Trang chủ Tài liệu Văn bản Pháp luật

Nghị định 155/2016/NĐ-CP - thuviensachvn.com

Nghị định 155/2016/NĐ-CP

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Nghị định 155/2016/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 18/11/2016 quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Theo đó, tăng mức phạt tiền (tăng từ 10 đến 25 lần) từ ngày 01/02/2017 đối với hành vi gây mất vệ sinh khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng, cụ thể như sau:

  • Vứt, thải, bỏ đầu, mẩu thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 0.5 đến 1 triệu đồng.
  • Vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng.
  • Vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố, vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc vào hệ thống thoát nước mặt trong khu đô thị sẽ bị phạt tiền từ 5 đến 7 triệu đồng.
  • Vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng.

Nghị định 155/2016/NĐ-CP sẽ thay thế cho Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013.

Mục lục nghị định 155/2016/NĐ-CP

Chương I: Những quy định chung

  • Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
  • Điều 2. Đối tượng áp dụng
  • Điều 3. Giải thích từ ngữ
  • Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
  • Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
  • Điều 6. Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và sử dụng thông số môi trường để xác định hành vi vi phạm hành chính, mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
  • Điều 7. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong việc phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Chương II: Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

  • Điều 8. Vi phạm các quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường
  • Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường và dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
  • Điều 10. Vi phạm các quy định về thực hiện đề án bảo vệ môi trường
  • Điều 11. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà không có kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường
  • Điều 12. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tại cơ sở, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh và dịch vụ tập trung, làng nghề và khu nuôi trồng thủy sản
  • Điều 13. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường
  • Điều 14. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường
  • Điều 15. Vi phạm các quy định về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường
  • Điều 16. Vi phạm các quy định về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường
  • Điều 17. Vi phạm các quy định về tiếng ồn
  • Điều 18. Vi phạm các quy định về độ rung
  • Điều 19. Hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
  • Điều 20. Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường
  • Điều 21. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại
  • Điều 22. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại
  • Điều 23. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại
  • Điều 24. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
  • Điều 25. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
  • Điều 26. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, sản xuất chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải
  • Điều 27. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển
  • Điều 28. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư
  • Điều 29. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đất
  • Điều 30. Vi phạm các quy định về hoạt động, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người
  • Điều 31. Vi phạm các quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ
  • Điều 32. Vi phạm các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
  • Điều 33. Vi phạm các quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu
  • Điều 34. Vi phạm các quy định trong hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm và phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường và bảo vệ môi trường đối với hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y
  • Điều 35. Vi phạm các quy định về nộp phí bảo vệ môi trường, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
  • Điều 36. Vi phạm các quy định về thu thập, quản lý, khai khác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường
  • Điều 37. Vi phạm các quy định về bảo vệ, sử dụng công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường
  • Điều 38. Vi phạm các quy định về hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
  • Điều 39. Vi phạm các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên
  • Điều 40. Vi phạm các quy định về loài thực vật hoang dã, giống cây trồng, nấm, vi sinh vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
  • Điều 41. Vi phạm các quy định về bảo vệ các loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ các khu bảo tồn thuộc hệ thống rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển
  • Điều 42. Vi phạm các quy định về quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
  • Điều 43. Vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại
  • Điều 44. Vi phạm các quy định về quản lý, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen
  • Điều 45. Vi phạm các quy định về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen
  • Điều 46. Vi phạm các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen
  • Điều 47. Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

Chương III: Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

  • Điều 48. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
  • Điều 49. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
  • Điều 50. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành
  • Điều 51. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác
  • Điều 52. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm về môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Điều 53. Trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
  • Điều 54. Thủ tục tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc bị buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan
  • Điều 55. Kiểm tra, thanh tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
  • Điều 56. Quy định về biên bản, thẩm quyền lập biên bản và quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
  • Điều 57. Công bố công khai thông tin; thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
  • Điều 58. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt; trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
  • Điều 59. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động hoặc cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
  • Điều 60. Trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan trong việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Chương IV: Điều khoản thi hành

  • Điều 61. Điều khoản chuyển tiếp
  • Điều 62. Hiệu lực thi hành
  • Điều 63. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

Phụ lục ban hành kèm theo nghị định 155/2016/NĐ-CP

Phụ lục 1: Danh mục các thông số môi trường nguy hại trong chất thải

Phụ lục 2: Danh mục một số mẫu văn bản, báo cáo khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (gồm 3 mẫu)

  • Mẫu 01: Báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường đã thực hiện khắc phục hậu quả vi phạm
  • Mẫu 02: Văn bản chấp thuận cho phép vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường đã thực hiện khắc phục hậu quả vi phạm
  • Mẫu 03: Báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

Liên kết tải về

downicon Nghị định 155/2016/NĐ-CP
doc Nghị định 155/2016/NĐ-CP 1

Chủ đề liên quan

Tài liệu

Văn bản Pháp luật

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK