Mở bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm 25 mẫu mở bài ấn tượng, hay nhất bao gồm cả mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Qua mở bài hay về bài thơ Nhàn giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý ôn tập biết cách viết mở bài ngắn gọn, súc tích, gọi tên được vấn đề để lại ấn tượng tốt đẹp đối với người chấm.
Mở bài Nhàn siêu hay xoay quanh các dạng bài như: phân tích bài thơ Nhàn, cảm nhận bài thơ Nhàn, phân tích triết lí nhân sinh trong bài Nhàn hay quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Vậy sau đây là 25 mẫu mở bài Nhàn siêu hay, mời các bạn cùng theo dõi tài liệu và tải tại đây.
Mở bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Mở bài quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Mở bài mẫu 1
Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ làm quan tám năm sau đó trở về ở ẩn. Bởi vậy, thơ ca của ông thấm đượm triết lí sống nhàn. Sự nghiệp sáng tác của ông cho thấy quan niệm sống nhàn hết sức phong phú, phức tạp. Và trong bài thơ Nhàn đã phần nào thể hiện được sự phong phú về quan điểm sống ấy. Trước hết, quan điểm sống nhàn ở Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện ở lối sống hòa hợp, thuận theo tự nhiên.
Mở bài mẫu 2
Nguyễn Bỉnh Khiêm từ bỏ chốn quan trường triều Mạc về quê dạy học và sống nhàn tản, sống hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao vượt lên trên danh lợi. Quan niệm sống nhàn của vị Trạng Trình ấy được thể hiện qua bài thơ " Nhàn" viết bằng chữ Nôm, rút trong tập "Bạch Vân quốc ngữ thi". " Nhàn" là quan niệm sống, là lời tâm sự về cuộc sống, sở thích cá nhân.
Mở bài mẫu 3
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ với những quan niệm sống, triết lý sống sâu sắc mới mẻ vượt tầm thời đại, mà có thể nói bài thơ Nhàn với quan niệm sống Nhàn là một trong những tuyệt cú thể hiện rất rõ tư tưởng lớn của nhà thơ. Qua từng câu khai, thừa, triển, hợp nhà thơ dần mở rộng và phát triển quan niệm sống nhàn độc đáo, mới mẻ, sâu sắc của mình. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm nhàn không chỉ là một quan niệm, triết lý sống mà dường như còn là kim chỉ nam để thi nhân hướng người đọc đến thế giới chân thiện mỹ.
Mở bài phân tích bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Mở bài 1
Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm, từng làm quan nhưng vì cảnh quan trường nhiều bất công nên ông đã cáo quan về ở ẩn; sống cuộc sống an nhàn, thảnh thơi. Ông còn được biết đến là nhà thơ nổi tiếng với hai tập thơ tiếng Hán “Bạch Vân am thi tập” và tập thơ tiếng Nôm “Bạch Vân quốc ngữ thi”. Bài thơ “Nhàn “được rút trong tập thơ “Bạch Vân am thi tập”. Bài thơ được viết bằng thể thất ngôn bát cú đường luật, là tiếng lòng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về một cuộc sống nhiều niềm vui , an nhàn và thanh thản nơi đồng quê.
Mở bài 2
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) quê ở làng Trung Am, xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng, ông đỗ Trạng nguyên năm 1535 và ra làm quan dưới triều nhà Mạc. Ông đã để lại cho đời tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập (khoảng 700 bài) và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi (khoảng trên 170 bài). Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ca ngợi ý chí thành cao của kẻ sĩ và biểu dương quan niệm sống nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội đương thời.
Mở bài 3
Chốn quan trường thời xưa ai cũng mong hòng có một chân trong những chức phận trong cung, người muốn thì nhiều mà người không muốn rời bỏ chốn quan trường thì ít. Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm một bậc quân thần trung quân ái quốc và một nhà nho đại tài đã trở về quê ở ẩn. Trong khoảng thời gian ở ẩn Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sáng tác bài thơ Nhàn thể hiện sự nhàn rỗi của mình khi rời bỏ chốn quan trường, đồng thời nói lên những quan điểm của mình về chốn quan trường ấy, “dại” hay “khôn” chỉ có thể đọc thơ của ông mới hiểu hết được quan điểm ấy.
Mở bài 4
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là người có học vấn uyên thâm. Ông là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại cho dân tộc hai tập thơ chữ Hán và chữ Nôm đó là: Bạch vân am thi tập (chữ Hán khoảng 700 bài) và Bạch vân quốc ngữ thi (chữ Nôm khoảng 170 bài). Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ si, thú thanh nhàn đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội. Nhàn là bài thơ Nôm trích từ Bạch vân quốc ngữ thi.
Mở bài 5
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là người có học vấn uyên thâm. Tuy nhiên khi nhắc đến ông là làm mọi người phải nghĩ đến việc, lúc ông còn làm quan ông đã từng dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần nhưng đã không thành công nên ông đã cáo quan về quê. Do học trò của ông đều là những người nổi tiếng nên được gọi là Tuyết Giang Phu Tử. Ông là người có học vấn uyên thâm ,là nhà thơ lớn của dân tộc.
Mở bài 6
“Thơ khởi phát từ lòng người ta”, chứa đựng biết bao nhiêu rung cảm, trăn trở nơi người cầm bút. Một tác phẩm thơ chân chính, muốn vượt lên sức mạnh của thời gian, của lòng người, ẩn chứa trong đó những tình cảm thật, suy nghĩ thật và phải được viết lên từ mồ hôi và nước mắt của nhà thơ. Với “Nhàn”, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã gửi tới người đọc những quan niệm, triết lí sâu sắc về con người, thời đại mà cho đến tận ngày nay người ta vẫn phải suy ngẫm.
Mở bài 7
Nguyễn Bỉnh Khiêm sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam: Lê – Mạt xưng hùng, Trịnh – Nguyễn phân tranh. Trong những chấn động làm rạn nứt những quan hệ nền tảng của chế độ phong kiến, ông vừa vạch trần những thế lực đen tối làm đảo lộn cuộc sống nhân dân , vừa bảo vệ trung thành cho những giá trị đạo lí tốt đẹp qua những bài thơ giàu chất triết lí về nhân tình thế thái, bằng thái độ thâm trầm của bậc đại nho.
Mở bài 8
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà tri thức nho học lỗi lạc của nước ta thế kỉ XVI, được tôn làm trạng trình. Ông là người có khi tiết, có nhân cách, có trí tuệ hơn người. Nhắc đến Nguyễn Bỉnh Khiêm người ta thường nghĩ đến triết lí sống nhàn như một kiểu phản ứng với thời thế nhiễu nhương. Tác phẩm Nhàn được rút trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi, một tác phẩm nói lên được quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ vẽ ra một nhà trí sĩ, ẩn sĩ với lối sống nhàn.
Mở bài 9
Nguyễn Bỉnh Khiêm là vị trạng nguyên tài hoa, giỏi giang nhưng cũng là một nhà thơ giàu tính triết lí. Bài thơ Nhàn như là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
Mở bài 10
Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm. Do học trò của ông đều là những người nổi tiếng nên được gọi là Tuyết Giang Phu Tử. tập thơ viết bằng chữ Nôm là Bạch Vân quốc ngữ thi và “ Nhàn” là bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Bạch Vân quốc âm thi tập, được viết bằng thể thất ngôn bát cú đường luật. Bài thơ ca ngợi niềm vui trong cảnh sống thanh nhàn. Qua đó ta có thể thấy được vẻ đẹp chân chính của ông, nét mộc mạc của làng quê.
Mở bài 11
Mở bài cảm nhận bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Mở bài mẫu 1
Trong văn học trung đại, có nhiều bài thơ hay và ý nghĩa của các thi sĩ đương thời. Trong đó bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những bài thơ tiêu biểu, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân cách của tác giả, tôn cao triết lí sống. Bài thơ Nhàn được sáng tác trong hoàn cảnh tác giả về quê ở ẩn. Chữ “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm không hề tầm thường như trong câu “nhàn cư vi bất thiện” mà là thái động sống, một triết lí sống của tác giả được bộc lộ rõ ràng. Bài thơ mang bốn triết lí sâu sắc gói gọn trong chữ “nhàn” được phân chia bố cục chặt chẽ.
Mở bài mẫu 2
Nền văn học trung đại đồ sộ đã mang đến cho chúng ta nhiều áng thơ hay, mang giá trị lớn lao. Trong số đó, không thể không nhắc đến bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, một bài thơ đề cao triết lí sống thanh cao của những vị danh nho đương thời:
Mở bài mẫu 3
Nguyễn Bỉnh Khiêm không những là một ông quan thanh liêm và có học vấn uyên thâm, nhưng vì sống trong cảnh quan trường có nhiều bất công cho nên ông đã cáo quan về ở ẩn. Ông lựa chọn một nơi an nhàn, thảnh thơi nơi thôn quê và bài thơ “Nhàn” là một bài thơ viết về những tháng ngày tác giả ở ẩn. Bài thơ đã thể hiện được tiếng lòng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về một cuộc sống nhiều niềm vui có biết bao nhiêu an nhàn và thanh thản nơi đồng quê.
Mở bài mẫu 4
Có thể nói rằng với Nhàn là bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Bỉnh Khiêm về quê ở ẩn. Chữ “nhàn” của ông đã thể hiện được thái độ sống, một triết lí sống vô cùng rõ ràng. Và triết lí ấy được gói gọn chỉ trong một chữ “nhàn”.
Mở bài mẫu 5
Trong rất nhiều đóng góp của cho nền văn hóa dân tộc, đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giáo dục được nhiều nhà khoa học đánh giá cao. Tất cả thành tựu giáo dục ở thời Mạc, không thể không nhắc tới công lao của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông chính là những tượng đàio thơ ca tiêu biểu của Việt Nam. Trong những tác phẩm nổi tiếng của ông có bài thơ “Nhàn” như một lời phê phán, một lời oán trách nhẹ nhàng trước cuộc sống đầy bon chen, ích kỉ. Đồng thời, nêu cao tinh thần lạc quan, khí tiết thanh cao của một người coi danh lợi.
Mở bài mẫu 6
Có thể nói rằng với bài thơ Nhàn được sáng tác trong hoàn cảnh tác giả về quê ở ẩn. Chữ “nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện được thái độ sống, một triết lí sống của tác giả được bộc lộ rõ ràng rất. Với bài thơ mang bốn triết lí sâu sắc gói gọn trong chữ “nhàn” lúc này đây dường như cũng đã được phân chia bố cục chặt chẽ.
Mở bài mẫu 7
Thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí giáo huấn, ngợi ca chí khí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời cũng phê phán những điều sống trong xã hội. Khi mất ông để lại tập thơ bằng tập viết thơ bằng chữ Hán là Bạch Vân am thi tập; tập thơ viết bằng chữ Nôm là Bạch Vân quốc ngữ thi và “Nhàn” là bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Bạch Vân quốc âm thi tập, được viết bằng thể thất ngôn bát cú đường luật.
Mở bài mẫu 8
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà nho uyên thâm nổi tiếng trong thời kì phân tranh Trịnh – Nguyễn. Sống trong thời loạn lạc, ông không ủng hộ thế lực phong kiến nào mà tìm đường lui về quê ẩn dật theo đúng lối sống của đạo Nho. Bài thơ Nhàn là một trong những tác phẩm viết bằng chữ Nôm, rút trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của ông. Bài thơ cho thấy một phần cuộc sống và quan niệm sống của tác giả trong xã hội loạn lạc hiện thời.Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên trong bài thơ là cuộc sống giản dị, đạm bạc (đơn giản) nhưng thanh cao, trong sạch.
Mở bài mẫu 9
Nền văn học trung đại của nước ta có nhiều tác giả tài năng cùng với các tác phẩm đặc sắc. Nhắc đến văn học trung đại không thể không nhắc đến Nguyễn Bỉnh Khiêm với bài thơ Nhàn. Bài thơ được ông viết khi đã về quê ở ẩn. Mặc dù tựa đề bài thơ là Nhàn nhưng đó không phải là nhàn cư vi bất thiện mà thái độ sống, triết lí sống của tác giả.
Mở bài phân tích triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn
Mở bài mẫu 1
Sống an nhàn, tự tại nơi làng quê, không bon chen phú quý là lối sống mà Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn khi quyết định cáo quan về quê. Bài thơ Nôm "Nhàn" rút trong tập "Bạch Vân quốc ngữ thi" như gửi gắm tâm sự của Nguyễn Bỉnh Khiêm đồng thời thể hiện quan niệm sống, cốt cách thanh cao và triết lí nhân sinh sâu sắc. Hai câu thơ cuối bài đã tập trung quan niệm triết lí nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm: công danh, phú quý như một giấc mơ thoáng qua, cái đẹp trong tâm hồn mới là điều quý giá vĩnh viễn.
Mở bài mẫu 2
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam: Lê – Mạt xưng hùng, Trịnh – Nguyễn phân tranh. Trong những chấn động làm rạn nứt những quan hệ nền tảng của chế độ phong kiến, ông vừa vạch trần những thế lực đen tối làm đảo lộn cuộc sống nhân dân, vừa bảo vệ trung thành cho những giá trị đạo lí tốt đẹp qua những bài thơ giàu chất triết lí về nhân tình thế thái, bằng thái độ thâm trầm của bậc đại nho. Nhàn là bài thơ Nôm nổi tiếng của nhà thơ nêu lên quan niệm sống của một bậc ẩn sĩ thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi.
Mở bài mẫu 3
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn của dân tộc.Thơ ông mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội. “Nhàn” là một bài thơ Nôm chứa đựng một triết lí nhân sinh của tác giả.