Văn mẫu lớp 11: Phân tích chi tiết giấc ngủ của Liên trong truyện Hai đứa trẻ gồm 3 bài văn mẫu hay kèm theo gợi ý tham khảo. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập, củng cố kiến thức ngày một hay hơn.
Chi tiết về giấc ngủ của Liên được đặt ở cuối truyện có rất nhiều ý nghĩa. Kết thúc của câu chuyện êm dịu như giấc ngủ của Liên, một đứa trẻ thơ ngây với những tia hy vọng và ước mơ trong sáng trong tâm hồn. Qua đó, ta thấy được cái tài trong ngòi bút của Thạch Lam. Vậy dưới đây là 3 bài văn mẫu phân tích chi tiết giấc ngủ của Liên hay nhất, mời các bạn cùng đón đọc nhé.
Phân tích chi tiết giấc ngủ của Liên trong Hai đứa trẻ hay nhất
Dàn ý phân tích ý nghĩa chi tiết giấc ngủ của Liên
- Vị trí: Là chi tiết kết thúc truyện ngắn, khép lại câu chuyện về tâm hồn trong ngần của hai đứa trẻ nơi phố huyện nghèo, cũng khép lại mọi giấc mơ về ánh sáng và những ám ảnh về bóng tối ngập đầy.
“Nhưng Liên không nghĩ được lâu, mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối.”
- Giá trị chi tiết:
+ Giá trị nội dung: Là một câu chuyện có sự xuất hiện liên tục của ánh sáng và bóng tối, như một sự giành giật giữa những hạt ánh sáng le lói với cả một miền tối phủ đầy, và đương nhiên lợi thế thuộc về bóng tối, không quá lạ khi đến cuối cùng, câu chuyện lại trở về với bóng tối, về với sự yên tĩnh đến tẻ nhạt của phố huyện nghèo. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa những nỗ lực trông về ánh sáng của hai đứa trẻ không còn nữa, mà ngược lại, ở một khía cạnh nào đó, chúng lại càng được tô đậm sắc nét hơn.
Đây là một cái kết êm dịu, êm dịu như những gì cả câu chuyện đã mang lại qua ngòi bút đậm chất trữ tình của Thạch Lam. Dù chìm vào bóng tối như đêm trong phố, nhưng giấc ngủ của Liên nhẹ nhàng, không chút gò bó, như một lẽ đương nhiên rằng con người ta sẽ buộc phải chìm vào giấc ngủ sau một hành trình dài, và với Liên là một hành trình về tinh thần sâu sắc.
Bóng tối lại một lần nữa phủ đầy câu chuyện, những hạt ánh sáng le lói bé nhỏ cũng chẳng còn, nhưng thứ ánh sáng dịu nhẹ và không gì có thể dập tắt trong tâm hồn Liên thì vẫn còn ở đó. Đấy là thứ ánh sáng mà bản thân người đọc đã tự cảm nhận được qua từng cung bậc nhẹ nhàng của câu chuyện, cũng là thứ ánh sáng trẻ thơ mà Thạch Lam tỉ mẩn tìm kiếm và trân trọng ở đời. Nói cách khác, câu chuyện kết bởi bóng tối, nhưng bóng tối không chiến thắng, chỉ là Thạch Lam tin rằng bản thân câu chuyện đã gieo được vào lòng người đọc một thứ ánh sáng dìu dặt mà thôi. Thứ ánh sáng ấy không được thể hiện qua hình ảnh, nhưng rực rỡ một cách dịu dàng trong trái tim của mỗi người.
Liên “không nghĩ nhiều” và “ngập vào giấc ngủ yên tĩnh”, không có nghĩa tất cả những ước mơ trước đó của Liên không còn. Một đứa trẻ thường ấm ức rất nhiều khi không có được thứ nó muốn, nhưng cũng một đứa trẻ, sẽ biết quen dần và không đòi hỏi với một ước mơ luôn thường trực. Ước mơ của Liên là một “ước mơ thường trực” như thế. Nên nhớ, đây chỉ là một ngày trong chuỗi ngày của Liên nơi phố huyện. Ngày hôm sau khi chiều buông xuống, Liên sẽ lại tiếp tục cẩn trọng tìm kiếm từng hạt ánh sáng khi bóng tối đang phủ đầy. Liên ước mơ mà không rõ mình đang ước mơ, Liên nghĩ về ánh sáng và trân trọng ánh sáng như một thói quen lặp đi lặp lại từng ngày, đến mức không còn gì phải trăn trở quá nhiều về nó. Chị em Liên ngày nào cũng chờ đoàn tàu, nhưng chưa một lần có ý nghĩ bước chân lên đoàn tàu ấy để trở về miền ánh sáng rực rỡ năm nào. Đó đơn giản là những mong mỏi tha thiết trong tiềm thức của những đứa trẻ, nên chúng không bận tâm về nó.
+ Giá trị nghệ thuật:
- Thể hiện ngòi bút nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình và đẫm chất thơ của Thạch Lam.
- Là một sự giăng mắc ám ảnh trong một câu chuyện không có cốt truyện
- Thể hiện sự trân trọng của Thạch Lam đối với những tâm hồn trẻ thơ nơi phố huyện nghèo
Chi tiết giấc ngủ của Liên trong Hai đứa trẻ - Mẫu 1
Thạch Lam là gương mặt nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại với nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Ngọn gió lạnh đầu mùa, Hà Nội băm sáu phố phường, Nắng trong vườn, … Những tác phẩm của Thạch Lam mang đến sức sống. . ghi dấu ấn với phong cách nhẹ nhàng, tha thiết, vừa lãng mạn, chân thực vừa giàu giá trị nhân văn. “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Truyện không chỉ thu hút người đọc bởi chất trữ tình dịu dàng mà còn bởi những tình tiết tiêu biểu giàu nội dung và nghệ thuật, trong đó có chi tiết Liên ngủ ở cuối truyện.
Hai chị em Liên và An trong đêm bán hàng ở tiệm tạp hóa nhỏ, dù trời đã khuya nhưng vẫn tranh thủ đợi chuyến tàu từ thành phố chạy qua. Trong tâm trí của hai đứa trẻ ấy, chúng chỉ khao khát khoảnh khắc được nhìn thấy ánh sáng của đoàn tàu chạy qua, một thứ ánh sáng xa xỉ đối với những người dân nghèo nơi phố huyện nghèo này. Nhìn thấy ánh sáng ấy cũng là lúc cả An và Liên như lạc vào một thế giới khác, trong lành và tràn đầy hi vọng, không còn quẩn quanh, cạm bẫy. Khi đoàn tàu chạy qua, “Liên không nghĩ được bao lâu, mắt trở nên nặng trĩu hơn, rồi Liên chìm vào giấc ngủ êm đềm, yên tĩnh như đêm ngoài phố vắng lặng và đầy bóng tối”. Nếu khi đoàn tàu đến, mang theo một chút náo động, mang theo một chút ánh sáng rực rỡ, ngập tràn ánh mắt của lũ trẻ, thì khi đoàn tàu đi qua, không khí nơi phố huyện nghèo trở lại như xưa. Vâng. Chút hấp dẫn, tươi mát và tràn đầy sức sống ấy chỉ thoáng qua trong phút chốc, phố huyện trở lại yên ả. Giấc ngủ của Liên càng làm sâu thêm sự im lặng ấy, một khoảng lặng vô tận, “vô định” trong đêm tối. Cảnh vật và con người lại chìm vào giấc ngủ, giấc ngủ ấy càng hằn sâu thêm nỗi buồn, sự quấn quít của con người nơi phố huyện, người đọc càng hiểu sâu sắc hơn nỗi buồn man mác trong tâm hồn trẻ thơ.
Tuy nhiên, ở khía cạnh tích cực, chúng ta có thể thấy tia hy vọng trong giấc ngủ của Liên. Có thể nói, sau một ngày dài mệt mỏi, sau những chờ đợi, chợt vui rồi chợt tắt, người ta sẽ tìm đến giấc ngủ. Chìm vào giấc ngủ cũng là lúc lại chìm vào bóng tối, Liên chìm vào giấc ngủ trong bình yên, nàng “chẳng nghĩ ngợi gì nhiều” mà “chìm vào giấc ngủ êm đềm”. Trong bóng tối của giấc ngủ trẻ thơ là những nỗi niềm êm dịu, không còn là những lo âu, phiền muộn thường trực. Dù giấc ngủ của Liên đã kết thúc một ngày dài nhưng điều đó không chấm dứt được những hy vọng và mong ước trong lòng cô gái nhỏ. Ngày mai khi tỉnh dậy, cô gái ấy vẫn khát khao, vẫn chờ đợi và mong chờ ánh sáng của chuyến tàu đi qua phố huyện, những ước mơ nhỏ nhoi về những điều tốt đẹp trong tương lai vẫn còn trong cô.
Chi tiết về giấc ngủ của Liên được đặt ở cuối truyện chứa đựng dụng ý của tác giả khi viết truyện ngắn. Kết thúc của câu chuyện êm dịu như giấc ngủ của Liên, một đứa trẻ thơ ngây với những tia hy vọng và ước mơ trong sáng trong tâm hồn. Qua đó, ta thấy được cái tài trong ngòi bút của Thạch Lam khi viết truyện không cần những xung đột gay cấn, những tình huống quái đản mà chỉ cần gợi ra những chi tiết nhỏ nhưng để lại những ý nghĩa sâu sắc. Có thể nói, chi tiết về giấc ngủ của Liên đã gợi bao dư âm trong lòng người đọc.
Chi tiết nhỏ nhẹ nhàng ấy của Thạch Lam đã thể hiện sự trân trọng của tác giả đối với những tâm hồn trẻ thơ nghèo khó, nhưng đầy ước mơ, hi vọng, hoài bão nói riêng và cuộc sống của những người nghèo khổ nói chung. Truyện ngắn không có cốt truyện nhưng với những chi tiết tượng trưng ấy đã thể hiện được tính nhân văn trong ngòi bút của một nhà văn tài hoa và giàu cảm xúc.
Chi tiết giấc ngủ của Liên trong Hai đứa trẻ - Mẫu 2
Nhắc đến Thạch Lam, ta không thể quên một nhà văn tài năng, có tái tâm luôn dành tình cảm thiết tha và trìu mến nhất cho con người. Thạch Lam đã dùng chính cái tâm, cái tài của mình đã bộc lộ những nét đẹp của con người, nhằm nâng cao lên ước mơ, khát vọng của họ. Đọc Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ta không chỉ nhớ tới chi tiết đoàn tàu đêm đi qua phố huyện nghèo, mà còn ám ảnh khôn nguôi về chi tiết giấc ngủ của Liên ở cuối câu truyện: “Nhưng Liên không nghĩ được lâu, mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối”
Câu chuyện về hai đứa trẻ của Thạch Lam, không giống với những câu chuyện khác. Truyện không gay cần và không hấp dẫn người đọc bởi những tình tiết bất ngờ. Hai đứa trẻ là hóa thân của một tâm hồn già cỗi và cô đơn nơi phố huyện nghèo nàn và u tối. Cuộc đời lúc nào cũng chìm trong tĩnh mịch và không có ánh sáng.
Hai đứa trẻ là một bài thơ của Thạch Lam, nhưng thật hay là nó thực sự ám ảnh và khiến ta muốn đọc không dứt. Câu truyện chỉ đơn thuần kể về hai chị em trong đêm khuya bán hàng cho mẹ, nhưng dù đã khuya nhưng Liên và An vẫn cố gắng đợi đoàn tàu vụt qua. Chỉ mong mỏi được nhìn thấy những âm thanh ánh sáng xa xỉ ở chốn này, như được lạc vào một thế giới khác, không có quẩn quanh và tù túng nữa.
Đọc hai đứa trẻ ta thực sự rất cảm động, bị quấn theo tâm trạng và lăng kính của cô bé Liên. Khi đoàn tàu đêm đi qua, đã mang biết bao âm thanh và ánh sáng, mang biết bao vẻ đẹp của cuộc sống mới lạ đi qua. Như đã biết, hai đứa trẻ là một câu chuyện luôn xen kẽ giữa ánh sáng và bóng tối: “đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần” hay “trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung” và tất nhiên, ở nơi này, bóng tối vẫn luôn lớn hơn và luôn ngự trị, đến cuối câu truyện, lại là hình ảnh trở về với bóng tối quen thuộc, bóng tối lấp đầy và như ngập ngụa cả thế giới. Tuy nhiên, đó không phải là những nỗ lực trông về ánh sáng của hai đứa trẻ dập tắt, mà ở một khía cạnh nào đó nó càng được tô đậm sắc nét hơn.
Kết thúc truyện: “Nhưng Liên không nghĩ được lâu, mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối” thật sự ám ảnh, sau một hành trình dài, và con người ta tìm đến giấc ngủ là lẽ đương nhiên. Với kết thúc truyện nhẹ nhàng, nhưng đọng lại đầy dư ba, bóng tối một lần nữa chìm ngập và phủ đầy câu truyện, dù chỉ là một hột sáng ở nơi tối tăm này cũng không còn nữa, kết truyện dù là bóng tối, nỗi buồn man mác, nhưng lại không có chút gò bó nào, và với Liên đó chính là hành trình về tinh thần đầy sâu sắc. Tuy bóng tối lại ngự trị, nhưng đã lại lần nữa thắp lên trong lòng người đọc những tia sáng khác, dù bóng tối có tràn ngập nơi đây, nhưng trong lòng mỗi người lại được thắp lên những ánh sáng của niềm tin hi vọng dìu dặt. Vậy là Liên chìm vào giấc ngủ, Liên “không nghĩ nhiều” và “ngập vào giấc ngủ yên tĩnh” không có nghĩa là Liên đã từ bỏ, mà đơn giản đó chỉ là những “ước mơ thường trực” của cô bé nên nó luôn ở trong tiềm thức, Liên trân trọng về những ánh sáng và luôn ước mơ về nó. Thể hiện một khát vọng sống, một ước mơ được đến những nơi ánh sáng, được thoát khỏi cuộc sống tù túng và bế tắc này.
Chi tiết cuối truyện thật sự ý nghĩa, nó như một ánh sáng nhen nhóm lên trong lòng người đọc. Không những thế còn khẳng định một ngòi bút nhẹ nhàng trữ tình đẫm chất thơ của Thạch Lam. Một sư giăng mắc ám ảnh trong câu truyện, và cũng là tấm lòng nhân đạo, trân trọng ước mơ của con người của một nhà văn chân chính.
Chi tiết giấc ngủ của Liên trong truyện Hai đứa trẻ - Mẫu 3
Tuổi thơ là những ngày tháng đầy ắp kỷ niệm về những lần chờ đợi. Có ai mà không từng chờ đợi kỳ nghỉ hè để được chơi thỏa thích, chờ đợi đêm giao thừa để được quần áo mới hay đơn giản hơn là chờ đợi vài viên kẹo mỗi khi bà đi chợ về. Có chờ đợi nên chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được sự hồi hộp, háo hức, hi vọng của chị em Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.
Là chi tiết kết thúc truyện ngắn, khép lại câu chuyện về tâm hồn trong ngần của hai đứa trẻ nơi phố huyện nghèo, cũng khép lại mọi giấc mơ về ánh sáng và những ám ảnh về bóng tối ngập đầy. “Nhưng Liên không nghĩ được lâu, mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối.”
Là một câu chuyện có sự xuất hiện liên tục của ánh sáng và bóng tối, như một sự giành giật giữa những hạt ánh sáng le lói với cả một miền tối phủ đầy, và đương nhiên lợi thế thuộc về bóng tối, không quá lạ khi đến cuối cùng, câu chuyện lại trở về với bóng tối, về với sự yên tĩnh đến tẻ nhạt của phố huyện nghèo. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa những nỗ lực trông về ánh sáng của hai đứa trẻ không còn nữa, mà ngược lại, ở một khía cạnh nào đó, chúng lại càng được tô đậm sắc nét hơn.
Đây là một cái kết êm dịu, êm dịu như những gì cả câu chuyện đã mang lại qua ngòi bút đậm chất trữ tình của Thạch Lam. Dù chìm vào bóng tối như đêm trong phố, nhưng giấc ngủ của Liên nhẹ nhàng, không chút gò bó, như một lẽ đương nhiên rằng con người ta sẽ buộc phải chìm vào giấc ngủ sau một hành trình dài, và với Liên là một hành trình về tinh thần sâu sắc.
Bóng tối lại một lần nữa phủ đầy câu chuyện, những hạt ánh sáng le lói bé nhỏ cũng chẳng còn, nhưng thứ ánh sáng dịu nhẹ và không gì có thể dập tắt trong tâm hồn Liên thì vẫn còn ở đó. Đấy là thứ ánh sáng mà bản thân người đọc đã tự cảm nhận được qua từng cung bậc nhẹ nhàng của câu chuyện, cũng là thứ ánh sáng trẻ thơ mà Thạch Lam tỉ mẩn tìm kiếm và trân trọng ở đời. Nói cách khác, câu chuyện kết bởi bóng tối, nhưng bóng tối không chiến thắng, chỉ là Thạch Lam tin rằng bản thân câu chuyện đã gieo được vào lòng người đọc một thứ ánh sáng dìu dặt mà thôi. Thứ ánh sáng ấy không được thể hiện qua hình ảnh, nhưng rực rỡ một cách dịu dàng trong trái tim của mỗi người.
Liên “không nghĩ nhiều” và “ngập vào giấc ngủ yên tĩnh”, không có nghĩa tất cả những ước mơ trước đó của Liên không còn. Một đứa trẻ thường ấm ức rất nhiều khi không có được thứ nó muốn, nhưng cũng một đứa trẻ, sẽ biết quen dần và không đòi hỏi với một ước mơ luôn thường trực. Ước mơ của Liên là một “ước mơ thường trực” như thế. Nên nhớ, đây chỉ là một ngày trong chuỗi ngày của Liên nơi phố huyện. Ngày hôm sau khi chiều buông xuống, Liên sẽ lại tiếp tục cẩn trọng tìm kiếm từng hạt ánh sáng khi bóng tối đang phủ đầy. Liên ước mơ mà không rõ mình đang ước mơ, Liên nghĩ về ánh sáng và trân trọng ánh sáng như một thói quen lặp đi lặp lại từng ngày, đến mức không còn gì phải trăn trở quá nhiều về nó. Chị em Liên ngày nào cũng chờ đoàn tàu, nhưng chưa một lần có ý nghĩa bước chân lên đoàn tàu ấy để trở về miền ánh sáng rực rỡ năm nào. Đó đơn giản là những mong mỏi tha thiết trong tiềm thức của những đứa trẻ, nên chúng không bận tâm về nó.
Cuối cùng Liên cũng đi vào giấc ngủ, một giấc ngủ chập chờn hình ảnh ngọn đèn con của chị Tý . Một giấc ngủ tịch mịch và đầy bóng tối. Đó chính là một sự ám ảnh về cuộc sống bế tắc, tù đọng không lối thoát mà biết đến bao giờ chị em Liên mới có thể đổi thay.