TOP 23 Kết bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga cô đọng, súc tích nhất, giúp các em học sinh có thể lựa chọn cho mình một giọng điệu văn thích hợp để viết đoạn kết bài thật hay.
Với 23 Kết bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nâng cao, kết bài học sinh giỏi với văn phong rõ ràng, dễ hiểu sẽ giúp các em viết bài văn phân tích đoạn trích, phân tích nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga... thật sâu sắc, ấn tượng hơn. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Tổng hợp kết bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga hay nhất
- Kết bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga hay (3 mẫu)
- Kết bài phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (10 mẫu
- Kết bài phân tích nhân vật Lục Vân Tiên (5 mẫu)
- Kết bài phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga (5 mẫu)
Kết bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga hay
Kết bài 1
Thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên với hành động nghĩa hiệp, cứu người bị nạn khỏi sự hống hách, bạo tàn của lũ cướp Phong Lai, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã gửi gắm khát vọng về một người anh hùng toàn tài có thể cứu dân, giúp nước, đồng thời Lục Vân Tiên cũng chính là nhân vật tư tưởng thể hiện khát vọng về công lí, lẽ phải của nhà thơ.
Kết bài 2
Với ngôn ngữ bình dị, mộc mạc cùng lối dẫn dắt tự nhiên, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã xây dựng thành công hình tượng Lục Vân Tiên sáng ngời với vẻ đẹp chính nghĩa, hào hiệp, sẵn sàng ra tay diệt trừ cái ác, bảo vệ sự bình yên của dân lành. Qua lời đối thoại của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga chúng ta còn thấy ở chàng vẻ đẹp của học thức, lễ nghĩa, khuôn phép, chàng còn mang quan niệm sống thật đẹp “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Có thể nói Lục Vân Tiên chính là nhân vật mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm ước mơ về một mẫu anh hùng lí tưởng và cả những khát vọng công lí ở đời.
Kết bài 3
Qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ta không chỉ thấy được hình ảnh của một Lục Vân Tiên trượng nghĩa, ra tay vì lẽ phải, một Kiều Nguyệt Nga nết na, trọng ân nghĩa mà còn thấy được quan niệm sống đẹp đẽ mà nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm qua bài thơ: làm việc nghĩa há để trả ơn, làm ơn mà mong được đáp đền thì đó cũng là hành động phi anh hùng. Tinh thần hào hiệp, chính nghĩa của Lục Vân Tiên trong đoạn trích đã làm sáng bừng lên tinh thần nhân văn, tài năng nghệ thuật độc đáo với ngòi bút sắc bén của Nguyễn Đình Chiểu: Dùng văn chương để chiến thắng cái gian tà “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
Kết bài phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Kết bài phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 1
Như vậy, đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" đã khắc họa một cách chân thực, sống động hình ảnh của người anh hùng hiệp nghĩa Lục Vân Tiên, ở chàng hiện lên với biết bao phẩm chất tốt đẹp, không chỉ là con người nhân nghĩa, thấy việc ác là ra tay diệt trừ, bảo vệ sự bình yên cho con người mà chàng còn là một con người có học thức, trọng những lễ nghi, khuôn phép. Và ở chàng trai ấy ta cũng có thể thấy được một quan niệm sống thật đẹp, đó là quan niệm về việc nghĩa và về người anh hùng. Khắc họa nhân vật Lục Vân Tiên cũng là cách nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu hình mẫu anh hùng lí tưởng và khát vọng về lẽ công bằng ở đời.
Kết bài phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 2
Tất cả những vẻ đẹp ấy của đoạn thơ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga phù hợp với phong cách sống, với ước mơ, khát vọng giản dị mà trong sáng của nhân dân ta, mãi mãi dạy chúng ta bài học đạo đức thiết thực và cao cả biết bao.
Kết bài phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 3
Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là đoạn trích hay, hấp dẫn đối với người đọc bởi sự chính nghĩa, ngay thẳng, kiên cường của Lục Vân Tiên, qua cuộc trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga ta còn thấy đây là con người có nhiều phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng.
Kết bài phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 4
Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã khắc họa một cách rõ nét, chân thực và đầy sống động về người anh hùng trượng nghĩa Lục Vân Tiên, đó là một hình mẫu anh hùng lí tưởng và khát vọng về lẽ công bằng ở đời.
Kết bài phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 5
Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga tuy ngắn ngủi nhưng đã làm nổi bật vẻ đẹp phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên trượng nghĩa khinh tài, Kiều Nguyệt Nga thì nết na thùy mị. Hai nhân vật đại diện cho lý tưởng của nhân dân ta. Đồng thời qua các nhân vật này cũng gửi gắm những thông điệp sâu sắc của nhà thơ.
Kết bài phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 6
Tóm lại, đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" là một đoạn trích hay, độc đáo, có thể coi đây là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa và những đạo đức đáng quý, tốt đẹp ở đời. Thể hiện niềm ước mơ của tác giả, của nhân dân về khát vọng hành đạo, giúp đời, hướng tới lẽ công bằng, cái thiện, cái đẹp sẽ luôn chiến thắng cái xấu, cái ác...
Kết bài phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 7
Hình ảnh Vân Tiên đánh cướp được khắc họa thần tình. Cử chỉ, hành động, ngôn ngữ và cách ứng xử của chàng rất đẹp, mang phong thái người anh hùng, người tráng sĩ ngày xưa. Chúng ta không thể nào quên một Vân Tiên quả cảm, nhân hậu, chí khí của Cụ Đồ Nguyễn Đình Chiểu.
Kết bài phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 8
Đã gần hai thế kỷ trôi qua, nhân vật Lục Vân Tiên được nhân dân ta yêu mến, hâm mộ. Tinh thần chiến đấu kiên cường của đồng bào miền Nam trong cuộc đấu tranh chống phong kiến và đế quốc trong hơn thế kỷ qua đã làm cho ta cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp lí tưởng của người anh hùng Lục Vân Tiên. Tấm gương sáng chói ấy mãi mãi là một minh chứng hùng hồn về sức mạnh thẩm mĩ của thi ca, của truyện thơ Truyện Lục Vân Tiên mà nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho đời.
Kết bài phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 9
Bằng giọng thơ phóng khoáng, chân mộc và ngôn từ bình dị, đoạn trích đã hoàn thiện một cách xuất sắc hình ảnh chàng Lục Vân Tiên anh hùng, nghĩa hiệp. Đọc thơ càng thêm trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của nhà nho yêu nước, yêu đạo lý mà người dân Nam Bộ vẫn trìu mến gọi là Đồ Chiểu.
Kết bài phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 10
Trích đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là một đoạn trích vô cùng hay, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình. Đặc biệt, hình ảnh Vân Tiên đánh cướp được khắc họa thần tình. Cử chỉ, hành động, ngôn ngữ và cách ứng xử của chàng rất đẹp, mang phong thái người anh hùng, người tráng sĩ ngày xưa. Tuy nhiên hình tượng này rất chân thật vì lòng thương người, chí quả cảm, tinh thần vị nghĩa của Vân Tiên đậm đà màu sắc đạo lí nhân dân ta. Trên một trăm năm mươi năm qua, nhân vật Lục Vân Tiên được nhân dân ta yêu mến, hâm mộ. Tinh thần chiến đấu kiên cường của đồng bào miền Nam trong cuộc đấu tranh chống phong kiến và đế quốc trong hơn thế kỉ qua đã làm cho ta cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp lí tưởng của người anh hùng Lục Vân Tiên. Tấm gương sáng chói ấy mãi mãi là một minh chứng hùng hồn về sức mạnh thẩm mĩ của thi ca, của truyện thơ Lục Vân Tiên mà nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho đời. Hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên mang cái đẹp của đạo lý nhân dân.
Kết bài phân tích nhân vật Lục Vân Tiên
Kết bài phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu 1
Hình ảnh Lục Vân Tiên đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” chính là hình ảnh của một chàng trai xả thân mình vì chính nghĩa mà không hề toan tính thiệt hơn đối với bản thân. Hành động hào hiệp, trượng nghĩa, thông minh, nhanh nhẹn, của con người liêm khiết, chính trực đây cũng là hình tượng về người anh hùng lí tưởng tác giả Nguyễn Đình Chiểu muốn thể hiện.
Kết bài phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu 2
Hình ảnh Vân Tiên đánh cướp được khắc họa thần tình. Cử chỉ, hành động, ngôn ngữ và cách ứng xử của chàng rất đẹp, mang phong thái người anh hùng, người tráng sĩ ngày xưa. Chúng ta không thể nào quên một Vân Tiên quả cảm, nhân hậu, chí khí của Cụ Đồ Nguyễn Đình Chiểu.
Kết bài phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu 3
Có thể thấy, Lục Vân Tiên coi việc hành hiệp cứu người là việc nghĩa chứ không phải vì muốn được đền đáp. Chàng đã sớm coi của cải, vật chất là phù phiếm. Còn việc cứu người như là trách nhiệm của một bậc anh hùng. Tóm lại, hình ảnh Lục Vân Tiên hiện lên trong đoạn trích trên là một con người dũng cảm, tài ba và trọng nghĩa khinh tài - những phẩm chất cần có của một bậc anh hùng.
Kết bài phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu 4
Bằng lối miêu tả chân thực với những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc góp phần quan trọng trong việc lột tả tính cách nhân vật, Nguyễn Đình Chiểu đã thành công xây dựng hình ảnh người anh hùng lý tưởng của nhân dân ta, một Lục Vân Tiên văn võ song toàn, lễ nghi đúng mực và tinh thần hiệp nghĩa thanh cao.
Kết bài phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu 5
Và như vậy, vẻ đẹp của Lục Vân Tiên là vẻ đẹp lí tưởng hóa của con người trong giai đoạn bấy giờ và có lẽ cho tới hôm nay, vẻ đẹp ấy vẫn đáng được trân trọng. Chính vẻ đẹp sáng ngời ấy đã làm nên tên tuổi của Nguyễn Đình Chiểu có một vị trí xứng đáng trong nền văn học Việt từ cổ chí kim.
Kết bài phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga
Kết bài phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 1
Có thể thấy rằng bên cạnh Lục Vân Tiên thì Kiều Nguyệt Nga cũng là nhân vật được khắc họa chân thực và đầy sống động với những nét đẹp tiêu biểu của người con gái trong xã hội phong kiến xưa. Hình tượng nhân vật nổi bật đến mức trở thành hình mẫu mà những sáng tác văn học trung đại trước và sau vẫn khó có thể vượt qua.
Kết bài phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 2
Kiều Nguyệt Nga là đại diện sinh động cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, vừa đẹp đẽ ở hình thức, vừa cao quý ở tâm hồn, cốt cách. Có lẽ, Nguyễn Đình Chiểu đã dành hết những mến yêu khi xây dựng nhân vật này. Ông tỏ ra trân trọng người phụ nữ trong xã hội và luôn mong muốn họ có một cuộc sống tốt đẹp, xứng đáng với giá trị vốn có của họ. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga đã chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân, những con người luôn đặt ân nghĩa lên hàng đầu, coi ân nghĩa là gốc rễ của đạo đức.
Kết bài phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 3
Có thể thấy người con gái này "tài sắc vẹn toàn", đoan trang thục nữ nhưng cũng đầy tài hoa, học thức tinh thông. Bằng những ngôn ngữ giản dị mà mộc mạc, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng lên bức chân dung người thiếu nữ Kiều Nguyệt Nga đầy chân thực, gần gũi với những nét đẹp mang đậm dấu ấn của người phụ nữ Việt Nam: thùy mị, đoan trang, hiếu thảo, trọng ân nghĩa.
Kết bài phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 4
Qua lời nói, cử chỉ và hành động của nàng ta thấy Kiều Nguyệt Nga hội tụ những phẩm chất và đức tính cao đẹp của người con gái thời phong kiến: xinh đẹp, nết na, thùy mị, có học, hiểu biết, vâng lời cha mẹ, ngoan ngoãn, ăn nói nhẹ nhàng, là người trọng ân nghĩa. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga đã chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân, những con người luôn đặt ân nghĩa lên hàng đầu, coi ân nghĩa là gốc rễ của đạo đức.
Kết bài phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 5
Và cũng chính bởi tấm lòng hiệp nghĩa đó, Kiều Nguyệt Nga còn bày tỏ mong muốn gắn bó với Lục Vân Tiên đến trọn đời. Như vậy, Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa đầy chân thực hình ảnh nhân vật Kiều Nguyệt Nga - một tiểu thư khuê các, có học thức và mang những phẩm chất của người phụ nữ truyền thống.