Tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Nêu những thu nhận bổ ích qua Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ, được Download.vn giới thiệu.
Nội dung sẽ bao gồm dàn ý và 2 bài văn mẫu lớp 8. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu những thu nhận bổ ích của em qua đọc văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ.
Nêu những thu nhận bổ ích của em
Những thu nhận bổ ích qua văn bản - Mẫu 1
Nhờ có văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ mà tôi đã có thêm những kiến thức bổ ích về lũ lụt. Không chỉ có những tác hại, lũ lụt cũng đem đến một số lợi ích nhất định cho con người, đặc biệt là với người dân ở miền châu thổ sông Cửu Long. Người dân Đồng bằng sông Cửu Long dần nhận ra không thể “sống” thiếu lũ. Họ mong đợi những trận lũ lớn bởi năm nào có lũ lớn là năm đó cá nhiều, chim nhiều, sản vật mùa lũ nhiều,... Không chỉ vậy, chắc chắn năm sau việc canh tác sẽ trúng mùa, sản lượng cao. Cuối mùa lũ cũng là mùa thu hoạch vụ mùa cuối năm, chim én tụ về thành từng đàn. Chính vì vậy, con người cần phải thay đổi tâm lí từ sống chung sang chào đón lũ.
Những thu nhận bổ ích qua văn bản - Mẫu 2
Văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ đã giúp tôi hiểu hơn về cuộc sống của người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long. Từ xưa đến nay, lũ lụt được coi là một thiên tai nguy hiểm, cần phải phòng tránh. Tuy nhiên, đối với người dân miền sông nước, lũ lụt lại đem đến nhiều lợi ích. Những trận lũ lớn sẽ làm xuất hiện rất nhiều chim cò và sản vật của nước lũ. Đồng thời, cơn lũ còn quét sạch đi những chất cặn bẩn trong đất và nguồn nước bị nhiễm mặn, chất hóa học, và để lại nguồn nước dồi dào đầy bể, ao cùng nền đất màu mỡ, đầy ắp phù sa. Sự màu mỡ của đất và nguồn nước dồi dào mà lũ mang lại đó, chính là chìa khóa thành công cho mùa màng ở đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất nước ta. Như vậy, người dân ở vùng châu thổ sông Cửu Long đã dần học cách sống chung với lũ, và ngóng chờ mỗi trận lũ đổ về.