TOP 23 Mở bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga hay nhất, gồm cả mở bài trực tiếp, gián tiếp, nâng cao. Qua đó, không những giúp các em nêu bật được vấn đề, tạo tiền đề triển khai mạch văn một cách dễ dàng mà còn tạo ấn tượng tốt đẹp với người đọc.
Mở bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga còn tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn cho cả bài văn, giúp các em rèn kỹ năng viết mở bài đúng hướng và đi sâu vào vấn đề cần bàn luận. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây để viết mở bài phân tích đoạn trích, phân tích nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga thật hay.
Tổng hợp mở bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga hay nhất
- Mở bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga hay (3 mẫu)
- Mở bài phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (10 mẫu)
- Mở bài phân tích nhân vật Lục Vân Tiên (5 mẫu)
- Mở bài phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga (5 mẫu)
Mở bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga hay
Mở bài 1
Nguyễn Đình Chiểu - một nhà thơ lớn của dân tộc ta mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng gọi ông là “Ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”. Một trong những tác phẩm xuất sắc gắn với tên tuổi của Nguyễn Đình Chiểu là “Truyện Lục Vân Tiên”, trong đó bài thơ “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là trích đoạn để lại nhiều ấn tượng với người đọc đặc biệt là nhân vật Lục Vân Tiên - một hình tượng trang nam tử hành hiệp trượng nghĩa cứu người hoạn nạn, đại diện cho người anh hùng lý tưởng của nhân dân.
Mở bài 2
“Truyện Lục Vân Tiên” là một tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng của “nhà thơ mù” Nguyễn Đình Chiểu, truyện ra đời vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19 trở thành một tác phẩm nổi tiếng được lưu bố rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Bài thơ “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là một đoạn trích nằm ở phần đầu của truyện Lục Vân Tiên. Nội dung đoạn trích xoay quanh hai nhân vật chính là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, đặt trong bối cảnh Lục Vân Tiên đánh cướp cứu giúp Kiều Nguyệt Nga tác giả đã khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật đồng thời qua đó thể hiện một khát vọng hành đạo trượng nghĩa, giúp dân giúp đời của tác giả.
Mở bài 3
Nếu như ngoài Bắc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có Từ Hải và Thúy Kiều thì trong Nam Nguyễn Đình Chiểu có “Truyện Lục Vân Tiên” với Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga mà người ta vẫn thường gọi đây là “Truyện Kiều” của nhân dân Nam bộ. Bài thơ “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” được trích ở phần đầu truyện đã làm sáng lên hình ảnh của một đấng nam nhi đại trượng phu là Lục Vân Tiên khi chàng đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga, qua nhân vật này Nguyễn Đình Chiểu cũng gửi gắm những khát vọng chính nghĩa cho nhân dân và cuộc đời.
Mở bài phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Mở bài phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 1
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn nhất của nền văn học Việt Nam thế kỷ 19. Với tấm lòng yêu nước thương dân, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác văn chương nhằm mục đích truyền bá đạo lý làm người, cổ vũ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của nhân dân. Truyện thơ nôm Lục Vân Tiên là tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Đình Chiểu. Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” nằm ở phần đầu tác phẩm, miêu tả cảnh Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga. Đoạn trích cho thấy tinh thần trượng nghĩa của nam tử hán thời phong kiến.
Mở bài phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 2
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam, thơ văn của ông không có sự chau chuốt, cầu kỳ về câu từ mà lại rất mộc mạc, dân dã gắn liền với đời sống của con người Nam Bộ. Vì vậy trong nền văn học của Việt Nam, đại thi hào Nguyễn Du nổi tiếng với kiệt tác truyện Kiều, đây là tác phẩm được đông đảo độc giả trong nước, cũng như độc giả nước ngoài đón nhận bởi câu từ mượt mà, văn phong khoa học, giàu giá trị nội dung cũng như tư tưởng thì văn chương của cụ Đồ Chiểu đã thâm nhập vào đời sống, trở thành một phần đời sống của người dân Nam Bộ, người ta đọc Truyện Lục Vân Tiên phẩm của ông quen thuộc như những bài đồng dao dân gian. Truyện Lục Vân Tiên nổi tiếng bởi chính chất mộc mạc, gần gũi ấy, trích đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” cũng đã thể hiện được phần nào đặc trưng thơ văn của tác phẩm này.
Mở bài phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 3
Mở đầu Truyện Lục Vân Tiên, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu viết:
Hỡi ai lẳng lặng mà nghe,
Dữ răn việc trước, lành dè thân san.
Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình...
Lời thơ giản dị, rành rẽ như một tuyên ngôn, định hướng cho bước đi của toàn bộ tác phẩm. Với nhà thơ xứ dừa ấy, sáng tác văn chương không phải vì sự nghiệp văn chương mà trước hết, quan trọng hơn hết là vì mục đích giáo dục, truyền bá đạo lý, nhân cách con người.
Mở bài phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 4
Trong tác phẩm Lục vân Tiên, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên hình tượng một con người lý tưởng với những vẻ đẹp toàn diện, mà nổi bật lên trong những vẻ đẹp đó chính là tính chính nghĩa cao đẹp. Trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã tái hiện lại phẩm chất tốt đẹp đó qua hành động trừ bạo cho dân.
Mở bài phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 5
Từ biệt tôn sư về đi thi, giữa đường bất chợt gặp cảnh lũ cướp hoành hành, Lục Vân Tiên vụt dũng mãnh như chàng Thạch Sanh trong truyện cổ tích. Nhân vật ấy đọng mãi trong lòng người đọc là hình ảnh xả thân cứu Kiều Nguyệt Nga.
Mở bài phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 6
Truyện Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyễn Đình Chiểu, truyện nói về nhân vật Lục Vân Tiên – người anh hùng trượng nghĩa, văn võ song toàn và phẩm chất tốt đẹp. Trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã thể hiện được rõ con người và nhân cách của Lục Vân Tiên.
Mở bài phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 7
Nguyễn Đình Chiểu sinh thời vào lúc loạn lạc, dù sớm đỗ đạt nhưng đến năm 26 tuổi đã bị mù, ông trở về làm thầy thuốc, làm một nhà thơ. Bằng tài năng và đức độ hơn người, Nguyễn Đình Chiểu đã khiến biết bao người ngưỡng mộ. Các bài văn thơ của ông dùng để khích lệ tinh thần chiến đấu và mang tính giáo huấn cao. Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong đời thơ của ông.
Mở bài phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 8
Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng, hội tụ đầy đủ những chuẩn mực của một người anh hùng nghĩa hiệp, tuổi trẻ, tài cao, lòng đầy khát khao được đem công danh, tài năng cứu người, giúp đời. Đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã phần nào thể hiện được tính cách của Lục Vân Tiên Trên đường đi thi, gặp bọn cướp Phong Lai hoành hành Lục Vân Tiên xông vào đánh cướp để cứu dân. Đây là một việc nghĩa mà chàng không thể không làm với mục đích cao đẹp, xuất phát từ tấm lòng tự nguyện.
Mở bài phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 9
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước Nam Bộ. Ông sống trong thời kỳ loạn lạc, xã hội rối ren, chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn, bọn vua quan nhà Nguyễn thối nát. Xã hội đen tối, đau thương. Ngoài những thơ văn yêu nước, Nguyễn Đình Chiểu nổi tiếng với truyện thư Truyện Lục Vân Tiên dài 2082 câu thơ lục bát.
Mở bài phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 10
2082 câu lục bát của truyện thơ Lục Vân Tiên do nhà nho mù lòa Nguyễn Đình Chiểu sáng tác có vị trí cao trong nền văn học Nam Bộ nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung. Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ”để lại nhiều ấn tượng đẹp bởi hình ảnh Lục Vân Tiên -người anh hùng chiến đấu vì nghĩa, văn võ song toàn.
Mở bài phân tích nhân vật Lục Vân Tiên
Mở bài phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu 1
Nhắc đến Nguyễn Đình Chiểu ta nghĩ ngay đến một nhà thơ lớn của dân tộc, không chỉ nổi tiếng với “Văn tế nghĩa cần Giuộc” mà “Truyện Lục Vân Tiên” cũng chính một áng thơ hay về những anh hùng đất Việt. Đặc biệt đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là trích đoạn được đánh giá là hay nhất, thể hiện nét hào hiệp trượng nghĩa, anh hùng nhưng cũng đầy chính nghĩa trong hành động cứu Kiều Nguyệt Nga của Lục Vân Tiên.
Mở bài phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu 2
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước sống ở thế kỉ thứ XIX, cuộc đời ông gặp nhiều đau thương bất hạnh trong hoàn cảnh xã hội đương thời nhiều biến đổi lớn lao. Trong những thử thách ấy, sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Đình Chiểu lại là những dấu ấn tinh thần lớn lao của thời đại và xã hội ấy trong đó tác phẩm “Lục Vân Tiên” là một truyện thơ Nôm điển hình.
Mở bài phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu 3
Đến với tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu, người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng với nhân vật trung tâm của tác phẩm - Lục Vân Tiên. Đặc biệt phải kể đến vẻ đẹp của nhân vật này trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
Mở bài phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu 4
Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ nổi tiếng của thế kỉ XIX. Nguyễn Đình Chiểu có một cuộc đời đầy biến động và chính sự biến động ấy đã tác động đến văn chương của ông, khiến những tác phẩm của ông trở nên vô cùng đặc biệt. Nổi bật trong các sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tác phẩm “Lục Vân Tiên”, phản ánh rõ xã hội Việt Nam thời bấy giờ và hình ảnh người anh hùng tưởng tượng Lục Vân Tiên. Trong cả tác phẩm có lẽ đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã thể hiện rõ nhất tinh thần trượng nghĩa cùng khí phách anh hùng của chàng.
Mở bài phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu 5
Trong văn học trung đại các nhân vật luôn có vẻ đẹp mang tính lí tưởng hóa và là chuẩn mực của cái đẹp. Nhắc tới thơ ca trung đại, không thể không kể đến đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga", trong đó em ấn tượng nhất là hình ảnh của Lục Vân Tiên, một người trượng nghĩa xứng đấng nam nhi.
Mở bài phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga
Mở bài phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 1
Xã hội phong kiến thời xưa đề cao công, dung, ngôn, hạnh. Những phẩm chất đó được coi là thước đo khuôn mẫu, đức hạnh của người phụ nữ. Trong văn học trung đại nổi lên với muôn vàn hình tượng nhân vật nữ khác nhau. Tuy nhiên Kiều Nguyệt Nga trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu vẫn là nhân vật được đánh giá cao nhất về vẻ đẹp tâm hồn lẫn đức hạnh của người phụ nữ phong kiến, và đặc biệt hình tượng nhân vật này đã được khắc họa hết sức sinh động và sâu sắc, nhất là trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
Mở bài phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 2
Lục Vân Tiên là truyện thơ Nôm xuất sắc nhất của Nguyễn Đình Chiểu và của nền văn học Việt Nam thế kỉ 19. Bên cạnh việc khắc họa nhân vật chính Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu cũng xây dựng thành công nhân vật Kiều Nguyệt Nga, nhân vật nữ chính của truyện.
Mở bài phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 3
Tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên" là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, trong tác phẩm nhà văn không chỉ xây dựng thành công bối cảnh truyện, nội dung đề cập sâu sắc, nhân văn mà tác giả đặc biệt thành công trong xây dựng chân dung nhân vật.
Mở bài phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 4
Nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong truyện "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" hiện lên qua cách cư xử, đối đáp và hành động tạ ơn đáp nghĩa đối với ân nhân cứu mạng của mình. Nàng cũng chính là nhân vật nữ chính tiêu biểu cho các nhân vật xưa có trong truyện Nôm hay văn học dân gian của dân tộc.
Mở bài phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 5
“Truyện Lục Vân Tiên” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Đình Chiểu. Tác phẩm không chỉ thành công khi xây dựng được nội dung sâu sắc mà còn ở cách xây dựng chân dung nhân vật. Bên cạnh Lục Vân Tiên - nhân vật trung tâm, thì hình ảnh của Kiều Nguyệt Nga cũng được nhà thơ khắc họa một cách sinh động, đặc biệt trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.