Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định nội dung ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng gồm: phát hiện, cảnh báo xung đột thông tin trên mạng, xác định nguồn và loại trừ xung đột thông tin mạng, tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin mạng tại Việt Nam.
Theo đó, cơ quan nghiệp vụ có trách nhiệm ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng. Việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng phải bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Công tác này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục; chủ động phát hiện, ngăn chặn, khắc phục kịp thời và hiệu quả, không để xảy ra chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng dưới mọi hình thức.
Các nội dung ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng gồm: Giám sát, phát hiện, cảnh báo xung đột thông tin trên mạng; Xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng; Chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng; Thông tin, tuyên truyền, giáo dục và hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng. Chủ quản hệ thống thông tin chịu trách nhiệm trong việc tổ chức khắc phục xung đột thông tin trên mạng thuộc phạm vi quản lý và chịu sự điều hành của cơ quan nghiệp vụ trong việc tổ chức khắc phục xung đột thông tin trên mạng. Các cơ quan nghiệp vụ chịu trách nhiệm loại trừ xung đột thông tin trên mạng. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ để loại trừ xung đột thông tin trên mạng./.
Nội dung nghị định 142/2016/NĐ-CP được tóm lược qua mục lục
Chương I: Quy định chung
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
- Điều 5. Kinh phí đảm bảo
- Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan nghiệp vụ
- Điều 7. Cung cấp thông tin
Chương II: Nội dung ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
Mục 1: Giám sát, phát hiện, cảnh báo xung đột thông tin trên mạng
- Điều 8. Giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng
- Điều 9. Tiếp nhận và xử lý xung đột thông tin trên mạng
Mục 2. Xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng
- Điều 10. Nội dung xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng
- Điều 11. Kết quả xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng
- Điều 12. Vai trò, trách nhiệm trong xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng
Mục 3. Chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng
- Điều 13. Chặn lọc thông tin trên mạng
- Điều 14. Khắc phục xung đột thông tin trên mạng
- Điều 15. Loại trừ xung đột thông tin trên mạng
Mục 4. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục và hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
- Điều 16. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
- Điều 17. Nội dung hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
- Điều 18. Từ chối hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
Chương III: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
- Điều 19. Quản lý nhà nước về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
- Điều 20. Bộ Quốc phòng
- Điều 21. Bộ Công an
- Điều 22. Bộ Thông tin và Truyền thông
- Điều 23. Bộ Ngoại giao
- Điều 24. Bộ Khoa học và Công nghệ
- Điều 25. Bộ Tài chính
- Điều 26. Các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 27. Tổ chức, cá nhân
- Điều 28. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet
Chương IV: Điều khoản thi hành
- Điều 29. Hiệu lực thi hành
- Điều 30. Trách nhiệm thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2016.