Bài tập Tết môn Ngữ văn 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu cực hay dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
TOP 5 Phiếu bài tập Tết Ngữ văn 9 được biên soạn bám sát nội dung chương trình SGK hiện hành. Qua đó giúp các em có nhiều tư liệu ôn luyện, củng cố khắc sâu các kiến thức trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Đồng thời giúp thầy cô nhanh chóng giao bài tập Tết 2024 cho học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm bài tập Tết môn Toán 9, bài tập Tết môn Tiếng Anh 9.
Lưu ý: Các con trình bày bài ra giấy kiểm tra theo các đề, nộp lại cho giáo viên bộ môn sau khi đi học trở lại.
Bài tập Tết môn Ngữ văn 9 năm 2023 - 2024
I. Nội dung kiến thức chung:
- Học thuộc các văn bản thơ kì I, kì Đọc lại nhiều lần văn bản văn xuôi.
- Học kiến thức cơ bản và phần phân tích chi tiết.
- Hoàn thành các bảng thống kê theo mẫu.
1. Văn bản thơ:
TT | Tên văn bản, tác giả | HCST/ xuất xứ | Thể thơ | PTBĐ | Mạch cảm xúc | Bố cục | Ý nghĩa nhan đề | Chủ đề | Nội dung | Nghệ thuật đặc sắc |
2. Văn bản truyện:
TT | Tên văn bản, tác giả | HCST/ xuất xứ | PTBĐ | Tình huống truyện, tác dụng | Ngôi kể, tác dụng | Ý nghĩa nhan đề | Chủ đề | Nội dung | Nghệ thuật đặc sắc |
II. Phiếu bài tập ôn luyện
ĐỀ SỐ 1
Bài tập 1: Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, tác giả Phạm Tiến Duật đã viết những câu thơ đậm chất lính về cuộc sống của những chiến sĩ lái xe qua khổ thơ:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1. Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
Câu 2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính không chỉ khắc họa chân thực về hình ảnh người lính lái xe mà còn miêu tả rất độc đáo những chiếc xe không kính. Theo em, những nét nào tạo nên sự độc đáo, khác lạ cho bài thơ trên?
Câu 3. Nêu ý nghĩa của các phép tu từ trong câu thơ “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”.
Câu 4. Khổ cuối bài thơ thể hiện tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của những chiên sĩ lái xe. Bằng đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, hãy làm rõ điều đó. Trong đoạn có sử dụng một câu phủ định và một câu có lời dẫn trực tiếp. (Gạch chân, chỉ rõ).
Câu 5: Trong một tác phẩm thơ khác thuộc chương trình Ngữ văn 9 cũng có câu nhắc đến một cái "chung" rất xúc động. Hãy chép chính xác câu thơ đó và cho biết tên tác phẩm, tác giả.
ĐỀ SỐ 2
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
… “Hãy tiếp tục làm những điều mà trái tim bạn tin rằng nó đúng với bản thân. Hãy để giấc mơ của bạn lớn mạnh hơn nỗi sợ hãi và hãy để hành động của bạn nói thay những lời sáo rỗng. Đừng để bản thân sống bằng sự may rủi, hãy sống bằng những lựa chọn của chính bạn. Thay vì luôn đổ lỗi bản thân thì tại sao bạn không thay đổi? Đừng để những quyết định của bạn nằm trên miệng lưỡi của người khác.
Bạn nói bạn không học giỏi toán nhưng thực sự bạn không chịu học. Bạn nói bạn không biết làm thơ thật ra thì bạn chưa hề làm thơ. Năng khiếu có thể là tự nhiên nhưng các kỹ năng chỉ có thể được phát triển bởi từng giờ, từng ngày tập luyện.
Đây là cuộc đời của bạn, và chỉ duy nhất của bạn. Người khác có thể cùng đi với bạn, nhưng không ai có thể đi thay nó cho bạn.”
(Theo Tùng Khuê - CareerLink.vn từ “Mười lời khuyên hữu ích cho bản thân”)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.
Câu 2. Xét theo mục đích nói, người viết đã sử dụng liên tiếp những kiểu câu gì trong đoạn văn in đậm? Việc sử dụng liên tiếp những câu đó nhằm mục đích gì?
Câu 3. Từ nội dung đoạn trích cùng những hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi để làm sáng tỏ nhận định: Chuyện ta cần làm trong đời không phải vượt lên trên người khác mà là vượt lên trên chính bản thân mình.
ĐỀ SỐ 3
Bài tập: Bếp lửa (Bằng Việt ) là tiếng thơ của một tấm lòng có cội nguồn. Bài thơ đã thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương.
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sắn
Một ngọn lửa, chứa niềm tin dai dẳng...
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2019) Câu 1. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu 2. Vì sao ở hai câu dưới tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”? “Ngọn lửa ” ở đây có ý nghĩa gì?
Câu 3. Từ hiểu biết của em về bài thơ, thực tế cuộc sống, viết đoạn văn khoảng một trang giấy kiểm tra trình bày suy nghĩ về ý kiến: Quê hương là nơi chân ta có thể rời đi nhưng tim ta vẫn mãi ở đó.
Câu 4. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 9 được sáng tác cùng giai đoạn với bài thơ “ Bếp lửa” (ghi rõ tên tác giả).
........
Tải file tài liệu để xem thêm Bài tập Tết môn Ngữ văn 9