Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về thực phẩm bẩn gồm 2 dàn ý chi tiết kèm theo 9 mẫu cực hay, giúp cho các em học sinh tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng về văn nghị luận về một vấn đề xã hội ngày một hay, đạt điểm cao hơn.
TOP 9 bài Nghị luận về thực phẩm bẩn cực chất dưới đây gồm cả mẫu ngắn gọn và đầy đủ để các bạn tham khảo, lựa chọn theo sức viết của mình, giúp các bạn học môn Ngữ văn tốt hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Bên cạnh đó để nâng cao kỹ năng viết văn các bạn xem thêm: nghị luận về sự lười biếng của giới trẻ, nghị luận về hiện tượng biến đổi khí hậu, suy nghĩ về hình tượng người phụ nữ xưa và nay.
Nghị luận về thực phẩm bẩn
- Dàn ý nghị luận về thực phẩm bẩn
- Suy nghĩ về thực phẩm bẩn
- Nghị luận về thực phẩm bẩn
- Nghị luận thực phẩm bẩn
Dàn ý nghị luận về thực phẩm bẩn
1. Mở đoạn
- Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận
- Thời gian gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành vấn đề nhức nhối, gây xôn xao dư luận.
2. Thân đoạn
a. Giải thích
- Vệ sinh thực phẩm là một khái niệm khoa học để chỉ. Khái niệm đó còn bao gồm khâu tổ chức vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lí, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người.
b. Thực trạng và dẫn chứng
- Thực trạng
- Liên tiếp gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn đang khiến nhiều người cảm thấy rất hoang mang. Những thực phẩm thiết yếu hàng ngày như rau, củ, thịt, cá hay ngay cả dầu ăn, nước mắm… tất cả đều có nguy cơ nhiễm bẩn.
- Dẫn chứng
- Thịt heo nạc bất thường do lạm dụng chất cấm salbutamol trong chăn nuôi, măng tươi được tẩm, nhuộm Auramine O - chất cấm sử dụng trong chế biến, bảo quản thực phẩm
c. Nguyên nhân & hậu quả
- Nguyên nhân
- Doanh nghiệp, nhà sản xuất: Vì lợi nhuận mà bất chấp các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Người tiêu dùng: Thiếu hiểu biết, ham của rẻ mà tiêu thụ sản phẩm một cách tràn lan, không chọn lọc.
- Cơ quan có thẩm quyền: Quản lý còn lỏng lẻo và chưa có biện pháp xử lý nghiêm.
- Hậu quả
- Sức khỏe người tiêu dùng bị ảnh hưởng, tính mạng bị đe dọa. Dẫn chứng: Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm có khoảng 170 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 7 nghìn người trúng độc và 37 người chết.
- Tâm lí hoang mang, sự bất ổn có thể nảy sinh trong xã hội khi không còn niềm tin, tình thương giữa con người với con người.
- Thực phẩm bẩn có giá bán rẻ hơn thực phẩm sạch, gây lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng đến cá nhân, doanh nghiệp chân chính, gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.
d. Giải pháp
- Nâng cao hiểu biết cho người sản xuất lẫn người tiêu thụ về tác hại khôn lường, lâu dài của việc sử dụng, tiêu thụ thực phẩm bẩn.
- Đưa ra hình thức xử phạt đủ sức răn đe để loại bỏ việc sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đẩy mạnh việc sản xuất thực phẩm hữu cơ, biến đổi gen có lợi, an toàn cho sức khỏe
3. Kết đoạn
- Bài học & liên hệ bản thân
- Bản thân cần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật, cần có trách nhiệm với vấn nạn chung với xã hội, không thực hiện hay tiếp tay cho hành vi sản xuất, chế biến, lưu hành thực phẩm bẩn.
- Góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Suy nghĩ về thực phẩm bẩn
Thực phẩm chính là thứ không thể thiếu đối với chúng ta, nó chính là nguồn năng lượng để duy trì sự sống cho con người. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là những vấn đề như thực phẩm bẩn, thực phẩm nhiễm hóa chất. Nó cũng là chủ đề vô cùng quen thuộc với đa số người dân Việt Nam và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Vây, thực phẩm như thế nào gọi là bẩn?
“Thực phẩm bẩn” là cái tên để người ta nói về những loại thức ăn mà khi con người ăn vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy, nếu sử dụng chúng trong một thời gian dài thậm chí sẽ xuất hiện các bệnh như là ung thư. Thực phẩm bẩn mà tôi nói đến ở đây không chỉ đơn thuần là bẩn do sâu hay là do rửa thức ăn chưa sạch, nấm mốc, nhưng “bẩn” ở đây còn phải nhắc đến những thực phẩm có chứa hóa chất như là hàn the, thuốc kích thích, chất kháng sinh hay chất hóa học vào thực phẩm quá mức cho phép để khiến cho chúng trông tươi mới bắt mắt để thu hút người mua. Đó có thể là những loại thực phẩm tươi sống hay cũng có thể là những loại thực phẩm đã qua chế biến. Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề của một người hay một gia đình nữa mà nó chính là vấn đề chung của quốc gia thậm chí là quốc tế. Một ví dụ cho thực phẩm bẩn ở nước ta hiện nay đó là tình trạng trái cây bị ô nhiễm hóa chất làm chín.
Chúng ta có thể thấy thời gian gần đây có vô số vụ việc liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, khiến người dân không khỏi hoang mang.Ví dụ như trong trồng trọt, hiện nay tình trạng dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau củ. Các hợp chất thuốc bảo vệ thực vật rất có hại đến thần kinh và nội tạng con người, khi ăn những thực phẩm có chứa hóa chất này trong một thời gian dài cơ thể sẽ tích lũy một lượng chất độc trong nội tạng gây nên nhiều bệnh như là đãng trí, giảm sức đề kháng, thậm chí là ung thư. Hay trong chăn nuôi, với loại lợn siêu nạc giống tốt nhất trong nước hiện nay, người dân phải mất 5 tháng mới đạt trọng lượng 95-100kg một con nhưng khi cho thêm một thìa cà phê salbutamol vào thức ăn cho lợn thì thời gian xuất chuồng rút ngắn chỉ còn 3 tháng, khi ăn loại thịt này phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, đàn ông có nguy cơ mắc bệnh u nang tinh hoàn. Chúng ta có thể thấy vì lợi nhuận trước mắt mà người chăn nuôi đã và đang gây nên những mối nguy hại không lường đối với sức khỏe cộng đồng. Điển hình là vụ việc 26 người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại cơ sở Thành Phát, tỉnh Châu Ổ, huyện Bình Sơn vào chiều 17-5. Nguyên nhân chính là do cơ sở không có kiến thức về an toàn thực phẩm, không có hợp đồng cung cấp để chứng minh nguồn gốc nguyên liệu và điều kiện vệ sinh thì chưa đảm bảo.
Một thực trạng nữa cần phải lên án đó chính là tình trạng nhập lậu thực phẩm kém chất lượng không rõ nguồn gốc từ Trung Quốc vào Việt Nam. Không chỉ có thực phẩm mà các loại nguyên liệu làm thuốc không có nguồn gốc rõ ràng, không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đều được các thương lái vận chuyển vào Việt Nam.
Vậy, nguyên nhân do đâu mà tình trạng thực phẩm bẩn ngày càng tràn lang như vậy. Nguyên nhân phải nhắc đến đó chính là do lòng tham của con người, do muốn có lợi nhuận cao mà các nhà sản xuất và các công ty không màn đến sức khỏe của người tiêu dùng. Họ sử dụng các loại chất kích thích, thuốc tăng trưởng một cách vô tội vạ. Không những vậy, một số công xưởng sản xuất thực phẩm, các bếp ăn không đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, hệ thống kho bảo quản chưa đảm bảo tiêu chuẩn. Không chỉ do riêng người sản xuất, mà một phần cũng do tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng, họ luôn lựa chọn những thực phẩm rẻ mà đẹp, cho nên biết được tâm lý đó một số thành phần đã lợi dụng nhập một số loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ để làm cho thực phẩm trông ngon và bắt mắt. Bên cạnh đó do chính quyền chưa có biện pháp mạnh để áp chế những tình trạng trên, quản lý thì khá lỏng lẻo.
Hậu quả của thực phẩm bẩn mang lại đó là làm cho người tiêu dùng hoang mang ảnh hưởng tâm lý khi sử dụng thực phẩm. Ngoài ra còn có những căn bệnh như là rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ung thư. Hiện nay tình trạng bệnh ung thư ngày càng nhiều, đó chính là hậu quả của việc sử dụng thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm chứa hợp chất gây hại từ việc dùng thuốc chống ôi thiu trong các loại thịt và thuốc trừ sâu trong rau củ trong thời gian dài. Theo cục An toàn thực phẩm, riêng năm 2020 tính đến 31/5 cả nước đã ghi nhận 48 vụ ngộ độc thực phẩm làm làm hơn 870 người mắc, 824 người nhập viện điều trị và 22 người tử vong. So sánh với cùng kỳ năm 2019, tăng 11 vụ (29,7%) ngộ độc thực phẩm, số người mắc tăng 18 người và tử vong tăng 17 người. i pháp để kiểm soát tình trạng này đó chính là cần tăng cường công tác kiểm tra, và có các biện pháp trừng trị thích đáng đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh và các bếp ăn nếu khô
Thực phẩm bẩn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, còn kéo theo những thiệt hại về tiền của như là việc trang trải viện phí, mất thời gian đi lại, công việc thì bị ảnh hưởng. Và nó còn làm ảnh hưởng kinh tế của quốc gia như là chất lượng thực phẩm kém giá thành từ đó cũng sẽ giảm thậm chí còn mất cơ hội hợp tác với những đối tác nước ngoài.
Giảng đảm bảo an toàn vệ sinh để răng đe và làm gương cho các cơ sở kinh doanh khác. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn và tiêu hủy kịp thời các lô thực phẩm bẩn được nhập khẩu từ nước ngoài vào. Tuyên truyền cho các hộ nông dân, các công ty sản xuất và người tiêu dùng tác hại của thực phẩm bẩn. Nhà nước cần khuyến khích sản xuất thực phẩm hữu cơ, hỗ trợ cho nông dân về những lợi ích và phương pháp sản xuất thực phẩm hữu cơ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Những hiểm họa do thực phẩm bẩn gây ra đã gióng lên hồi chuông báo động. Trước tình hình đó, mỗi chúng ta hãy là những người tiêu dùng thông minh trang bị cho mình những kiến thức nhất định về việc lựa chọn thực phẩm an toàn, không chỉ bảo về sức khỏe cho chúng ta mà còn là bảo vệ sức khỏe cho những người mà chúng ta yêu thương.
Nghị luận về thực phẩm bẩn
Bài làm mẫu 1
Đi đôi với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường. Sự giao thương giữa các quốc gia ngày càng mở rộng. Sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã đem đến nhiều thành tựu về khoa học – kĩ thuật cũng như sự tiến bộ trong cuộc sống con người. Tuy nhiên bên cạnh đó, nó cũng dẫn đến nhiều hệ lụy khác nhau như vấn đề ô nhiễm môi trường, hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, lũ lụt,…Một trong số những vấn đề mang tính thời sự đó, “thực phẩm bẩn” trở thành vấn đề nan giải bởi những hậu quả mà nó gây ra. Vấn đề thực phẩm bẩn tràn lan đang là vấn đề nhức nhối, nan giải mà cả xã hội đặc biệt quan tâm.
Chưa bao giờ cụm từ “ Thực phẩm bẩn” lại được báo chí đề cập nhiều như hiện nay. Hằng ngày ta thường thấy trên các mặt báo, tạp chí, mạng xã hội đưa tin nguồn thực phẩm bẩn bị cơ quan y tế, bộ phức chức năng bắt giữ. Nhiều thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc ngang nhiên bày bán tràn lan, chúng xuất hiện ở các quán ăn, và gần nhất là bữa cơm gia đình hằng ngày chúng ta ăn, người tiêu dùng thiếu hiểu biết kiến thức về thực phẩm sạch thì rất dễ mua lầm những thực phẩm bẩn này. Đó được xem là môi nguy hại hàng đầu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm cho con người, vấn nạn này cần được báo động và mọi người không thể bỏ qua.
Thực phẩm bẩn là gì? Thực phẩm bẩn là cụm từ dùng rộng rãi và phổ biến tuy nhiên để hiểu đúng đắn và toàn diện thì chúng ta phải có khái niệm cụ thể. Thực phẩm bẩn là không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và không được bộ y tế công nhận. Mỗi loại thực phẩm sẽ có những quy định những ngưỡng an toàn khác nhau. Thực phẩm bẩn có từ nhiều nguồn mà chúng ta cần biết để phân biệt đâu là thực phẩm bẩn, đâu là thực phẩm sạch để trở thành những người tiêu dùng thông minh. Thực phẩm bẩn đến từ khẩu nuôi trồng, lạm dụng các chất kích thích hóa học quá liều lượng, chất kích thích tăng trưởng. Do quy trình chế biến bảo quản không tốt, không đúng cách của người bán và người tiêu dùng làm thức ăn bị hư hỏng bị vi khuẩn xâm nhập gây ngộ độc, gây ung thư.
Các bạn chắc hẳn đã rất quen thuộc với những bài báo được đăng tải về những thực phẩm bẩn mà hằng ngày con người vẫn không hay biết và mua về để chế biến làm món ăn hằng ngày. Rau mồng tơi tưới dầu nhớt, thịt heo nhiễm chất tạo nạc, chất tạo thịt gà đẹp, giấm chế biến bằng axit, tôm tiêm hóa chất, cá đông lạnh ướp urê để giữ được tươi lâu, dừa ngâm thuốc tẩy trắng, trà sữa trân châu làm bằng cao su,…rất nhiều thực phẩm bẩn đang tràn lan trong các khu chợ, và đưa các quán ăn mua về để chế biến và bày bán. Những vụ vi phạm an toàn thực phẩm được xử lý nghiêm minh, có những khung hình phạt xử lý mạnh nhưng nhiều người vẫn cố chấp len lỏi, trà trộn một cách ngày một nhiều bằng nhiều hình thức tinh vi. Những biểu hiện và thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay diễn ra ngày một phức tạp, tội phạm lương tâm chỉ vì lợi ích, lợi nhuận của riêng mình ham rẻ, hám lời mà họ đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, ôi thiêu, hư hỏng mà họ đã phù phép bằng xử lý hóa chất để che lấp mùi hôi, dùng các chất phụ gia của Trung Quốc biến hóa nó thành những món ngon được tẩm ướp gia vị bắt mắt để đánh lừa người tiêu dùng và tung ra bày bán khắp nơi trên thị trường. Các chất kích thích độc hại được sử dụng tràn lan , không đúng liều lượng và thời gian quy định, ví dụ ngâm thuốc tăng trưởng chưa đến thời kỳ thu hoạch đã thu hoạch rồi, hay nhằm bảo quản rau nhìn tươi hơn họ ngâm hóa chất cho rau giữ được tươi đẹp lâu hơn mà không nghĩ đến hậu quả về sau. Nhiều nơi mổ gia súc, gia cầm tự phát mổ tràn lan mà không đảm bảo quy định an toàn thực phẩm như mổ gà, mổ heo, họ thu gom những con heo con gà dịch bệnh chết về làm chế biến thành chả giò, chả lụa, xay làm xúc xích heo, gà, bò nhờ công nghệ phụ gia, chất tạo màu, chất làm tươi thực phẩm, gia vị. Vì lợi nhuận mà họ bán rẻ lương tâm con người hại chính đồng loại của mình. Thu mua nguyên liệu rẻ để có thể làm thành phẩm bán với giá đắt như bình thường lời tăng gấp nhiều lần. Đồng tiền làm họ lu mờ hết mọi thứ, đây được xem là bài toán lương tâm.
Dẫn chứng cụ thể là đầu năm 2016 phòng Cảnh sát Môi trường TP HCM (PC49) phát hiện hàng loạt cơ sở chế biến măng chua ở quận 12, số lượng lên đến hàng chục tấn, sử dụng chất vàng ô (Auramine). Chất này được mua tại chợ Kim Biên với giá 26.000 đồng một kg được sử dụng cho sản xuất giấy, nhuộm. Những hộ trồng rau ở khu vực phường Thạnh Xuân, quận 12 đều đặn mỗi ngày pha thuốc trừ sâu tăng trưởng, thậm chí cả dầu nhớt để tưới rau giúp cho rau lớn nhanh, xanh mướt, lá đẹp. Tác hại của những thực phẩm bẩn như thế này có lẽ nhiều người tiêu dùng đã biết quá rõ. Khi ăn những thực phẩm còn dư lượng thuốc trừ sâu, chất tạo nạc, hóa chất tăng trưởng… tai biến đầu tiên sẽ là ngộ độc, gây ra các bệnh mạn tính về tiêu hóa. Từ đây, con đường ung thư rất có thể hiện hữu khi người dân không ý thức trong việc cần thay đổi chế độ ăn sạch và đủ dinh dưỡng. Những căn bệnh bắt nguồn từ ăn không đúng cách gồm ung thư dạ dày, vòm họng và đại trực tràng. Trong đó, ung thư dạ dày và đại trực tràng là ung thư phổ biến trên thế giới, gây tử vong cao, chỉ đứng sau ung thư phổi, gan. Bên cạnh đó, nhiều người đã ý thức được thực phẩm ngày càng tràn lan và gia tăng và nhà nước không thể quản lý hết được, nhiều người đã tự mình dùng thùng xốp chế tạo thành những khu vườn nhỏ trước nhà hoặc trên sân thượng để phục vụ cho nhu cầu ăn uống hằng ngày mà vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe, nhưng đây chỉ là hành động tạm thời mà thôi.
Nguyên nhân dẫn đến các tình trạng về việc thực phẩm bẩn ngày càng tràn lan và hoạt động lộng hành, ngang nhiên xem thường pháp luật. Bởi lẽ, chỉ vì hai chữ “ Lợi nhuận” mà người bán chỉ quan tâm cái lợi, tiền bạc trước mắt mà quên đi, bỏ mặc, xem thường mạng sống và tình hình sức khỏe của người tiêu dùng.
Người bán chỉ quan tâm đến lợi nhuận, cái lợi trước mắt mà quên đi, bỏ mặc đến tình hình sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng. Sự kém hiểu biết và thiếu nhận thức của người tiêu dùng, ham rẻ, chưa thực sự hiểu được tác hại thực phẩm bẩn đến sức khỏe. Mấy ai trong ta biết phân biệt được thực phẩm bẩn và thực phẩm sạch. Thực phẩm bẩn đang tràn lan trên thị trường người tiêu dùng thật khó phân biệt những sản phẩm sạch và bẩn.
Không những thế, môi trường nuôi trồng cũng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng sản phẩm. Chẳng hạn như quá gần với những nhà máy, xí nghiệp lớn rất có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi khói bụi hay ô nhiễm nguồn nước từ đó mà gây nên ô nhiễm nguồn thực phẩm chăn nuôi, trồng trọt.
Quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm cũng có thể gây nên việc mất vệ sinh cho thực phẩm. Quá trình chế biến có loại thực phẩm từ động vật không đúng quy định. bảo quản thực phẩm không tốt như để ruồi muỗi nhặng bâu vào nhiều đem những vi khuẩn xấu có hại cho con người dính vào thực phẩm. Thực phẩm không được bảo quản ở nhiệt độ lạnh, không làm đông đối với thực phẩm tươi sống mà lại chỉ để ở nhiệt độ thường, nhiệt độ ngoài trời khiến cho thực phẩm dễ bị ôi thiu, hư hỏng. Ngoài ra, nguyên nhân khác là nhiều người tự đúc kết kinh nghiệm cho bản thân họ xem những sản phẩm sạch là rau bị sâu, lấy mức độ sâu và xấu của thực phẩm ra để đo độ sạch của chúng, điều chưa có bộ ý tế hay ai chứng minh được điều này là hoàn toàn đúng. Người tiêu dùng đừng quá chủ quan trong việc đi chợ lựa chọn những thực phẩm để phục vụ cho bữa cơm gia đình hằng ngày. Ngoài chợ rau củ, hay những thực phẩm tươi sống sẽ có những thực phẩm sạch thì bên cạnh đó có những thực phẩm bẩn trà trộn để bán cho người mua. Chúng ta phải sáng suốt, phải kỹ lưỡng trong việc chọn đồ sạch để mua để tránh trường hợp mất tiền mua đồ ăn mà con mang mầm bệnh cho chính mình. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thực phẩm bẩn ngày càng gia tăng là do cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm còn yếu, việc quản lý, thanh kiểm tra và phòng chống thực phẩm bẩn của các cơ quan hữu quan còn chồng chéo, bất cập, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, chưa đưa ra những khung hình phạt nghiêm minh để khắc phục và hạn chế tối đa hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, chưa xử lý triệt để vấn đề này. Người dân chưa kiên quyết với việc phòng chống vi phạm an toàn thực phẩm, khiến vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn còn xu hướng gia tăng.
Hậu quả của thực phẩm diễn biến ngày càng phức tạp và nhiều người ngang nhiên bán những thực phẩm này ra ngoài thị trường. Thực phẩm bẩn gây nhiễm độc tiềm ẩn chất nhiễm độc nếu ăn phải những thức ăn bị mất vệ sinh là vô cùng đáng sợ bởi nó có thể gây ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm. Những căn bệnh chúng ta có thể gặp như ung thư, vô sinh, thai nhi dị tật,…
Gây hậu quả đối với nền kinh tế xã hội. Bởi vì, thực phẩm bẩn khiến nền kinh tế đất nước chậm phát triển, người bị mắc bệnh sẽ tốn chi phí chữa trị và ảnh hưởng đến mắt nhìn, giảm uy tín về thực phẩm của nước ta trên thị trường quốc tế, có sự không tin tưởng trong việc ký hợp đồng xuất khẩu lương thực, thực phẩm của nước ta, làm mất đi tiềm năng kinh tế về việc ngoại thương. Nếu chúng ta không may bị ngộ độc thực phẩm thì sẽ tốn thời gian, tiền bạc để chữa trị và ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và những người thân yêu của chúng ta, mất đi một người trụ cột kinh tế. Tổn thất về thể chất lẫn tinh thần của người mắc bệnh và người thân, gây nên những ảnh hưởng kép. Ngoài ra, thực phẩm bẩn là nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường do dùng thuốc trừ sâu, các chất kích thích độc hại và người trực tiếp phun thuốc cũng bị hậu quả độc hại sau này.
Chúng ta cần có những biện pháp khắc phục hậu quả của thực phẩm bẩn gây ra. Tăng cường biện pháp tuyên truyền, cần tăng mức độ xử phạt đối với các tổ chức và cá nhân sản xuất rau quả mất vệ sinh thực phẩm, thực phẩm tươi sống bảo quản cẩn thận kỹ lưỡng, hợp với ngưỡng bộ y tế đề ra. Nhà nước và cơ quan chức năng ban ngành về đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm phải thường xuyên xuống thanh kiểm tra chất lượng về rau củ quả từ trồng trọt xem các nguồn gốc thu mua chợ đầu mối siêu thị, trung tâm thương mại có đảm bảo hay không. Cục hải quan phải thanh kiểm tra các mặt hàng nhập khẩu đông lạnh vào Việt Nam có trà trộn những thực phẩm hư hỏng đã quá thời hạn sử dụng và vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm thì phải có biện pháp xử phạt hành chính, hình sự một cách nghiêm minh, quyết liệt để răn đe những hành vi cố chấp vi phạm, chỉ chạy đua theo lợi nhuận mà đầu đọc xem thường mạng sống, sức khỏe người tiêu dùng.
Chúng ta lên án, phê phán những người vì chạy đua theo lợi nhuận mà hành động trái với đạo đức lương tâm. Qua đó giúp thức tỉnh lương tri con người, làm ăn lương thiện, làm ăn chân chính không vì lợi bản thân mà bán đi lương tâm của mình. Hãy tự trang bị cho mình vốn kiến thức hiểu biết về thực phẩm sạch để có thể tự lựa chọn những thực phẩm an toàn, và có thể bảo vệ sức khỏe chính mình, có thể kết hợp mô hình trồng rau sạch tại nhà.
Thực phẩm bẩn đang là vấn đề nan giải mà cả xã hội đặc biệt quan tâm. Chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà nhiều người kinh doanh vô lương tâm đã bán thực phẩm bẩn ra ngoài thị trường, sản phẩm kém chất lượng gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Đó đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội và cần phải có những quy định xử phạt nghiêm minh đối với bài toán lương tâm này. Mỗi người cần đồng lòng tẩy chay những hàng kém chất lượng để bài trừ ra khỏi cuộc sống của chúng ta. Hãy là những người tiêu dùng thông minh, phải thật sáng suốt trong việc lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn đảm bảo sức khỏe chính mình và gia đình. Hãy cùng kêu gọi mọi người vì lợi ích, sức khỏe cộng đồng nói không với thực phẩm bẩn, xóa bỏ ra khỏi xã hội, tạo tiền để cho sự phát triển kinh tế của nước nhà.
Bài làm mẫu 2
Một trong những vấn đề xã hội đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay chính là tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta thấy xuất hiện ngày càng nhiều những tin tức hình ảnh về các việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Sử dụng các sản phẩm mất vệ sinh gây ra nhiều hậu quả không tốt đến sức khoẻ của mỗi người. Vậy diễn biến của tình trạng trên đang ra sao, tôi không dám khẳng định trong bài viết này đã thực sự có cái nhìn tổng quan nhưng hi vọng nó sẽ cung cấp cho bạn đọc những nhìn nhận về tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang hằng ngày hằng giờ tồn tại xung quanh cuộc sống chúng ta. Chúng ta sẽ điểm lại một vài sự kiện gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây.
Trước hết là danh sách những sản phẩm độc hại và nguy hiểm có nguồn gốc từ nước ngoài càng ngày càng dài. Thủy sản chứa kháng sinh; trái cây được bảo quản bằng hóa chất không rõ ràng nhưng để ngoài cả tháng không hề tan rã. Lượng mỡ động vật thiu thối được đưa vào sử dụng ở các quán ăn là rất lớn. Rượu không được điều chế bằng cách như các cụ thường làm: Tức là chưng cất tinh bột mà thay vào đó là việc sử dụng đất đèn để nấu rượu... Và chắc hẳn chúng ta cũng chưa quên vụ việc thực phẩm cho chó và mèo ăn thực phẩm chứa chất melamine ở Trung Quốc, kế tiếp ngay sau đó, người ta lại phát hiện thêm sữa cũng hàm chứa chất melamine, hệ quả là có ít nhất là 4 trẻ em thiệt mạng cùng với hàng ngàn em mắc bệnh.
Thực tế cũng đã chỉ ra nhiều bức xúc về vệ sinh an toàn thực phẩm như các vụ ngộ độc tại các bếp ăn tập thể khu công nghiệp. Ví như trong tuần từ 14-19/06/2009 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai đã có tới 5 vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể. Năm 2006: 22 vụ, năm 2007: 21 vụ, năm 2008: 32 vụ với 3.589 người bị ngộ độc. Gần đây nhất, tại cơ sở giết mổ lợn tập trung ở Thịnh Liệt - Hoàng Mai, Hà Nội công suất 1.000 con/đêm, qua kiểm tra 22 ô của 20 chủ hộ kinh doanh giết mổ chỉ có 25% số lợn đưa vào giết mổ được kiểm dịch, giết mổ trực tiếp trên sàn sân, giết mổ không đảm bảo vệ sinh, khu sạch và khử bẩn là một, gây ô nhiễm môi trường và mất vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm trọng.
Từ những dẫn chứng trên ta thấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng trên rất nhiều phương diện điển hình là ở: Sản xuất rau quả, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, thủy sản; chế biến thực phẩm; bếp ăn tập thể, dịch vụ thức ăn đường phố; kiểm soát thực phẩm qua biên giới và trên thị trường.
Một hiện tượng cũng xoay quanh việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm mà hiện nay chúng ta cần phải quan tâm chính là việc vận chuyển lậu thực phẩm kém chất lượng qua đường biên giới đang. Đây đang là vấn đề đau đầu của cơ quan chức năng. Nhiều người dân Việt Nam đang phải ăn lại thứ mà người ta đã thải ra. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, ở gần biên giới Trung Quốc nhiều loại thực phẩm kém chất lượng, nhất là gia cầm, chờ cơ hội thuận tiện là đẩy sang Việt Nam. Một kg gà ở đường biên được mua 8.000 đồng, đến Lạng Sơn được bán với giá 20.000 - 25.000 đồng và về tới Hà Nội lại đắt hơn lên.
Hậu quả của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm chắc chắn ai cũng biết. Nó gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người đặc biệt là các bệnh về đường ruột trong đó điển hình là bệnh tiêu chảy cấp. Cách đây không lâu căn bệnh này đã phát thành dịch bệnh làm không ít người bị mắc phải thậm chí có người đã tử vong. Hiện nay dịch bệnh này đã được đẩy lùi nhưng thực tế ra mà nói nó còn chứa rất nhiều nguy cơ bùng phát lại. Tuy nhiên nếu xét về tổng thể thì chỉ như thế vẫn còn được coi là nhẹ bởi nếu bệnh tái phát được ngay thì có nghĩa nó chỉ biểu hiện ở thế hệ này thôi, nguy hiểm nhất là nó lại không thể hiện ra mà tiềm tàng ẩn náu từ từ phát triển và đợi đến khi ta cảm nhận được thì lúc đó đã quá muộn hoặc lại có thể di truyền cho thế hệ sau. Đơn giản một ví dụ như thế này: Như trên đã đề cập đến vụ việc sữa của Trung Quốc chứa Melamine ai dám đảm bảo rằng tất cả những trẻ em đã dùng sữa đó sẽ không có ảnh hưởng gì đến trí tuệ và sức khỏe sau này. Lượng trẻ em bị nhiễm độc Melamine lớn thế tức là có tác động đến cả một thế hệ suy rộng ra là đến cả tương lai của một quốc gia. Mất vệ sinh an toàn thực phẩm còn gây ra vô số các hậu quả khác. Nó cũng là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hệ sinh thái...
Vi phạm trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay ở nước ta rất nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân là do đâu? Chúng ta chưa thực sự quyết tâm thực hiện tốt công tác này, vì vậy tồn tại nhiều bất cập. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với chăm sóc sức khỏe nhân dân còn chưa được nâng cao và đẩy mạnh. Quan trọng hơn nữa thói quen xấu về mất vệ sinh vẫn là thói quen cố hữu của nhiều người. Ngoài ra, chúng ta vẫn còn yếu kém ở khâu quản lý nhà nước về vấn đề này vẫn thiếu sự quyết tâm, sự đồng bộ. Khâu tổ chức sản xuất để có thực phẩm an toàn cũng chưa ổn mà ngược lại, sản xuất chứa đựng rất nhiều nguy cơ vì manh mún; chất lượng hàng hóa một đằng công bố một nẻo. Đặc biệt, các chế tài xử lý hiện nay chưa đủ mạnh vì vậy hiệu quả ngăn chặn còn thấp. Tuy nhiên chúng ta cũng nên quan tâm đến các nguyên nhân khách quan khác: nền nông nghiệp của nước ta còn nhiều thô sơ lạc hậu, khoa học kĩ thuật áp dụng chưa sâu quan trọng là chưa triệt để, tức là vẫn luôn giữ thói quen nhìn nhận vấn đề còn nông cạn. Đại đa số các hộ làm nông nghiệp thực hiện trên mô hình nông dân nhỏ lẻ, do vậy việc đầu tư đồng bộ từ giống, cây trồng vật nuôi đến việc áp dụng các biện pháp canh tác, nuôi trồng theo quy cách đảm bảo an toàn thực phẩm như GAP, HACCP còn hạn chế. Mặt khác, đầu ra của sản phẩm an toàn còn chưa được chấp nhận phổ biến khi giá của các sản phẩm này cao hơn so với sản phẩm canh tác thông thường. Do vậy, khi kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm lưu thông trên thị trường chúng ta vẫn nhận được các kết quả không như mong muốn, vẫn có tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép, trong rau chiếm từ 11,65-13%, trong quả từ 5-15,15%. Hơn nữa việc xã hội hoá cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể với chính sách mở, người người có thể kinh doanh nên việc kiểm tra các cơ sở buôn bán hóa chất bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, phụ gia thực phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh chỉ quan tâm đến lợi nhuận của các nhân mình mà bất chấp các quy định vệ sinh an toàn; việc kiểm soát, mua nguyên liệu đầu vào chưa đảm bảo đúng yêu cầu vệ sinh an toàn. Người tiêu dùng vẫn chủ quan, chấp nhận những quán hàng ăn không đảm bảo vệ sinh. Vai trò quản lý của các cấp, các ngành trong từng khu vực địa giới chưa được đề cao, chưa có tác dụng sâu sắc.
Vậy để khắc phục việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm chúng ta đã làm gì và cần phải làm thêm những gì nữa? Ở nước ta cũng đã có một số hội bảo vệ người tiêu dùng, nhưng do một số lí do nào đó, các hội này chưa hoạt động tích cực. Theo báo chí cho biết, mặc dù Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (HTC& BVNTD) đã được ra đời trên 20 năm, nhưng Hội chưa bao giờ khởi tố một vụ kiện nào để bảo vệ người tiêu dùng theo tiêu chí hành động của Hội! Thật vậy, trước những lem nhem về thực phẩm bị nhiễm hóa chất và hàng loạt vấn đề an toàn thực phẩm khác xảy ra gần đây, hội bảo vệ người tiêu dùng hầu như chưa có tiếng nói! Hiện nay, HTC& BVNTD phải chờ người tiêu dùng khiếu nại họ mới can thiệp. Đã đến lúc HTC& BVNTD phải thực hiện vai trò “bảo vệ” người tiêu thụ bằng cách tích cực và chủ động điều tra thị trường hơn nữa.
Vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bao gồm cả thể chất và trí tuệ, ảnh hưởng đến giống nòi người Việt Nam; ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Do vậy, đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, mọi người hãy quan tâm nhiều hơn nữa, có trách nhiệm hơn ở mỗi vị trí của mình. Ví dụ: Đầu tiên, người dân cần đặc biệt chú ý tới việc ăn chín, uống sôi. Hãy biết chọn, mua, và chế biến sử dụng thực phẩm an toàn, chỉ mua thực phẩm có đầy đủ nhãn mác, còn hạn sử dụng, rõ nguồn gốc, không có mùi vị lạ, không bị ôi thiu, mốc hỏng... Biết chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn, không gây ngộ độc cho người sử dụng. Người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm cần phải tuân thủ các quy định của nhà nước để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình trước người tiêu dùng và xã hội.
Đúng là vấn đề kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm không thể một sớm một chiều giải quyết ngay được và việc giải quyết nó cũng không phải là trách nhiệm của mỗi cá nhân hay một tổ chức nào cả. Vậy nên để công tác thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm được hiệu quả nhất rất cần đến sự hợp tác tích cực của quần chúng (qua các hiệp hội người tiêu dùng) trong việc giám sát an toàn thực phẩm kết hợp với sự cố gắng nỗ lực của các cơ quan tổ chức. Hi vọng trong thời gian tới việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ có xu hướng giảm. Nó sẽ tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển đất nước bởi chất lượng thực phẩm là thành tố liên quan trực tiếp đến sự phát triển của mỗi con người và mỗi con người đóng vai trò là nhân tố ảnh hưởng tới sự lớn mạnh của mỗi quốc gia.
Bài làm mẫu 3
Xã hội ngày nay đang phát triển hội nhập công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các vấn đề phức tạp ngày càng bùng nổ không kiểm soát. Trong đó, nổi bật lên là vấn đề thực phẩm kém chất lượng đang tràn lan trong thị trường Việt Nam gây ra nhiều tác hại đáng buồn và những bệnh tật không đáng có.
Thực phẩm kém chất lượng hay gọi là thực phẩm bẩn đang tràn lan không chỉ ở Việt Nam mà còn ở tất cả các nước ở trên thế giới nó rất đa dạng và khó phát hiện. Thực phẩm bẩn là gì? Là những thực phẩm không sạch. Nào là thịt bò khô làm từ phổi heo và hóa chất, hay gạo tẩy trắng, thịt bò nhiễm khuẩn, thịt lợn ướp hóa chất tươi như thịt bò, rau phun thuốc kích thích sinh trưởng, rau giá ngâm thuốc nhanh nảy mầm… Quá nhiều vấn đề nhức nhối đang diễn ra, không kịp kiểm soát, ngày càng không thể quản lí hết được. Số liệu giám sát an toàn thực phẩm năm 2015 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cho thấy tỉ lệ đáng báo động. Cụ thể, 16% mẫu thịt phát hiện salmonella, 7,6% mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng, 10,3% mẫu rau có dư lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực phẩm vượt mức, 1,01% mẫu thuỷ sản nhiễm dư lượng hóa chất. Thịt lợn, thịt gà nhiễm bệnh đang tràn lan khắp cả nước, từ chợ nhỏ đến các các chợ lớn, từ vùng quê đến thành phố.
Dẫn đến thực trạng phức tạp đó, là do các cơ sở và người buôn bán muốn thu lợi nhuận nhanh và cao. Thu mua những đồ rẻ rồi bán giá cao, mặc dù đã hiểu rất rõ những nguy cơ tiềm ẩn nhưng vẫn bất chấp bỏ qua. Hàng tấn thịt lợn chết đáng ra phải đem tiêu hủy thì lại được thu mua, sau một đêm thành những miếng thịt thơm ngon bày bán ở khắp các chợ, giá cả cực kì phải chăng. Người tiêu dùng kém hiểu biết, thấy rẻ là ào nhau vào mua, có khi biết đấy là đồ không tốt nhưng vẫn ham rẻ rồi nghĩ là mua về chế biến nóng lên là hết vi khuẩn. Không nghĩ đến các hậu quả khó lường cho bản thân và gia đình mình. Chọn những sản phẩm không có nguồn gốc, nhãn mác, hay cơ sở sản xuất và giá thành chỉ bằng một nửa của các sản phẩm uy tín. Một lí do quan trọng khác là do các cơ quan tổ chức quản lí nhắm mắt bỏ qua, kiểm tra qua loa, một là vì người nhà hoặc là quen biết, biết họ vi phạm nhưng vẫn coi như không có gì. Có trường hợp thì xử phạt tiền rồi mặc họ làm gì thì làm, có nhiều trường hợp tổ chức còn cấu kết với các hành vi phạm pháp đó để thu lợi. Từng người dân, lợn mắc bệnh chết, biết là không tốt nhưng vẫn mổ đem ra chợ bán thu lại vốn, một lí do nhỏ là vì đồng tiền cuộc sống mà bỏ qua sức khỏe, bỏ qua những nguy hại cho xã hội.
Thực phẩm bẩn khi sử dụng quá lâu sẽ gây ra nhiễm độc tiềm ẩn, có thể có người ăn một lần đã nhiễm độc luôn, có người sau một thời gian không biết trước sẽ có ung thư, các rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, gây vô sinh, và chính những hóa chất độc hại gây ra quái thai. Nó gây ra các bệnh mãn tính, là bệnh mắc phải, có biểu hiện phát bệnh lặp lại thường xuyên hoặc theo chu kì, hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn gây bệnh khó hoặc không chữa khỏi được. Thực phẩm bẩn khiến con người giảm tuổi thọ nhanh hơn. Theo nghiên cứu, sử dụng thường xuyên thực phẩm không an toàn có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo. Gây ung thư vòm họng do lối ăn uống sử dụng các đồ ăn lên men hay thực phẩm nấm mốc. Sử dụng thực phẩm tươi sống như thịt lợn, gà… có chứa thuốc bảo quản hay ngâm ủ lâu ngày, dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến tim mạch, run chân tay, giảm hồng cầu. Tồi tệ hơn nữa khi lượng thuốc tích trữ ngày càng nhiều sẽ tác động đến hệ thần kinh, đau đầu, mất ngủ. Các chất hóa học được dùng trong chăn nuôi, tẩy trắng thực phẩm rất nguy hại đến đường tiêu hóa, viêm loét thành ruột đến dạ dày. Nguy hiểm hơn là làm tổn thương đến các mao mạch. Thực phẩm bẩn mọi người thường hay ăn như nem chua, xúc xích… Chất phụ gia, là nguyên nhân khiến bạn mắc các bệnh trực tràng, gây ung thư. Hậu quả nghiêm trọng nhất là gây tử vong, gây sự đau thương mất mát cho nhiều gia đình.
Để giảm thiểu những hậu quả đau buồn đó, không chỉ riêng nhà nước mà từng cá nhân cần chung tay bảo vệ chính bản thân mình. Các tổ chức và cơ quan nên vào cuộc xử phạt nghiêm khắc các hành vi phạm luật và tịch thu hay đóng cửa các cơ quan có dấu hiệu buôn bán thực phẩm bẩn. Tuyên truyền cho người dân am hiểu về vấn đề thực phẩm bẩn và các tác hại của nó. Từng người tiêu dùng mua các sản phẩm tươi, có nguồn gốc xuất xứ cụ thể, có tem nhãn mác đoàng hoàng và có sự kiểm định của thực phẩm sạch. Và tìm mua ở những nơi uy tín, có thương hiệu đoàng hoàng. Nhà nước nên hợp tác và tìm nhiều nguồn thực phẩm sạch hợp lí để cung cấp cho người dân. Mỗi người mua hàng cẩn thận lựa chọn thật tinh ý, không ham rẻ để mua, vì sức khỏe của bạn và gia đình là trên hết.
Vấn đề thực phẩm bẩn đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, nó là vấn đề cấp bách cần được vào cuộc khẩn cấp. Mỗi người hãy là những người tiêu dùng thông thái để bảo vệ chính mình và những người xung quanh. Chung tay tẩy chay hàng kém chất lượng để chúng không có đất tồn tại, xây dựng một cuộc sống mạnh khỏe.
Bài làm mẫu 4
Cùng với dòng chảy của thời gian và sự phát triển của đất nước, đến nay chúng ta không còn phải lo lắng thiếu từng bữa ăn, giấc ngủ. Chúng ta không chỉ được ăn no mà còn được ăn ngon. Đây là dấu hiệu đáng mừng! Tuy vậy, chúng ta lại chưa có được những bữa ăn sạch bởi hàng ngày, thực phẩm bẩn xuất hiện tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đây là một vấn đề nhức nhối mà gần đây đã trở thành “quốc nạn”, ngày đêm đe dọa trực tiếp đến từng cá nhân và toàn thể cộng đồng.
Thực phẩm bẩn là thuật ngữ chỉ chung những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thiếu an toàn, có chứa các chất độc hại vượt mức cho phép gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Đó có thể là những thức ăn bán sẵn được sơ chế và chế biến không đảm bảo vệ sinh, dụng cụ đựng thức ăn chưa được làm sạch. Nguy hiểm hơn, thực phẩm bẩn còn là những nguyên liệu ngay từ đầu đã bị “nhiễm bẩn”: rau bị bơm thuốc kích thích, hoa quả ngâm thuốc bảo quản, thịt lợn tiêm salbutamol để tạo nạc, ngâm tẩm hóa chất để sau một đêm biến thành thịt bò và rất nhiều phương thức khác của “công nghệ chế tạo thực phẩm” mà chúng ta chưa được biết đến. Từng ngày, từng giờ, thực phẩm bẩn đang gặm nhấm sức khỏe của cộng đồng. Chẳng thế mà có người đã từng nói rằng chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa lại ngắn đến thế. Vấn đề này không còn là vấn nạn của một người, một nhà mà đã trở thành chuyện của quốc gia, quốc tế. Nó làm dấy lên nỗi bất an, sự ám ảnh và nhiều khi còn là sự bất lực. Mỗi lần ngồi vào mâm cơm là một lần ta đánh cược với số phận, đem tính mạng phó thác cho hai chữ may rủi.
Vấn nạn thực phẩm bẩn hoành hành ở khắp nơi và gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nhãn tiền là sức khỏe con người bị xâm phạm một cách tàn nhẫn. Ở mức độ nhẹ, thực phẩm bẩn gây ra bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn nhẹ). Đây là căn bệnh duy nhất có thể tự chữa hoặc tự khỏi. Song dù là mức độ nhẹ nhất, nó cũng gây ra các rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh nhẹ hoặc các triệu chứng cấp tính. Ở mức độ nặng hơn, thực phẩm bẩn dẫn đến ngộ độc cấp tính, nếu trở thành bệnh mãn tính sẽ kéo dài dai dẳng hoặc dẫn đến tử vong. Đây quả thực là con đường ngắn nhất từ bữa ăn đến nơi yên nghỉ cuối cùng. Ngay cả khi thực phẩm bẩn không dẫn đến những hậu quả trực tiếp hay ngay lập tức thì nó cũng là chất nhiễm độc tiềm ẩn gây ung thư, vô sinh,... Đau xót hơn, nếu cơ thể người mẹ đang mang thai tích tụ những độc tố ấy sẽ khiến thai nhi trở nên dị dạng. Như vậy, thực phẩm bẩn không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng với một cá nhân, một gia đình hay một thế hệ mà nó còn là mầm mống hủy hoại giống nòi, tàn phá tương lai.
Tác hại nghiêm trọng của thực phẩm bẩn còn ở sự tha hóa, suy đồi nghiêm trọng của nhân cách con người. Truyền thống tốt đẹp bao đời nay “Thương người như thể thương thân”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” giờ đây bị lãng quên trước lợi nhuận đem lại từ thực phẩm bẩn. Lưu hành thực phẩm bẩn, người tiêu dùng bị xâm hại sức khỏe, người bán để mất nhân cách chính mình.
Nguyên nhân phát sinh vấn nạn thực phẩm bẩn nằm ở đâu? Trước hết, nó nằm ngay trong sự tham lam và mờ mắt vì lợi nhuận của kẻ buôn người bán. Điều này khiến con người tự làm hại lẫn nhau. Ngày nay, không chỉ có những người nông dân, những hộ gia đình trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ mà nhiều cơ sở sản xuất tập trung như nhà máy, xí nghiệp cũng đang áp dụng “công nghệ chế tạo thực phẩm bẩn” để trục lợi. Thực phẩm bẩn đầy rẫy xung quanh ta mà khó có cách nào phân biệt được. Không chỉ có mặt trên những phố chợ tự họp, thực phẩm bẩn với khả năng luồn lách khéo léo còn len lỏi vào những siêu thị vốn được người tiêu dùng tin tưởng. Sự kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình?
Cựu thành viên ban nhạc Bức Tường - Trần Nhất Hoàng từng chia sẻ: “Ông trồng chè khoe họ được uống chè từ khu trồng sạch nhà quây riêng dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là trà bẩn để bán. Bà bán rau cũng hân hoan nói nhà mình được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là để bán. Ông bán thịt lợn cũng vậy. Nhưng họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt, họ uống trà sạch nhưng vẫn phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch nhưng vẫn ăn thịt bẩn của kẻ khác... Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi...”. Đằng sau những ông trồng chè, bà trồng rau và ông bán thịt ấy là cả một thị trường chất cấm sôi động và chưa được quản lí chặt chẽ. Nguyên nhân không chỉ nằm ở bề nổi là những sạp hàng bày trước mắt người tiêu dùng mà có nguồn gốc sâu xa từ tất cả các khâu tạo nên thực phẩm. Không chỉ thế, chính người tiêu dùng cũng đang tiếp tay cho vấn nạn này bằng nhiều cách. Có khi bằng sự dễ dãi, thỏa hiệp, có khi bằng sự thiếu thông minh trong lựa chọn thực phẩm. Hơn nữa, tâm lí ham rẻ và dễ dãi trong lựa chọn của người tiêu dùng Việt Nam cũng tạo ra một thị trường rộng lớn và tiềm năng cho thực phẩm bẩn. Cùng với nó là sự quản lí chưa chặt chẽ của lực lượng cơ quan chức năng. Chúng ta có nhiều tội ác bị phạt tù chung thân, thậm chí là tử hình nhưng sản xuất thực phẩm bẩn là ra tay đầu độc cả cộng đồng, là giết người hàng loạt lại chưa bị xử lí thích đáng. Hình ảnh nghệ sĩ Chí Trung trong vai người bán hàng cười hớn hở, cười vui vẻ “em xin chấp nhận nộp phạt”, “phạt không quá hai triệu” trong chương trình Táo quân là một minh chứng cho điều ấy. Mức phạt hành chính quá ít ỏi so với lợi nhuận chẳng thấm vào đâu làm sao đủ sức răn đe, làm sao cho đúng người đúng tội? Đó chẳng phải là cách chúng ta làm ngơ cho đồng bào mình đầu độc lẫn nhau?
Trước tình hình căng thẳng, bức bối đầy rối ren ấy, giải pháp nằm ở chính chúng ta. Mỗi chúng ta cần là nhà tiêu dùng thông thái, lựa chọn thực phẩm một cách kĩ càng. Cả người sản xuất và người tiêu dùng cần tìm hiểu về danh mục chất cấm, về dấu hiệu phân biệt thực phẩm bẩn và thực phẩm sạch. Ý thức tự giác trong bảo vệ bản thân và bảo vệ cộng đồng mới giúp được chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng có biện pháp loại bỏ thực phẩm bẩn nào tốt hơn là những nhà sản xuất tự nâng cao trách nhiệm cộng đồng, lương tâm nghề nghiệp và ý thức cung cấp thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh ra thị trường. Các cơ quan chức năng cũng cần có và phải có biện pháp răn đe nghiêm khắc, hiệu quả hơn. Một dấu hiệu đáng mừng là Bộ luật Hình sự vừa được Quốc hội thông qua quy định cụ thể hình thức tù giam với người sản xuất và kinh doanh thực phẩm bẩn. Từng học sinh cũng cần bảo vệ sức khỏe cho chính mình bằng cách biết nói “không” với những đồ ăn thức uống không rõ nguồn gốc, bày bán mất vệ sinh... tìm hiểu tiêu chuẩn thực phẩm sạch và tham khảo ý kiến người lớn để sử dụng những sản phẩm an toàn.
Vấn đề thực phẩm bẩn đã trở thành quốc nạn nên việc đẩy lùi không thể chỉ trong một sớm, một chiều, cũng không thể chỉ trông chờ vào cơ quan chức năng hay một ban ngành, đoàn thể nào. Mà nó, với “tư cách” là một quốc nạn cần được toàn dân cùng nhau đoàn kết chống lại, cũng giống như cách đây một thế kỉ, chúng ta đã bên nhau đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, đánh đuổi ách thực dân phát xít xâm lược.
Nghị luận thực phẩm bẩn
Bài làm mẫu 1
Thực phẩm độc hại là nguyên nhân gây bệnh cho người dân Việt Nam nhưng vấn đề an toàn thực phẩm vẫn còn là một bài toán chưa có lời giải. Mọi người thường cho rằng xã hội càng hiện đại văn minh, con người ngày càng có tri thức và hiểu biết thì hẳn phải lo lắng cho sức khỏe của thế hệ. Nhưng thực tế là một số người đã bất chấp tạo ra những loại thực phẩm bẩn để phục vụ cho lợi ích của chính mình.
Vấn đề thực phẩm bẩn là một hiện tượng phổ biến, đang diễn ra từng ngày: thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu; làm đổ ruốc bằng hóa chất… Tuy là vấn đề không còn mới mẻ, lạ lẫm với bất cứ người nào nhưng ngày càng ở mức báo động cao gây ra những ảnh hưởng xấu về sức khỏe con người. Theo thống kê, Việt Nam là một trong 18 quốc gia mắc bệnh ung thư cao nhất thế giới và xu hướng số người mắc tăng mạnh. Mỗi năm cả nước có khoảng 150 nghìn ca mới mắc bệnh ung thư, hơn 75 nghìn trường hợp tử vong (cao gấp bảy lần so với người tử vong do tai nạn giao thông). Trong các bệnh nhân ung thư, số người mắc từ việc ăn, uống các thực phẩm chứa chất độc hại chiếm một tỷ lệ đáng kể. Trên thực tế, không chỉ có người dân sản xuất nhỏ lẻ để bán mà còn có các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hàng loạt sản phẩm kém chất lượng, những thực phẩm độc hại cung cấp cho người tiêu dùng nhằm thu lợi. Nhóm người này chỉ chú ý đảm bảo an toàn cho những thực phẩm mà mình sử dụng hàng ngày còn coi thường chất lượng của sản phẩm đem bán, tiêu thụ. Nguyên nhân khiến những người kinh doanh không quan tâm sức khỏe của người khác chính là vấn đề lợi nhuận. Vì lợi nhuận nên khi trồng trọt, chăn nuôi họ thường sử dụng các loại chất kích thích, các hóa chất độc hại thì cây trồng vật nuôi sẽ phát triển nhanh, ít sâu bệnh, nhanh thu lợi. Đi liền mục đích lợi nhuận chính là sự xuống cấp về lương tâm, đạo đức và là biểu hiện của một trình độ nhận thức hẹp hòi, ích kỷ.
Gần đây báo có đăng một số nơi đã tự trồng rau củ tại nhà để đảm bảo có rau sạch cho bữa ăn hằng ngày. Nhiều người đã tự chăn nuôi gia súc gia cầm để có nguồn thịt đảm bảo. Họ chia sẻ rằng chi phí bỏ ra ban đầu dù lên tới tiền triệu hay thậm chí cả chục triệu đồng nhưng được ăn rau sạch do chính tay mình ươm mầm, chăm sóc thì dù đắt đến mấy cũng không thành vấn đề. Việc trồng rau trong thùng xốp trên sân thượng được cho là một cách ứng phó hiệu quả nhất của người dân đối với tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là rau củ như hiện nay. Với những khoản chi phí nhỏ ban đầu để mua thùng xốp, các giá thể, hạt giống hay lớn hơn là xây dựng hệ thống chống thấm thì việc tự trồng rau tại nhà được coi như giúp giảm một phần chi phí trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy sản lượng rau củ này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của xã hội nhưng cũng giúp đỡ phần nào mối lo về chất lượng thực phẩm của một số gia đình, trồng rau tưới cây còn là một phương pháp giải trí lành mạnh giúp con người tập trung, thoải mái tinh thần.
Bài làm mẫu 2
Sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã đem đến nhiều thành tựu về khoa học - kĩ thuật cũng như sự tiến bộ trong cuộc sống con người. Tuy nhiên bên cạnh đó, nó cũng dẫn đến nhiều hệ lụy khác nhau như vấn đề ô nhiễm môi trường, hiện tượng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính,..... Một trong số những vấn đề mang tính thời sự đó, "thực phẩm bẩn" trở thành vấn đề nan giải bởi những hậu quả mà nó gây ra.
"Thực phẩm bẩn" là cụm từ dùng để chỉ những sản phẩm - đồ ăn và thức uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có chứa những vi sinh vật có hại và tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe con người. Đó có thể là những sản phẩm đã bốc mùi hôi thối nhưng được hô biến bằng những chất tẩy nhuộm, phụ gia để trở thành những sản phẩm hấp dẫn, xanh tươi và đẹp mắt hoặc vô số loại rau, củ phát triển một cách nhanh chóng do tác dụng của các loại thuốc kích thích, các sản phẩm từ thịt chứa những hooc - môn nguy hiểm đối với con người do sử dụng thuốc tăng trọng hay vô số những thực phẩm chế biến sẵn có chứa những chất cấm, chất bảo quản vượt ngưỡng cho phép so với quy định trong ngành sản xuất thực phẩm,.... Từ những biểu hiện cụ thể trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy thực phẩm bẩn đang được sản xuất và bày bán một cách tràn lan, vượt xa tầm kiểm soát. Vậy thì nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng này?
Thật không khó để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi vì sao thực phẩm bẩn lại được bày bán một cách công khai và tràn lan, thậm chí lấn át thực phẩm sạch. Điều này xuất phát từ chính ý thức cũng như hành động, thái độ của con người. Do tâm lí buôn bán "một vốn bốn lời", để thu về lợi nhuận cao từ việc buôn bán thực phẩm, các thương lái sẵn sàng sử dụng chất cấm, chất bảo quản để tăng thêm thời hạn sử dụng của các loại rau, củ, quả. Người trồng muốn đẩy nhanh sự sinh trưởng của cây trồng và rút ngắn thời gian chăm sóc nên không hề đắn đo, ngần ngại khi sử dụng những loại thuốc kích thích, tăng trưởng. Thậm chí, dù người cung cấp và người buôn bán đều biết rõ nguồn thực phẩm đang gặp những vấn đề về an toàn nhưng vẫn thỏa hiệp và tung ra thị trường. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thịt lợn bị nhiễm sán nhưng không hề bị đem đi tiêu hủy mà vẫn xuất hiện trên các kệ bày bán. Và việc sản xuất, cung cấp thực phẩm bẩn chắc chắn xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng, bởi có "cung" ắt hẳn phải do "cầu".
Việc chuộng những sản phẩm có giá thành rẻ, mẫu mã bắt mắt mà không hề quan tâm đến chất lượng, quy trình sản xuất là tâm lí chung của người tiêu dùng. Chính điều này đã làm giảm đi những giá trị bền vững mà thực phẩm sạch mang lại. Không chỉ dừng lại ở đó, không ít người tiêu dùng mang trong mình quan điểm "ăn bẩn sống lâu" đầy lạc hậu để ngụy biện cho hành vi sử dụng thực phẩm bẩn và thờ ơ với chính sức khỏe - tài sản vô cùng quý giá đối với mỗi một con người. Như vậy, vì lợi ích trước mắt mà con người đã vô tình thỏa hiệp và đặt những bước chân của mình vào thế giới của bệnh tật đầy những hiểm nguy do thực phẩm bẩn gây ra bằng con đường dạ dày. Ngoài ra, việc quản lí lỏng lẻo, kiểm định vệ sinh không chặt chẽ cũng tạo ra một môi trường thuận lợi cho thực phẩm bẩn xuất hiện và tồn tại.
Ít ai có thể ngờ rằng, sự qua loa và thờ ơ trong việc lựa chọn thực phẩm lại dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng không kém hậu quả do những vấn đề như chiến tranh và ô nhiễm môi trường gây ra. Trước hết, sử việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc và chứa các chất độc hại làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng như ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,.... Không chỉ dừng lại ở đó, các chất hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng, chất bảo quản còn ngấm dần và thấm sâu vào tế bào và cơ thể con người, trở thành nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh vô cùng nguy hiểm, trong đó có ung thư. Theo số liệu thống kê của Bộ y tế vào năm 2015, số người mắc bệnh ung thư do thực phẩm bẩn gây ra chiếm khoảng 35% trên tổng số 150.000 người mắc căn bệnh hiểm nghèo này. Như vậy, thực phẩm bẩn chính là tác nhân gây hại đe dọa sức khỏe và tính mạng của con người. Thậm chí, nó còn là mầm mống phá hủy giống nòi và tương lai của nhân loại. Trong thời gian gần đây, dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng về sự việc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể là thịt lợn bị nhiễm sán gạo nổi đầy hạch trắng hay thịt gà đông lạnh từ lâu xuất hiện trong bữa ăn và thực đơn của các em nhỏ tại một trường mầm non trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Như vậy, chính sự nhẫn tâm, vô trách nhiệm trong việc chọn lọc và kiểm soát nguồn thức ăn đã vô tình khiến các em nhỏ gặp những mối nguy hại khôn lường về sức khỏe.
Những hiểm họa do thực phẩm bẩn gây ra đã gióng lên hồi chuông báo động về sức khỏe và tính mạng con người. Tuy nhiên, làm như thế nào để phòng và tránh các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm lại là câu hỏi không dễ gì tìm ra đáp án. Trước hết, để thực hiện được điều này, mỗi một con người cần nâng cao ý thức của chính bản thân mình qua những hành động cụ thể. Chúng ta có thể hạn chế tiếp xúc với thực phẩm bẩn bằng việc tự trồng hoặc lựa chọn nguồn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ và minh bạch trong vấn đề kiểm định vệ sinh an toàn.
............
Tải file tài liệu để xem thêm bài văn nghị luận về thực phẩm bẩn