Giải bài tập SGK KHTN 7 Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trang 156→158 sách Cánh diều 7.
Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Qua đó các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 34 thuộc Chủ đề 11 trong sách giáo khoa. Mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật
- Trả lời câu hỏi Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 34
- Giải Khoa học tự nhiên Lớp 7 Bài 34 phần Vận dụng
- Giải Khoa học tự nhiên Lớp 7 Bài 34 phần Luyện tập
Trả lời câu hỏi Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 34
Câu 1
Kể tên một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật
Gợi ý đáp án
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật : ánh sáng, nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng, ...
Câu 2
Quan sát hình 34.1, nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh sản ở mỗi sinh vật trong hình
Gợi ý đáp án
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh sản ở mỗi sinh vật trong hình :
Cây hoa cúc : không ra hoa khi nhiệt độ lớn hơn 30 độ C hoặc ra hoa chậm hi nhiệt độ dưới 12 độ C
Rùa ấp trứng : ở nhiệt độ 28.5 độ C thì tỷ lệ con đực và cái xấp xỉ nhau. Dưới 25 độ C thì đa số là con đực. trên 30 độ C thì đa số là con cái.
Cá chép : chỉ đẻ trứng khi nhiệt độ trên 15 độ C
Rau cải : ra hoa nhiều hơn khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông
Câu 3
Nêu ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh sản ở sinh vật. Lấy ví dụ
Gợi ý đáp án
Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh sản ở sinh vật : Cường độ, thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sự sinh sản ở sinh vật. Ở thực vật có loài ra hoa ở điều kiện ánh sáng mạnh, có loài ra hoa ở điều kiện ánh sáng yếu. Oẻ động vật nếu tăng thời gian chiếu sáng thì gà có thể đẻ hai quả trứng một ngày.
Giải Khoa học tự nhiên Lớp 7 Bài 34 phần Vận dụng
Vận dụng 1
Một số cây chỉ ra hoa, tạo quả vào mùa hè (ví dụ: hoa dâm bụt, hoa chùm ớt) hoặc mùa đông (ví dụ: hoa cúc hoạ mi, hoa thược dược). Theo em, sự ra hoa, tạo quả của cây đó chịu ảnh hưởng rõ rệt của yếu tố môi trường nào?
Gợi ý đáp án
Theo em, sự ra hoa, tạo quả của cây chịu ảnh hưởng rõ rệt của các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng và nước.
Vận dụng 2
Lấy ví dụ chứng minh cho việc bón đúng loại phân, đúng lượng làm cho cây ra hoa, đậu quả nhiều.
Gợi ý đáp án
Ví dụ chứng minh bón phân đúng loại sẽ giúp cây ra hoa, đậu quả nhiều. Ví dụ: Khi cây bị thiếu đạm, cây sẽ sinh trưởng kém, còi cọc, lá cây sẽ úa vàng, khả năng quan hợp yếu, khả năng phân cành, đẻ nhánh kém; Thiếu hụt canxi (Ca) các lá non mới ra thường bị biến dạng, cong queo, bộ rễ kém phát triển; Thiếu hụt kẽm (Zn) lá nhỏ, biến dạng, thịt lá có màu vàng nhưng phân gân lá vẫn giữ màu xanh;…
Vận dụng 3
Nêu những điều cần chú ý khi cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi đảm bảo hiệu quả sinh sản.
Gợi ý đáp án
Những điều cần chú ý khi cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi đảm bảo hiệu quả sinh sản:
Cung cấp đầy đủ thức ăn dễ tiêu, đảm bảo chất lượng và số lượng phù hợp với từng lứa tuổi của vật nuôi. Cho vật nuôi ăn đúng giờ, đúng bữa, đúng lượng thức ăn cần thiết, không quá nhiều mà cũng không quá ít.
Không sử dụng những thức ăn đã ẩm, mốc, ôi thiu, vệ sinh máng ăn, máng uống sạch sẽ trước khi cho vật nuôi ăn uống .
Cho vật nuôi uống nước sạch, nếu trong ngày nhiệt độ xuống thấp cần cho vật nuôi uống nước ấm. Bổ sung thuốc bổ trợ sức như: chất điện giải, vitamin vào nước uống để nâng cao sức đề kháng.
Giải Khoa học tự nhiên Lớp 7 Bài 34 phần Luyện tập
Luyện tập 1
Lấy ví dụ ở địa phương em:
a) Cây ra hoa một lần và cây ra hoa nhiều lần trong năm.
b) Động vật đẻ ít con và động vật đẻ nhiều con
Gợi ý đáp án
Lấy ví dụ :
a) Cây ra hoa một lần trong năm: cải, lúa, ngô,…;
Cây ra hoa nhiều lần trong năm: xoài, na, ổi,…
b) Động vật để ít con: trâu, bò, khỉ,…;
Động vật đẻ nhiều con: lợn, chuột, chó…
Luyện tập 2
Nêu một số ví dụ về sử dụng các hormone nhân tạo điều khiển sinh sản ở cây trồng, vật nuôi.
Gợi ý đáp án
Ví dụ về sử dụng các hormone nhân tạo điều khiển sinh sản ở cây trồng, vật nuôi là: Làm cho rễ cây ra nhanh khi giâm cành, chiết cành ở cây cam, bưởi, nuôi cấy mô ở phong lan; Làm cho cây hoa loa kèn ra hoa sớm; Sử dụng hormone tạo nên giống dưa hấu không hạt; Sử dụng hormone điều khiển số trứng ở gà, cá,… kích thích sinh sản ở lợn.