Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, theo đó, Nghị định quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư,…
Điểm nổi bật của nghị định 50/2016/NĐ-CP
1. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
Nghị định số 50 quy định phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng hoặc vượt tiêu chuẩn, định mức đã được phê duyệt.
2. Hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam và hoạt động đầu tư ra nước ngoài, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
Theo Nghị định 50/2016, phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Lập hồ sơ không chính xác, không trung thực để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Không thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp thay đổi nội dung dự án đầu tư ra nước ngoài;
- Không thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài để tăng vốn, mở rộng hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
- Dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư khác ở nước ngoài nhưng không thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho dự án đầu tư đó.
3. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đấu thầu, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
- Nghị định số 50 năm 2016 quy định phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng đối với hành vi không tiến hành thương thảo hợp đồng trong lựa chọn nhà thầu, đàm phán sơ bộ hợp đồng trong lựa chọn nhà đầu tư.
- Nghị định 50/2016/NĐ-CP còn quy định phạt tiền từ 15 đến 20 triệu đồng đối với hành vi ký hợp đồng trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
4. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
- Phạt tiền từ 2 đến 5 triệu đồng đối với hành vi không chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khi công ty không còn đủ số lượng thành viên, cổ đông tối thiểu theo quy định trong thời hạn 6 tháng liên tục.
- Nghị định số 50/2016/NĐ phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn điều lệ như đã đăng ký.
Nội dung các chương trong Nghị định 50/2016/NĐ-CP
Chương I: Quy định chung
- Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng bị xử phạt
- Điều 3. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 4. Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Chương II: Các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
Mục 1. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, hình thức xử phạt ...
- Điều 5. Vi phạm các quy định về Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo ...
- Điều 6. Vi phạm về việc báo cáo, cung cấp thông tin trong hoạt động đầu tư công
- Điều 7. Vi phạm về việc theo dõi, đánh giá, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công
- Điều 8. Vi phạm quy định về sử dụng vốn đầu tư công
- Điều 9. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư sử dụng vốn đầu tư công có cấu phần xây dựng
- Điều 10. Vi phạm về báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 11. Vi phạm về quản lý thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức ...
- Điều 12. Vi phạm về chế độ báo cáo và cung cấp thông tin đối với chương trình, dự án ODA
Mục 2. Hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư tại việt nam và hoạt động đầu tư ra nước ngoài ...
- Điều 13. Vi phạm các quy định về hoạt động đầu tư tại Việt Nam
- Điều 14. Vi phạm các quy định về sử dụng vốn nhà nước để đầu tư, kinh doanh
- Điều 15. Vi phạm các quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài
- Điều 16. Vi phạm các quy định về ưu đãi đầu tư
- Điều 17. Vi phạm quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)
Mục 3. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đấu thầu, hình thức xử phạt và biện pháp khắc ...
- Điều 18. Vi phạm các quy định về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
- Điều 19. Vi phạm các quy định về hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
- Điều 20. Vi phạm các quy định về tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ ...
- Điều 21. Vi phạm quy định về thương thảo hợp đồng đối với lựa chọn nhà thầu và đàm phán sơ bộ hợp đồng ...
- Điều 22. Vi phạm quy định về đăng tải thông tin trong đấu thầu
- Điều 23. Vi phạm hành chính khác về đấu thầu
Mục 4. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh ...
- Điều 24. Vi phạm quy định về kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
- Điều 25. Vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Điều 26. Vi phạm quy định về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Điều 27. Vi phạm quy định về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước
- Điều 28. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp
- Điều 29. Vi phạm quy định về đăng ký người thành lập doanh nghiệp
- Điều 30. Vi phạm quy định về chế độ báo cáo và thực hiện yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh
- Điều 31. Vi phạm quy định về về việc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Điều 32. Vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác
- Điều 33. Vi phạm quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Điều 34. Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp
- Điều 35. Vi phạm quy định về Ban kiểm soát
- Điều 36. Vi phạm quy định về giải thể doanh nghiệp
- Điều 37. Vi phạm quy định về thành lập, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa Điểm kinh ...
- Điều 38. Vi phạm quy định về doanh nghiệp tư nhân
- Điều 39. Vi phạm quy định đối với doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con
- Điều 40. Vi phạm quy định đối với doanh nghiệp xã hội
- Điều 41. Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh
- Điều 42. Vi phạm về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh
- Điều 43. Vi phạm quy định về đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh và thực hiện yêu cầu của ...
- Điều 44. Vi phạm quy định về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh
- Điều 45. Vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 46. Vi phạm các quy định về vốn góp và đăng ký vốn góp đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 47. Vi phạm các quy định về thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 48. Vi phạm các quy định về cung cấp thông tin của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 49. Vi phạm các quy định về tổ chức lại hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 50. Vi phạm các quy định về đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện và địa Điểm kinh doanh ...
Chương III: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 51. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 52. Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 53. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế
- Điều 54. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường
- Điều 55. Phân định thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư, Thuế và Quản lý thị trường
- Điều 56. Xác định thẩm quyền xử phạt
- Điều 57. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Chương IV: Điều khoản thi hành
- Điều 58. Hiệu lực thi hành
- Điều 59. Điều Khoản chuyển tiếp
- Điều 60. Trách nhiệm thi hành
Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/07/2016.