phải thua thứ tư

4. Nay các con đường, cửa ải xa xôi hiểm trở đều bị binh lính và voi chiến của ta dồn giữ, nếu viện binh có đến, thì cũng muôn phần tất phải thua; viện binh đã thua , bọn các ông tất bị bắt.

e. Điều phải thua thứ năm

5. Nay ta dấy nghĩa binh, trên dưới đồng lòng, anh hùng hết sức, quân sĩ càng luyện, khí giới càng tinh, vừa cày ruộng vừa đánh giặc. Còn quân sĩ trong thành thì đều mệt mỏi, tự chuốc bại vong.

g. Điều phải thua thứ sáu

6. Nước ông quân mạnh, ngựa khỏe, nay đều đóng cả ở biên giới phía bắc để phòng bị quân Nguyên, không rỗi mà nhìn đến phương nam được.

Gợi ý:

a - 3, b - 4, c - 6, d - 1, e - 2, g - 5

Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng về thái độ Nguyễn Trãi qua cách xưng hô với quân Minh?

A. Nguyễn Trãi đã quá nhún nhường trước kẻ thù khi quân ta đang ở thế mạnh hơn chúng.

B. Nguyễn Trãi có lúc tỏ ra tôn trọng kẻ thù nhưng rất kiên quyết khi chúng động chạm đến quyền lợi dân tộc.

C. Ông đã phân loại kẻ thù để có cách xưng hô tỏ thái độ rõ ràng với từng loại người. Ngay với Tổng binh Vương Thông, khi cần thiết Nguyễn Trãi vẫn có cách xưng hô cứng rắn mang tính cảnh cáo.

D. Mục đích của bức thư là nhằm mở đường cho kẻ thù rút quân về nước, chấm dứt chiến tranh, đem lại hòa bình, độc lập cho dân tộc nên sự nhún nhường trong cách xưng hô là hợp lí.

Gợi ý: A

Câu 4. Trong Thư dụ Vương Thông lần nữa, có đoạn viết: “Trước, Phương Chính, Mã Kỳ chuyên làm điều hà khắc, bạo ngược, dân chúng lầm than, thiện hạ oán thán. Đào phần mộ ở làng ấp ta, bắt vợ con của dân ta, người sống bị hại, người chết ngậm oan. Nếu các ông biết xét kĩ sự thế, nhận rõ thời cơ, chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ, đem nộp trước cửa quân, thì sẽ tránh cho người trong thành khỏi bị giết, hàn gắn vết thương trong nước, hòa hảo lại thông, can qua dứt hẳn.”. Câu nào sau đây nêu đúng mục đích của đoạn thư trên?

A. Việc đòi chém Phương Chính, Mã Kỳ là điều kiện để hai bên giảng hào, chấm dứt chiến tranh.

B. Tác giả kể tội Phương Chính, Mã Kỳ trong bức thư nhằm chia rẽ nội bộ kẻ địch, khiến chúng nghi kị, sát phạt lẫn nhau.

C. Đoạn văn lên án tội ác quân Minh, chỉ đích danh thủ phạm để người dân và binh lính người Việt trong thành căm phẫn nổi dậy, kết hợp trong ngoài cùng đánh thành.

D. Những câu văn đó thể hiện ý chí và quyết tâm của nhân dân Đại Việt trong việc tiêu diệt quân Minh nếu chúng không chịu giảng hào và rút quân về nước.

Gợi ý: B

Câu 5. Từ những tư liệu mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của Thư dụ Vương Thông lần nữa và cho biết quan điểm của Nguyễn Trãi được thể hiện trong bức thư.

- Hoàn cảnh ra đời: Thư được gửi cho Vương Thông quan Tổng binh, thống lĩnh quân đội nhà Minh từ tháng 9 - 1426 đến tháng 12 - 1427 trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt.

- Quan điểm: Bàn về việc dùng binh, muốn đánh thắng thì phải dựa vào thời thế

Câu 6. Phân tích nghệ thuật lập luận được Nguyễn Trãi thể hiện trong bức thư (từ quan niệm thời thế, chỉ rõ âm mưu và tình thế của đối phương, vạch ra các nguyên nhân dẫn đến thất bại của chúng, tới việc đưa ra giải pháp kết thúc chiến tranh) để làm rõ chiến lược “mưu phạt, tâm công” của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.

- Quan niệm thời thế: Thế nào là thời và thế? Thời là khoảng thời gian nhất định. Thế là tổng thể các mối quan hệ tạo thành điều kiện chung có lợi hoặc không có lợi cho một hoạt động nào đó của con người. Người lãnh đạo trong bất kì một lĩnh vực nào đó muốn thành công thì phải hiểu rõ thời và thế.

- Âm mưu: Bề ngoài thì giả cách giảng hòa, bên trong ngầm mưu gian trá.

- Tình thế: Kế cùng lực kiệt, quân sĩ nhọc mệt, trong thiếu lương thực ngoài không viện binh.

- Nguyên nhân thất bại: Chỉ ra rõ ràng sáu nguyên nhân.

- Giải pháp kết thúc chiến tranh: Một là đầu hàng, hai là mở cửa thành đem quân ra giao chiến với nghĩa quân Lam Sơn. Tuy nhiên, ông vẫn chỉ ra cho chúng thấy rằng đầu hàng là kế sách tốt nhất để đỡ hao binh tổn tướng.

Câu 7. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh trong bức thư để làm nổi bật tư thế, niềm tin, ý chí và tinh thần yêu chuộng hòa bình của cha ông ta trước kẻ thù xâm lược.

Một số hình ảnh như: Nếu muốn kéo quân về nước, thì cầu đường sửa sang, thuyền ghe sắm đủ, thủy bộ hai đường, tùy theo ý muốn, đưa quân ra khỏi cõi, yên ổn muôn phần. Ta sẽ giữ phận bề tôi, không thiếu chức cống…

Câu 8. Bức thư giúp em hiểu biết thêm điều gì về tư tưởng và tài năng của Nguyễn Trãi?

Bức thư giúp em hiểu biết thêm điều gì về tư tưởng nhân nghĩa và tài năng lập luận của Nguyễn Trãi.

Liên kết tải về

pdf Soạn bài Tự đánh giá: Thư dụ Vương Thông lần nữa - Cánh diều 10
doc Soạn bài Tự đánh giá: Thư dụ Vương Thông lần nữa - Cánh diều 10 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK