Giải bài tập Tin học 7 Bài 4: Sắp xếp nổi bọt sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 87→89.
Tin học 7 Sắp xếp nổi bọt thuộc chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính giúp các bạn học sinh nắm được kiến thức về thuật toán sắp xếp nổi bọt. Đồng thời biết cách trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học trang 87, 88, 89. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi.
Tin học 7 Bài 4: Sắp xếp nổi bọt
Khởi động Tin học 7 Bài 4 Cánh diều
Làm thế nào để cho máy tính biết một dãy đã có thứ tự tăng dần?
Gợi ý đáp án
Để máy tính biết một dãy đã có thứ tự tăng dần, ta phải sắp xếp theo thứ tự để máy tính có thể nhận dạng.
Vận dụng Tin học 7 Bài 4 Cánh diều
Bài 1.
1) Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt thì dấu hiệu để biết dãy chưa sắp xếp xong là gì?
2) Theo em, có phải hình bên đã mô tả chi tiết một lượt robot thực hiện so sánh các cặp phần tử liền kề và đổi chỗ khi chúng trái thứ tự mong muốn không?
Bài 2. Theo em, vì sao thuật toán sắp xếp trên lại có tên là sắp xếp nổi bọt?
Gợi ý đáp án
Bài 1.
1) Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt thì dấu hiệu để biết dãy chưa sắp xếp xong là: vẫn còn cặp phần tử liền kế không đúng thứ tự mong muốn.
2) Theo em, hình bên mô tả chưa chi tiết một lượt robot thực hiện so sánh các cặp phần tử liền kề và đổi chỗ khi chúng trái thứ tự mong muốn.
Bài 2. Thuật toán sắp xếp trên lại có tên là sắp xếp nổi bọt vì việc sắp xếp theo thứ tự tăng dần và đổi chỗ các phần từ liền kể để phần tử nhỏ nhất được nổi lên vị trí trên cùng giống như hình ảnh các bọt khí nhẹ hơn được nổi lên trên. Vì vậy thuật toán sắp xếp trên có tên là sắp xếp nổi bọt.
Tự kiểm tra Tin học 7 Cánh diều Bài 4
Câu 1. Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt, khi nào hai phần tử liền kề được đổi chỗ?
Câu 2. Thuật toán sắp xếp nổi bọt kết thúc khi nào?
Câu 3. Khi nào thực hiện thuật toán sắp xếp nổi bọt chỉ cần một lượt so sánh các cặp phần tử liền kề và đổi chỗ?
Gợi ý đáp án
Câu 1. Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt, hai phần tử liền kề được đổi chỗ khi chúng nằm chưa đúng với thứ tự mong muốn.
Câu 2. Thuật toán sắp xếp nổi bọt kết thúc khi các phần tử đã nằm đúng thứ tự mong muốn trong dãy, không còn bất kì cặp liền kề nào trái thứ tự mong muốn, tức là không còn xảy ra đổi chỗ lần nào nữa.
Câu 3. Thuật toán sắp xếp nổi bọt chỉ cần thực hiện một lượt so sánh các cặp phần tử liền kề và đổi chỗ khi dãy số chỉ có một cặp liền kề nằm trái với thứ tự mong muốn và sau đó không còn bất kì lượt đổi chỗ nào nữa.