Kết bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm 30 mẫu kết bài siêu hay, ấn tượng nhất được Download.vn tổng hợp từ bài làm của các bạn lớp 10 đạt điểm cao. Qua 30 mẫu kết bài hay về Nhàn các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng biết cách viết kết bài hay, góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn của mình.
Nhàn là một bài thơ hay, giúp ta cảm nhận được một trí tuệ lớn, một nhân cách lớn và quan niệm sống của thi nhân. Kết bài hay về bài thơ Nhàn xoay quanh các dạng bài như: phân tích bài thơ Nhàn, cảm nhận bài thơ Nhàn, phân tích triết lí nhân sinh trong bài Nhàn hay quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Vậy sau đây là 30 mẫu kết bài Nhàn ấn tượng nhất, mời các bạn cùng theo dõi tài liệu và tải tại đây.
Kết bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm siêu hay
Kết bài quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Kết bài phân tích bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Kết bài quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Kết bài mẫu 1
Sống thanh cao và chan hòa với tự nhiên là quan niệm sống nhàn xuyên suốt bài thơ. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chọn cách sống ngược lại với người đời, ông đứng bên ngoài nhìn thói đời bon chen, ngươi lừa, ta gạt để tranh giành phú quý. Bài thơ " Nhàn"làm nổi bật nhân cách, trí tuệ sáng ngời, một quan niệm sống phù hợp với hoàn cảnh xã hội có nhiều biểu hiện suy vong thời bấy giờ. Mỗi thời mỗi khác, nhưng quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong hoàn cảnh ấy rất đáng quý, đáng được trân trọng, ngợi ca.
Kết bài mẫu 2
Bằng những vần thơ giản dị, cùng những điển tích thấm đẫm sự uyên bác, sâu sắc của hồn thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã gửi gắm vào bài thơ Nhàn quan niệm sâu sắc về triết lý sống Nhàn. Nhàn đấy là sống giản dị, thanh cao lánh xa chốn lao xao, vòng danh lợi; nhàn ấy là về với thiên nhiên, với thú điền viên để thanh lọc tâm hồn, gột rửa bụi trần. Qua từng dòng thơ, quan niệm sống nhàn lại được thể hiện đầy mới mẻ, độc đáo. Từ đó khiến cho cách tiếp cận của người đọc không bị thu hẹp trong một chiều, mà người đọc được dịp cảm nhận và chiêm nghiệm ở nhiều góc độ khác nhau, tạo nên sự sâu sắc trong cách cảm cách nghĩ.
Kết bài mẫu 3
Như vậy với tám câu thơ, bài thơ “Nhàn” đã khiến người đọc ngưỡng mộ và khâm phục cốt cách, tinh thần và phong thái của ông. Là một người yêu nước, thích sự thanh bình và coi trọng cốt cách xứng đáng là tấm gương đáng học hỏi. Bài thơ đường luật kết cấu chặt chẽ, tứ thơ đơn giản nhưng hàm ý sâu xa đã làm toát lên tâm hồn và cốt cách của ẩn sĩ. Có thể nói, cho đến bây giờ, phong thái sống của ông vẫn được rất nhiều người ngưỡng mộ.
Kết bài mẫu 4
Bài thơ với thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, ngắn gọn, hàm súc, ngôn ngữ thơ giản dị đã thể hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn triết lí sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là lối sống thanh cao, khí tiết, hòa hợp, thuận theo tự nhiên, đồng thời tránh xa phường danh lợi. Lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bối cảnh lúc bấy giờ là lối sống tích cực để giữ gìn nhân cách trong sáng.
Kết bài mẫu 5
Qua bài thơ Nhàn cho ta thấy một lối sống, quan niệm sống hết sức đẹp đẽ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm là lời khẳng định sâu sắc về lối sống nhàn, hòa hợp với tự nhiên, ông giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên phường danh lợi đua chen tầm thường.
Kết bài phân tích bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Kết bài phân tích bài thơ Nhàn - Mẫu 1
Như vậy với 8 câu thơ, bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khiến người đọc ngưỡng mộ và khâm phục cốt cách, tinh thần và phong thái của ông. Là một người yêu nước, thích sự thanh bình và coi trọng cốt cách xứng đáng là tấm gương đáng học hỏi. Bài thơ đường luật kết cấu chặt chẽ, tứ thơ đơn giản nhưng hàm ý sâu xa đã làm toát lên tâm hồn và cốt cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cho đến bây giờ, ông vẫn được rất nhiều người ngưỡng mộ.
Kết bài phân tích bài thơ Nhàn - Mẫu 2
Chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện khá rõ nét qua bài thơ nhàn. Từ bức chân dung giản dị, mộc mạc ấy toát lên vẻ đẹp nhân cách cao quý, vẻ đẹp trí tuệ tuyệt vời của bậc đại Nho mà tên tuổi lưu danh muôn thuở.
Kết bài phân tích bài thơ Nhàn - Mẫu 3
Bài thơ đã vẽ lên một nhà nho về quê ở ẩn với những thú vui lao động như bao nhiêu người nông dân khác. nếu như những người nông dân coi việc đó là chán ngắt thì với Nguyễn Bỉnh Khiêm đó lại chính là thú vui. Cuộc sống đạm bạc giản dị mà thanh cao cùng với quan điểm “khôn- dại” ta thấy hiện lên một nhà nho đạm bạc và một tâm hồn cao đẹp yêu thiên nhiên biết bao nhiêu.
Kết bài phân tích bài thơ Nhàn - Mẫu 4
Toàn bộ bài thơ nhàn là một lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. Nhàn là triết lí sống chi phối nhiều sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy có lúc nó có mang yếu tố tiêu cực nhưng nó lại là triết lí sống giúp con người ta sống đẹp hơn, đúng hơn với đời.
Kết bài phân tích bài thơ Nhàn - Mẫu 5
Bài “Nhàn” là một bông hoa viết bằng chữ Nôm tuyệt đẹp của VHTĐVN. Quan niệm sống đề cao vẻ đẹp tâm hồn, lối sống trong sạch của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn còn giữ nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.
Kết bài phân tích bài thơ Nhàn - Mẫu 6
Như vậy, khép lại bài thơ, người đọc vẫn còn vương vấn cuộc sống an nhàn, thanh tao, giản dị mà Nguyễn Bỉnh Khiêm coi đó là cách sống, là triết lí sống sâu sắc: vinh hoa phú quý chỉ là phù du, như một giấc mộng, rời xa chốn hư danh phàm tục đó để giữ khí tiết thanh sạch mới là bậc đại trí. Điều đó đã làm nên sức sống trường tồn bất diệt của tác phẩm trước sức mạnh của dòng thời gian và đời người.
Kết bài phân tích bài thơ Nhàn - Mẫu 7
“Nhàn” là 1 bông hoa, một thi phẩm tuyệt tác viết bằng chữ Nôm tuyệt đẹp của Văn học Trung đại Việt Nam. Quan niệm sống đề cao vẻ đẹp tâm hồn, lối sống trong sạch của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn còn giữ nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.
Kết bài phân tích bài thơ Nhàn - Mẫu 8
Cũng như các bậc nho sĩ xưa (Nguyễn Trãi, Chu Văn An,…) Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chọn cho mình lối sống nhàn. Qua bài thơ người đọc càng nhận thấy rõ lối sống nhàn hòa hợp với thiên nhiên. Một lối sống đẹp của con người có trí tuệ sáng suốt có ý chí thanh cao bởi như Nguyễn Trãi đã từng khẳng định:
“Một phút thanh nhàn
Ngàn vàng không đổi được.”
Kết bài phân tích bài thơ Nhàn - Mẫu 9
Bài Nhàn là tiêu biểu cho đặc điểm thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngôn từ giản dị nhưng giàu hàm súc, giàu ý nghĩa, đậm đà tính triết lí về dại khôn, về danh lợi. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được một trí tuệ lớn, một nhân cách lớn và quan niệm sống của thi nhân còn có tác dụng hướng ta tới niềm thanh tịnh của tâm hồng, bồi đắp cho con người thêm tri thức.
Kết bài phân tích bài thơ Nhàn - Mẫu 10
Bài thơ Nhàn bao quát toàn bộ triết trí, tình cảm, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bộc lộ trọn vẹn một nhân cách của bậc đại ẩn tìm về với thiên nhiên, với cuộc sống của nhân dân để đối lập một cách triệt để với cả một xã hội phong kiến trên con đường suy vi thối nát. Bài thơ là kinh nghiệm sống, bản lĩnh cứng cỏi của một con người chân chính.
Kết bài phân tích bài thơ Nhàn - Mẫu 11
Bài thơ “Nhàn” với kết cấu chặt chẽ, tứ thơ đơn giản nhưng hàm ý sâu xa đã vẽ lên bức tranh tâm hồn và cốt cách của một vị ẩn sĩ yêu nước. Bài thơ không kể lể dài dòng nhưng vẫn đủ để truyền tải được những triết lí, quan niệm của tác giả. Cho đến bây giờ, Nguyễn Bỉnh Khiêm với bài thơ “Nhàn” vẫn được rất nhiều người ngưỡng mộ bởi vẻ đẹp nhân cách cao quý.
Kết bài phân tích bài Nhàn - Mẫu 12
Bài thơ “Nhàn” chỉ với 8 câu thơ Đường luật với kết cấu chặt chẽ, tứ thơ đơn giản nhưng hàm ý sâu xa, đã khắc họa cho người đọc về một lí tưởng sống hiền tuệ, triết lý sống đầy tính nhân văn : vinh hoa phú quý chỉ như một giấc mộng phù du mà những con người hám lợi danh luôn chạy theo nhưng không bao giờ với tới nên Ông chọn cách rời xa chốn hư danh phàm tục đó để giữ cho thiên lương trong sạch mới là bậc đại trí, đại tài. Thông qua tác phẩm, chúng ta cũng thấy rõ về một tâm hồn yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên, một cốt cách cao đẹp xứng đáng làm một tấm gương sáng cho bao thế hệ mai sau.
Kết bài phân tích Nhàn - Mẫu 13
Bài thơ thể hiện vẻ đẹp nhân cách của tác giả ở thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh. Vì vậy, bài thơ là lời tâm sự về cuộc sống và sở thích cá nhân, về quan niệm nhân sinh của nhà thơ. Bài thơ giúp ta hiểu để thêm quý, thêm kính trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Kết bài cảm nhận bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Kết bài cảm nhận bài Nhàn - Mẫu 1
Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa triết lí và trữ tình thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân cách ẩn sĩ Nguyễn bỉnh Khiêm, là một tâm hồn yêu thiên nhiên, hòa mình cùng thiên nhiên, phủ nhận danh lợi. Bài thơ mang một triết lí sống đẹp đẽ đáng nể, làm gương cho bao thế hệ mai sau.
Kết bài cảm nhận bài Nhàn - Mẫu 2
Bài thơ “Nhàn” đề cao một nhân cách sống, một lối sống thanh cao, tránh xa lợi lộc tầm thường, hướng đến lối sống thiện tâm. Tuy nhiên, đặt trong hoàn cảnh thời đại mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đang sống, đó không phải là một giải pháp tốt để có thể cải tạo và thay đổi xã hội.
Kết bài cảm nhận bài Nhàn - Mẫu 3
Với vẻn vẹn 8 câu thơ, bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khiến người đọc ngưỡng mộ và khâm phục cốt cách, tinh thần và phong thái của một vị quan không màng danh lợi, chi mong yên ổn khi về già.
Kết bài cảm nhận bài Nhàn - Mẫu 4
Tóm lại, Nhàn đã thể hiện rõ sự kết hợp hài hòa giữa triết lí và trữ tình thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân cách ẩn sĩ Nguyễn bỉnh Khiêm. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện rõ một tâm hồn yêu thiên nhiên, hòa mình cùng thiên nhiên, phủ nhận danh lợi, làm gương cho bao thế hệ mai sau nữa.
Kết bài cảm nhận bài Nhàn - Mẫu 5
Qua bài thơ này, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Triết lý sống của tác giả cũng là triết lý sống mà thế hệ sau nên theo đuổi.
Kết bài cảm nhận bài Nhàn - Mẫu 6
Bài thơ thể hiện được quan niệm của nhà thơ về cuộc đời, đồng thời ta thấy được cuộc sống an nhàn của nhà thơ nơi thôn dã. Đó là một cuộc sống vô cùng giản dị và bình an, đạm bạc nhưng lại rất thanh cao. Nguyên Bỉnh Khiêm đẫ thể hiện lên một tâm hồn một nhân cách sống rất bình dị đời thường, một cốt cách cao đẹp.
Kết bài cảm nhận bài Nhàn - Mẫu 7
Bài thơ “ nhàn” đã thể hiện được quan niệm cũng nhơ cách sống của tác giả. Cho thấy một vẻ đẹp cuộc sống đạm bạc mà bình dị mag thanh cao. Nét đẹp tâm hồn con người mới đáng quý.
Kết bài cảm nhận bài Nhàn - Mẫu 8
Tóm lại bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa triết lí và trữ tình thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân cách ẩn sĩ Nguyễn bỉnh Khiêm. Đồng thời tác phẩm cũng chính là một tâm hồn yêu thiên nhiên, hòa mình cùng thiên nhiên, tác giả như phủ nhận danh lợi. Bài thơ “Nhàn” cũng mang một triết lí sống đẹp đẽ đáng nể, làm gương cho bao thế hệ mai sau nữa.
Kết bài phân tích triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn
Kết bài triết lí nhân sinh trong bài Nhàn - Mẫu 1
Bài thơ Nhàn bao quát toàn bộ triết trí, tình cảm, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bộc lộ trọn vẹn một nhân cách của bậc đại ẩn tìm về với thiên nhiên, với cuộc sống của nhân dân để đối lập một cách triệt để với cả một xã hội phong kiến trên con đường suy vi thối nát. Bài thơ là kinh nghiệm sống, bản lĩnh cứng cỏi của một con người chân chính.
Kết bài triết lí nhân sinh trong bài Nhàn - Mẫu 2
Phú quý là giấc mơ hư ảo, ngắn ngủi còn cái đẹp trong tâm hồn, cái đẹp nhân cách mới đáng quý. Đó là triết lí nhân sinh của một trí tuệ sâu sắc, uyên thâm. Giữa hai bờ hư thực, Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn làm người tỉnh trong khi bao người say trong giấc mộng phú quý. Hai câu thơ là cách nhìn đời, là lời tâm sự, là mong muốn tránh vòng danh lợi và cũng làm sáng ngời nhân cách, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Kết bài triết lí nhân sinh trong bài Nhàn - Mẫu 3
Như vậy, triết lí sống nhàn đã thể hiện lối sống của một nhân cách lớn. Đó không phải là cách sống chỉ biết nghĩ đến bản thân, mà đó còn là cuộc sống hòa hợp với tự nhiên, xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao của bản thân.
Kết bài triết lí nhân sinh trong bài Nhàn - Mẫu 4
Bài thơ đã bao quát toàn bộ triết trí, quan niệm sống của một bậc đại ẩn tìm về với thiên nhiên, xa rời những xô bồ tầm thường. Lời thơ thâm trầm, sâu sắc mà không hề khó hiểu. Tất cả đã vẽ nên một bức chân dung người yêu nước luôn coi trọng cốt cách tinh thần của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ đúc kết kinh nghiệm sống, bản lĩnh cứng cỏi của một con người chân chính và cũng là bài học cho mọi người ngay cả trong thời buổi hiện nay.