Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật lớp 1 (Sách mới)

Giáo án Mĩ thuật lớp 1 (Sách mới)

Giáo án Mỹ thuật lớp 1 sách KNTT, CTST, Cánh diều, Vì sự bình đẳng

Giáo án Mĩ thuật lớp 1 mang tới Kế hoạch bài dạy sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Vì sự bình đẳng trọn bộ cả năm, giúp thầy cô soạn giáo án môn Mỹ thuật lớp 1 theo chương trình mới.

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 1 của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô tải miễn phí giáo án Mĩ thuật lớp 1 sách mới trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giáo án Mĩ thuật 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

Chủ đề 1: Mĩ thuật trong nhà trường
Số tiết: 1 tiết

I. Mục tiêu:

* Về kiến thức kĩ năng:

  • Nhận biết được Mĩ thuật có ở xung quanh và được tạo bởi những đối tượng khác nhau:
  • Nhận biết được một số đồ dùng, công cụ, vật liệu để hình thành, sáng tạo trong môn học (HS khuyết tật không cần đạt yêu cầu này)
  • Biết cách bảo quản, sử dụng một số đồ dung học tập.

* Về phẩm chất:

  • Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, khả năng quan sát.
  • Biết chia sẻ ý kiến cá nhân về sản phẩm của mình và các bạn.
  • Biết chăm sóc và bảo vệ môi trường xung quanh.

* Về năng lực:

+ Năng lực đặc thù của môn học:

  • Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nhận biết được mĩ thuật có ở xung quanh.
  • Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Nhận biết được một số đồ dùng, công cụ, vật liệu để thực hành, sáng tạo.
  • Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Nhận biết và nêu được vẻ đẹp của một số sản phẩm mĩ thuật.

+ Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng vật liệu, công cụ để làm bài.

II. Phương pháp và hình thức tổ chức:

- Phương pháp dạy học theo chủ đề:

+ Quan sát, vấn đáp, thảo luận.

+ Thuyết trình, đánh giá, nhận xét.

- Hình thức tổ chức:

+ Hoạt động cá nhân

+ Hoạt động nhóm

III. Đồ dùng và phương tiện:

- Giáo viên:

+ Sách Mĩ thuật 1

+ Tranh ảnh thiếu nhi.

+ Hình ảnh minh họa trong sách.

- Học sinh:

+ Sách Mĩ thuật 1

+ Vở thực hành Mĩ thuật 1

+ Bút chì, màu vẽ, đất nặn,…

IV. Hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- GV cho HS quan sát tranh ảnh thiếu nhi

+ Em nhìn thấy các hình ảnh gì trong trang?

+ Các sản phẩm được làm bằng chất liệu gì?

- GV nhận xét và giới thiệu chủ đề:” Mĩ thuật trong nhà trường”

2. Tiến trình của hoạt động:

* Hoạt động 1: Sản phẩm mĩ thuật

- GV cho HS quan sát hình minh họa đã chuẩn bị / hình SGK trang 6 -7 và đặt câu hỏi:

+ Em quan sát thấy những hình ảnh gì?

+ Trong tranh có những màu sắc nào?

+ Các sản phẩm được làm bằng chất liệu gì?

+ Các sản phẩm làm bằng hình thức nào?

- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày

- GV nhận xét và tóm tắt một vài ý lên bảng ( không đánh giá).

- GV giải thích: + Sản phẩm mĩ thuật tạo hình là sản phẩm được tạo nên từ những yếu tố , nguyên lí nghệ thuật .

+ Sản phẩm ứng dụng là vận dụng những yếu tố tạo hình để trang trí một sản phẩm

- Kể tên một số sản mĩ thuật mà em đã làm hoặc ở dưới trường mầm non mà em biết?

* Hoạt động 2: Mĩ thuật do ai tạo nên

- GV yêu cầu HS quan sát hình 8-9 trong SGK và đặt câu hỏi:

+ Những ai có thể sáng tạo ra sản phẩm mĩ thuật?

+ Những lứa tuổi nào có thể thực hiện được các sản phẩm mĩ thuật ?

- GV ghi lại một số ý kiến lên bảng ( không đánh giá)

- GV tóm tắt lại các ý kiến mà HS đã nêu ở trên và giải thích cho HS hiểu rõ thêm :

+ Những người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp: họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà nhiếp ảnh, nhà thiết kế thời trang,….

+ Về lứa tuổi: Người lớn tuổi ( người già, người trung niên, thanh niên), các em thiếu nhi.

* Hoạt động 3: Đồ dùng trong môn học

- GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 1 trang 10 -11 và đặt câu hỏi:

+ Bức tranh con voi,vẽ bằng dụng cụ gì?

+ Khi vẽ chưa được , thì các em dùng cái gì để xóa?

+ Các bức tranh được tô màu bằng dụng cụ nào?

+ Giấy màu dùng để làm gì?

+ Hồ dán dùng để làm gì?

+ Có được vẽ và tô màu ra bàn, tường không? Vì sao?

- GV ghi lại một số ý kiến lên bảng ( không đánh giá)

- GV yêu cầu HS mở vở thực hành mĩ thuật 1, trang 5 sử dụng những đồ dùng cần thiết và thực hành theo hướng dẫn.

- Cho HS giới thiệu chia sẻ về bức tranh

- Nhận xét, tuyên dương HS .

* GDHS: giữ gìn dụng cụ học tập và không viết vẽ bậy lên tường, bàn ghế, sách vở; biết cách cất đồ dùng đúng nơi quy định và dọn dẹp sạch sẽ nơi học tập của mình.

*Đánh giá – nhận xét:

- Nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc nhở.

- HS quan sát và TLCH

- HS lắng nghe

- HS quan sát và thảo luận nhóm đôi.

+ HS TL: Bạn nhỏ đang vẽ tranh, con voi, con cá, , bong bóng, con trâu ....

+ Màu đỏ, vàng, xanh dương, xanh lá, cam,...

+ Chất liệu: sáp màu, đất nặn, giấy thủ công.....

+ Hình thức: vẽ, nặn, đắp nổi, cắt dán....

- Đại diện HS trình bày hiểu biết của mình .

- HS lắng nghe và theo dõi.

- HS lắng nghe

- HS trả lời: Lọ hoa bằng các chai nước tái chế, chậu trồng hoa bằng lốp xe, con vật bằng vải, chai nhựa,...

- HS quan sát và thảo luận nhóm đôi.

+ Họa sỹ, nhà điêu khắc, nhà thiết kế thời trang,...

+ Người lớn tuổi ( người già, người trung niên, thanh niên), các em thiếu nhi.

- HS theo dõi.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS quan sát SGK và lắng nghe câu hỏi.

+ Vẽ bằng bút chì

+ Cục tẩy hoặc bút chì có tẩy.

+ Bút sáp màu, bút chì màu, bút dạ màu.

+ Dùng trong các bài tập thực hành xé dán hoặc trang trí.

+ Dùng để dán những miếng giấy màu

+ Không được. Vì vẽ và tô màu ra bàn, tường sẽ làm xấu lớp học.

- HS theo dõi và lắng nghe

- HS thực hiện theo cá nhân

- Giới thiệu sản phẩm trước lớp

- Lắng nghe

* Dặn dò:

  • Về nhà tập quan sát cây cối, con vật…có hình chấm tròn
  • Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho chủ đề sau.

Giáo án Mĩ thuật 1 sách Cánh Diều

CHỦ ĐỀ 1: MÔN MĨ THUẬT CỦA EM

BÀI 1: MÔN MĨ THUẬT CỦA EM (2 tiết)

I. Mục tiêu bài học

1. Phẩm chất

Bài học góp phần hình thành và phát triển cho HS tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm,… thông qua một số biểu hiện cụ thể:

  • Yêu thích cái đẹp trong thiên nhiên, trong đời sống; yêu thích các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
  • Có ý thức chuẩn bị đồ dùng, vật liệu phục vụ bài học và bảo quản các đồ dùng học tập của mình, của bạn, trong lớp, trong trường,…

2. Năng lực

Bài học góp phần từng bước hình thành, phát triển các năng lực sau:

* Năng lực mĩ thuật

  • Nhận biết một số đồ, vật liệu cần sử dụng trong tiết học; nhận biết tên gọi một số sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
  • Nêu được tên một số đồ dùng, vật liệu; gọi được tên một số sản phẩm mĩ thuật trong bài học; lựa chọn được hình thức thực hành để tạo sản phẩm.
  • Bước đầu chia sẻ về sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật do bản thân, bạn bè, những người xung quanh tạo ra trong học tập và đời sống.

* Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự lự chọn nội dung thực hành.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận, nhận xét, phát biểu về các nội dung của bài học với GV và bạn học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết quan sát, phát hiện vẻ đẹp ở đối tượng quan sát; biết sử dụng các đồ dùng, công cụ, … để sáng tạo sản phẩm.

* Năng lực đặc thù khác

  • Năng lực ngôn ngữ: Hình thành thông qua các hoạt động trao đổi, thảo luận theo chủ đề.
  • Năng lực thể chất: Biểu hiện ở hoạt động tay trong các kĩ năng thao tác sử dụng đồ dùng như vẽ tranh, cắt hình, nặn, hoạt động vận động.

II. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên

1. Học sinh:

  • SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1;
  • Các đồ dùng cần thiết như gợi ý trong bài 1 SGK Mĩ thuật 1.
  • Ảnh, bức tranh về sản phẩm thủ công (nếu có thể).

2. Giáo viên:

  • Các đồ dùng cần thiết như gợi ý trong bài 1 SGK Mĩ thuật 1.
  • SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; hình ảnh hoặc vật thật minh họa nội dung bài học (đồ thủ công, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, vật liệu đặc trưng vùng miền,…)
  • Phương tiện, họa phẩm cần thiết cho các hoạt động: vẽ, dán, ghép hình, nặn
  • Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nên có).

III. Phương pháp, hình thức tổ chức DH chủ yếu

1.Phương pháp dạy học: nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở, luyện tập,…

2.Kĩ thuật dạy học: khăn trải bàn, động não, tia chớp,…

3.Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm

1. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Tiết 1

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Ổn định lớp

- Kiểm tra sĩ số HS

- Yêu cầu tổ trưởng các tổ kiểm tra sự chuẩn bị bài học.

Hoạt động 2: Khởi động, giới thiệu bài học

Giới thiệu một số đồ dùng, sản phẩm, tác phẩm thông qua đồ dùng dạy học.

Hoạt động 3: Tổ chức cho HS tìm hiểu, khám phá Những điều mới mẻ.

1/ Quan sát, nhận biết

- Tiếp tục sử dụng các hình ảnh (hoặc video clip)

- Đặt các câu hỏi liên quan đến hình ảnh trang 3 SGK:

+ Đây là hoạt động gì?

+ Em đã từng làm việc này chưa?

+ Đây là màu gì? Sự khác nhau giữa các màu? Cảm giác màu phù hợp theo mùa…?

- Gợi ý HS kể/gọi tên các đồ dùng và kết nối các tên với hình ảnh trong trang 4 SGK.

- Gợi ý HS kể/ gọi tên và cho HS bổ sung, mở rộng các loại vật liệu dùng cho môn Mĩ thuật ở trang 5.

- Hướng dẫn HS gọi đúng tên một số sản phẩm mĩ thuật quanh em tại trang 6 SGK.

- Tổng kết lại thông tin. GV trình chiếu hình ảnh trong sách. HS nêu ý kiến hoặc trả lời.

2/Thực hành, sáng tạo

a.Tìm hiểu cách thực hành, sáng tạo

- Tổ chức cho HS trao đổi về các sản phẩm phần thực hành, sáng tạo tại trang 6.

GV chốt: Tranh xé dán, tạo hình bằng đất nặn, vẽ tranh, ghép hình bằng lá cây.

- Nêu câu hỏi đồng thời giới thiệu cách tạo ra sản phẩm.

- GV chốt lại.

b. Thực hành và thảo luận

- Tổ chức cho HS sáng tạo theo nhóm 4. Tạo sản phẩm nhóm.

Gợi ý:

+ Mỗi HS nặn một phần của đồ vật và ghép thành sản phẩm hoàn chỉnh,

+ Cùng xé dán một bức tranh với những hình ảnh khác nhau

+ Chọn vật liệu, ghép hình theo những thứ HS chuẩn bị được.

- Nhắc HS giữ vệ sinh , dọn dẹp vệ sinh tại chỗ sau khi tạo ra sản phẩm.

Hoạt động 3: Hoạt động trưng bày sản phẩm và cảm nhận, chia sẻ.

- Hs quan sát các hình ảnh trang 7 SGK

- Cho HS ghép tên với ảnh sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật ở trang 7.

- Cho HS chia sẻ về sản phẩm của mình của bạn dựa trên: kể tên vật liệu, chất liệu, hình thức tạo hình, đã ổn chưa hay thay đổi gì không,…

GV nêu yêu cầu: Em hãy kể tên một số sản phẩm hoặc tác phẩm mĩ thuật mà em biết.

- GV chốt lại.

Hoạt động 4: Tổng kết tiết học

– Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, chuẩn bị bài của HS, liên hệ bài học với thực tiễn.

– Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị.

- Lớp trưởng báo cáo

- Tổ trưởng báo cáo.

- Quan sát, lắng nghe.

- Quan sát và trả lời.

- HS phát biểu, bổ sung.

- HS trả lời.

- HS kể tên các vật liệu, các bước để tạo ra sản phẩm.

- Lắng nghe.

– Thảo luận nhóm:

+ Chọn vật liệu, chất liệu để thực hành

+ Chia sẻ, trao đổi thống nhất trong thực hành.

– Tạo sản phẩm nhóm

– Tập đặt câu hỏi cho bạn và trả lời câu hỏi của bạn trong nhóm.

- HS quan sát

- 6 HS lần lượt ghép.

- Một số HS chia sẻ về sản phẩm của mình của bạn.

- HS lắng nghe.

– Lắng nghe. Có thể chia sẻ suy nghĩ.

Giáo án môn Mĩ thuật 1 sách Chân trời sáng tạo

Chủ đề 1: THẾ GIỚI MĨ THUẬT

Thời lượng: 4 tiết

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1. Về phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:

  • Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ,… trong thực hành, sáng tạo;
  • Biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn;
  • Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình trong trao đổi, nhận xét sản phẩm;
  • Có ý thức gìn giữ đồ dùng, sản phẩm mĩ thuật, bảo vệ môi trường.

2. Về năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

2.1. Năng lực đặc thù môn học

  • Nhận biết được mĩ thuật có ở cuộc sống xung quanh, biết ba màu cơ bản và một số yếu tố tạo hình;
  • Biết sử dụng chấm, nét, hình, mảng để tạo hình bức tranh;
  • Biết trưng bày, nêu tên sản phẩm và phân biệt màu cơ bản.

2.2. Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình học/thực hành trưng bày, nêu tên sản phẩm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo nên bức tranh.

2.3. Năng lực đặc thù của HS

  • Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.
  • Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về đường nét hoặc màu sắc trong việc lựa chọn trang phục, đồ dùng học tập, sinh hoạt hằng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

1. Giáo viên

  • Kế hoạch dạy học, một số tấm bìa màu có hình cơ bản; một số hình ảnh minh họa (tranh, ảnh, vật mẫu thật hoặc vật mẫu bằng mô hình sản phẩm của HS,…)
  • Một số tranh, ảnh, đồ vật,… có chấm màu, nét, hình, mảng;
  • Màu vẽ, giấy màu,…

2. Học sinh

  • SGK, VBT;
  • Bút chì, màu vẽ (bút chì màu, bút sáp màu, bút màu dạ, màu nước,…), giấy trắng, tẩy/gôm, bìa, giấy màu, keo dán, kéo, bút lông, bảng pha màu, tăm bông, vật liệu (lõi giấy, vỏ hộp cũ),…

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

  • Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, mẫu, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá;
  • Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tổ chức các hoạt động dạy học

Hoạt động GVHoạt động HSĐồ dùng thiết bị

Nội dung 1: Mĩ thuật quanh em (Tiết 1)

- Ổn định tổ chức lớp, khởi động (khoảng 1-3 phút): Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS.

. Cho hs hát hoặc chơi trò chơi

Hoạt độngHoạt động: Quan sát, thảo luận về những sản phẩm mĩ thuật quanh em (khoảng 5-7 phút)

- Giới thiệu và gợi ý những hình ảnh đồ vật… mang tính ứng dụng mĩ thuật trong cuộc sống.

- Giới thiệu đôi nét về hình ảnh trong SGK.

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để đưa ra những quan sát của HS về ứng dụng mĩ thuật trong cuộc sống thực tế.

Thảo luận

+ Đặt câu hỏi gợi ý:

- Hãy kể tên những đồ vật quen thuộc quanh em có trang trí hình ảnh và màu sắc đẹp mắt?

(áo váy, túi xách, ly chén,…)

- Em có nhận xét và cảm xúc gì về những đồ vật đó?

- Kết luận, tuyên dương HS.

+ Đặt câu hỏi gợi ý:

- Trong cuộc sống hằng ngày, các em thường thấy màu đỏ / vàng / xanh lam ở những đâu?

- Màu đỏ: khăn quàng đỏ, màu đỏ xe cứu hỏa…

- Màu vàng: ngôi sao vàng trên lá cờ tổ quốc, màu hoa hướng dương,…

- Màu xanh lam: nước biển, màu áo chú lính hải quân…

* Tổ chức trò chơi nhóm: (10p)

Chia nhóm 5:

- Hướng dẫn cách sử dụng bút màu.

- Hướng dẫn cách chơi: Mỗi nhóm sử dụng 3 màu cơ bản vừa học và tô vào tranh GV phát theo nhóm. Tô màu theo ý thích.

* Tổ chức cho HS nhận xét bài của các nhóm về màu sắc.

* GV nhận xét tinh thần học tập của HS, động viên, khuyến khích HS; giáo dục ý thức giữ gìn đồ dùng, sản phẩm mĩ thuật và bào vệ môi trường lớp học.

- Tổ chức cho HS giới thiệu sản phẩm và nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình, của bạn trong nhóm. GV kết hợp nhận xét, tuyên dương các HS có biểu hiện tích cực, tiến bộ, khuyến khích HS còn chưa hoàn thành sản phẩm.

- Câu hỏi gợi ý:

. Em thích bài vẽ màu nào? Vì sao?

. Em sẽ bảo quản đồ dùng học tập của em như thế nào?

- Dặn dò: HS về quan sát sự vật có chấm xung quanh cuộc sống.

- Lớp hát. Mỗi nhóm kiểm tra đồ dùng của thành viên, báo cáo.

- Quan sát và lắng nghe.

- Quan sát, lắng nghe.

- Thảo luận nhóm đôi.

- Trả lời theo gợi ý của GV.

- Trả lời theo gợi ý của GV.

- Vẽ màu vào tranh có sẵn theo nhóm.

- Tự giới thiệu sản phẩm đã hoàn thành, nhận xét - đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.

- Giới thiệu hình ảnh trên bảng hoặc trình chiếu slide,…

- Tranh ảnh sưu tầm hoặc trong tạp chí, hay trình chiếu clip.

- Tranh in sẵn trên giấy A4 chủ đề gần gũi như con vật, hoa lá,…

Nội dung 2: CHẤM (Tiết 2)

- Ổn định tổ chức lớp, khởi động (1-3 phút): Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS.

- Cùng HS nhận xét, đánh giá, tuyên dương.

Hoạt động Hoạt động: Quan sát, thảo luận về chấm trong tự nhiên và chấm trong tranh (khoảng 5-7 phút)

* Tổ chức trò chơi phân loại hình ảnh theo nhóm 5: Chấm trong tự nhiên và chấm trong tranh.

- Giới thiệu một số hình ảnh về chấm trong tự nhiên:

Giới thiệu một số hình ảnh về chấm trong tự nhiên

- Hình ảnh về chấm trong tranh:

Hình ảnh về chấm trong tranh

* GV nhận xét và chốt ý: Chấm màu có nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau.

- Câu hỏi gợi ý:

Các em hãy kể thêm những hình ảnh sự vật có chấm ngoài tự nhiên mà em đã từng thấy?

Hoạt độngHoạt động: Dùng chấm màu để thực hành sáng tạo (khoảng 20 phút)

Gợi ý các bước thực hiện:

- Cách 1: Vẽ nét rồi chấm màu.

- Cách 2: Vẽ chấm không vẽ nét.

Vẽ chấm không vẽ nét

· Phần thực hành:

+ GV hướng dẫn HS thực hành vào vở bài tập.

+ Khuyến khích HS chọn 1 trong 2 cách thực hiện chấm màu theo ý thích vào hình trong trang 6,7.

- Tổ chức cho HS nhận xét đánh giá về sản phẩm.

- GV đánh giá tiết học, tuyên dương, khuyến khích HS; giáo dục ý thức giữ gìn đồ dùng, sản phẩm mĩ thuật và bảo vệ môi trường.

+ Câu hỏi gợi ý:

- Em thích cách thực hiện nào? Vì sao?...

- Em có cảm xúc như thế nào khi thực hành sáng tạo sản phẩm?

- Qua tiết học em đã học hỏi được điều gì từ bạn?...

- Dặn dò HS về quan sát sự vật xung quanh.

- Kiểm tra đồ dùng và báo cáo.

- Thực hiện trò chơi.

- Quan sát và nhận xét.

- HS trả lời.

- Theo dõi cách làm.

- Thực hành theo gợi ý của GV.

- Giới thiệu hình ảnh trò chơi trên bảng hoặc trình chiếu slide,…

- Tranh ảnh sưu tầm hoặc trong SGK, hay trình chiếu clip.

- Hình ảnh minh họa các bước thực hiện.

Nội dung 3: NÉT, HÌNH, MẢNG – Tiết 3

- Ổn định tổ chức lớp, khởi động (1-3 phút): Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS.

Hoạt động Hoạt động: Quan sát, thảo luận về nét, hình, mảng trong đời sống (khoảng 5-7 phút)

- Giới thiệu một số hình ảnh có nhiều nét, hình và mảng. (SGK trang 10, 11)

- Tổ chức trò chơi “Chọn nét ghép hình” theo nhóm 5.

+ GV phân loại nét theo từng ô riêng.

+Hướng dẫn HS lựa chọn nét phù hợp để tạo hình theo ý thích của nhóm.

-> HS chủ động nhận biết nét, hình, mảng, liên hệ với những đồ vật, con vật, hình ảnh khác.

-> So sánh cách thể hiện nét, hình, mảng trong sản phẩm mĩ thuật với nét, hình, mảng ở đồ vật, con vật, cảnh vật trong thiên nhiên.

=> GV chốt ý về Nét, Hình, Mảng.

+ Câu hỏi gợi ý:

. Em cho biết nét trong đời sống và trong tranh có dạng đường gì?

Em định dùng những nét nào để hoàn thành sản phẩm?

Em đặt tên sản phẩm của nhóm là gì?

Em tìm thấy những hình gì trong những bức ảnh và bức tranh trên?

Bức tranh

Hoạt động Hoạt động: Quan sát nét, hình, mảng trong tranh và thực hành sáng tạo (khoảng 20 phút)

- Giới thiệu hình minh hoạ vẽ hoặc cắt dán tạo hình tranh từ nét, hình, mảng.

- Gợi ý để HS nhận biết cách dùng nét, hình và mảng tạo một sản phẩm đơn giản. (Lưu ý cần giúp HS nắm rõ: nét kín tạo thành hình và vẽ màu tạo thành mảng).

Bức tranh

- Hướng dẫn HS chọn thực hành các hoạt động sau tùy theo năng lực, sở thích cá nhân:

+ Hoàn thành một số nét cho sẵn để tạo thành hình, mảng, sau đó vẽ màu;

+ Sử dụng các nét, hình và mảng tạo thành bức tranh sáng tạo, đơn giản theo ý thích.

- Khuyến khích HS tự giác, chủ động hoàn thành sản phẩm của mình.

- Đi quan sát, nhận xét, đánh giá thường xuyên và khích lệ HS, đặt các câu hỏi để kịp thời phát triển năng lực cho HS.

- Tổ chức cho HS giới thiệu sản phẩm và nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình, của bạn trong nhóm, kết hợp nhận xét, tuyên dương các HS (hoặc nhóm) có những ý tưởng đặc sắc, tiến bộ.

Câu hỏi gợi ý:

Sản phẩm gồm những hình gì?

Sản phẩm của mình và bạn như thế nào?

Em hãy chia sẻ cách bảo quản, giữ gìn sản phẩm?…

- GV đánh giá tiết học, nhận xét, biểu dương, khuyến khích HS.

- Dặn dò HS giữ gìn, bảo quản sản phẩm...

- Tự kiểm tra đồ dùng và báo cáo.

- Quan sát và nhận xét.

- HS ghép hình, xé dán thành tranh theo nhóm.

- HS bước đầu khám phá nhận biết được nét, hình, mảng.

- HS biết cách tạo sản phẩm bằng nét, hình, mảng.

- Thảo luận nhóm và trình bày theo gợi ý của GV.

- Theo dõi cách thực hiện.

Thực hiện sản phẩm cá nhân.

- HS giới thiệu sản phẩm và nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.

- Chuẩn bị bìa cứng với nhiều dạng nét khác nhau, giấy màu.

- Giới thiệu hình ảnh trò chơi trên bảng hoặc trình chiếu slide,…

- Tranh ảnh sưu tầm hoặc trong SGK, hay trình chiếu clip.

- Hình ảnh minh họa các bước thực hiện.

Nội dung 4: GÓC MĨ THUẬT CỦA EM – Tiết 4

+ Hoàn thiện, trưng bày sản phẩm

- Yêu cầu HS hoàn thiện sản phẩm của mình/ nhóm.

+ Phân tích, đánh giá

- Hướng dẫn một số cách trưng bày sản phẩm.

- Tổ chức cho HS giới thiệu sản phẩm, nhận xét, đánh giá.

+ Câu hỏi gợi ý:

  • Em đã thực hiện sản phẩm mĩ thuật của chủ đề này như thế nào?
  • Sản phẩm nào có sử dụng màu cơ bản, đó là những màu gì?
  • Sản phẩm nào được tạo bằng các chấm màu?
  • Sản phẩm nào có nhiều nét, đó là những nét nào?
  • Sản phẩm nào tạo ra bằng hình, mảng?
  • Em thích những sản phẩm nào, vì sao?
  • Em sẽ giữ gìn sản phẩm bằng cách nào và sử dụng sản phẩm này để làm gì?

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết chủ đề; tuyên dương, khuyến khích HS; chọn sản phẩm lưu giữ để trưng bày triển lãm.

- Giáo dục HS biết yêu quý, giữ gìn đồ dùng học tập và sản phẩm mĩ thuật.

Dặn dò HS về quan sát ngôi nhà của em.

- Cá nhân/ nhóm tiếp tục hoàn thành sản phẩm.

- Trưng bày và giới thiệu sản phẩm.

- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm.

- Góc trưng bày sản phẩm cho các nhóm

Giáo án Mĩ thuật 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục

TUẦN 1

Thứ..... ngày ...... tháng....... năm 20.....

CHỦ ĐỀ: MĨ THUẬT TRONG CUỘC SỐNG

* Mục tiêu chung của chủ đề:

HS cần đạt sau chủ đề:

- Quan sát, nhận thức: HS nhận biết được mĩ thuật có ở quanh ta, biết sử dụng các vật liệu và dụng cụ của môn học.

- Sáng tạo và ứng dụng: HS tạo được sản phẩm bằng chấm, nét, hình, màu, khối.

- Phân tích và đánh giá: HS nêu được cảm nhận về chấm, nét, hình, màu, khối trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

BÀI: MĨ THUẬT QUANH TA

I. MỤC TIÊU:

* HS cần đạt sau bài học:

- Quan sát, nhận thức: HS nhận biết được Mĩ thuật có ở mọi nơi trong cuộc sống.

- Sáng tạo và ứng dụng: HS vẽ được một hình theo ý thích.

- Phân tích và đánh giá: HS chỉ ra được nét đẹp và các hình thức Mĩ thuật có ở xung quanh.

- Năng lực: HS hình thành và phát triển năng lực cảm nhận và hiểu biết về Mĩ thuật, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tìm tòi và khám phá kiến thức.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

* Giáo viên:

- Sách học MT lớp 1.

- Hình ảnh MT có trong thực tế cuộc sống, hình ảnh sản phẩm, tác phẩm MT.

* Học sinh:

- Sách học MT lớp 1.

- Màu, chì, tẩy, giấy vẽ...

2. Phương pháp:

- GV sử dụng PP thuyết trình, phân tích, vấn đáp, trực quan, thảo luận, thực hành, đánh giá...

3. Hình thức tổ chức:

- Hoạt động cá nhân.

- Hoạt động nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của GVHoạt động của HS

* HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tìm màu sắc trong hộp màu của em.

- Khen ngợi HS thắng cuộc.

- GV giới thiệu chủ đề, yêu cầu HS nhắc lại.

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ

- Kể tên các đồ dùng MT em biết.

* Mục tiêu:

+ HS nhận biết và kể tên được một số đồ dùng và vật liệu để học MT.

+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này.

* Tiến trình của hoạt động:

- Yêu cầu HS quan sát hình trang 8+9 sách học MT 1.

- GV đặt câu hỏi gợi mở:

+ Tên các đồ dùng, vật liệu ở trang 8-9 SGK MT là gì ?

+ Đồ dùng vật liệu đó dùng để làm gì ?

+ Em có những đồ dùng gì để học môn MT ?

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- GV tóm tắt:

+ Học mĩ thuật không thể các đồ dùng học tập và các vật liệu như bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ...

+ Mỗi đồ dùng đó lại có công dụng riêng của nó.

2. HOẠT ĐỘNG 2: KIẾN TẠO KIẾN THỨC-KĨ NĂNG.

-Nhận biết MT trong cuộc sống.

* Mục tiêu:

+ HS biết quan sát các hình ảnh trong tự nhiên và sản phẩm tác phẩm MT.

+ HS nhận ra vẻ đẹp và các hình thức MT trong cuộc sống xung quanh.

+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này.

* Tiến trình của hoạt động:

- GV hướng dẫn HS:

+ Quan sát hình ảnh GV đã chuẩn bị trên màn hình.

+ Chỉ ra những hình ảnh đẹp trong tự nhiên và hình ảnh do sản phẩm, tác phẩm MT tạo nên.

. Em thích hình ảnh nào?

. Hình ảnh nào thể hiện vẻ đẹp trong tự nhiên?

. Hình ảnh nào do MT tạo nên?

- GV khen ngợi HS, chốt lại KT.

- GV yêu cầu HS làm Bài tập 1 trong vở BT trang 6.

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP-SÁNG TẠO.

- Vẽ một hình theo ý thích.

* Mục tiêu:

+ HS hiểu và nắm được công việc phải làm.

+ HS sử dụng bút, màu vẽ được một hình bất kì theo ý thích.

+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này.

* Tiến trình của hoạt động:

- Khuyến khích HS lựa chọn bút màu để vẽ một hình yêu thích. Chia sẻ về hình sẽ vẽ.

- Yêu cầu HS sử dụng bút màu đã chọn để vẽ hình vào giấy.

- Hướng dẫn HS chọn màu để vẽ vào hình theo ý thích.

- Yêu cầu HS làm BT2 trong VBT trang 7.

- GV quan sát, giúp đỡ HS làm bài.

4. HOẠT ĐỘNG 4: PHÂN TÍCH-ĐÁNH GIÁ.

- Trưng bày và chia sẻ.

* Mục tiêu:

+ HS biết cách trưng bày, chia sẻ về bài vẽ của mình của bạn.

+ HS bước đầu làm quen với việc giới thiệu và nêu cảm nhận về bài vẽ.

+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này.

* Tiến trình của hoạt động:

- GV hướng dẫn HS trưng bày bài vẽ theo nhóm hoặc trên bảng.

- Khuyến khích HS trình bày cảm nhận về bài vẽ của mình, của bạn.

- Hướng dẫn HS tự đánh giá.

- GV đánh giá sản phẩm, bài vẽ của HS.

5. HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG-PHÁT TRIỂN.

* Khám phá thêm hình ảnh MT quanh ta.

- Khuyến khích HS quan sát, chỉ ra hình ảnh và sản phẩm, tác phẩm MT có ở xung quanh.

- GV tóm tắt: MT có ở mọi nơi và làm đẹp cho cuộc sống của con người.

* ĐÁNH GIÁ:

- Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.

- Liên hệ thực tế, đánh giá chung tiết học.

- Chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV

- Mở bài học

- Nhận biết, kể tên đồ dùng và vật liệu dùng để học môn MT.

- Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.

- Quan sát

- 1, 2 HS

- 1 HS

- 1, 2 HS

- Lắng nghe, ghi nhớ

- Tiếp thu

- Ghi nhớ

- Biết quan sát

- Nhận ra

- Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.

- Quan sát

- Nhận biết, chỉ ra được theo yêu cầu của bài học.

- 1, 2 HS nêu

- 1 HS nêu

- 1 HS

- Lắng nghe, ghi nhớ

- Thực hiện

- Hiểu công việc của mình phải làm

- Hoàn thành được bài tập trên lớp

- Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.

- Thực hành vẽ cá nhân

- Thực hiện

- Thực hiện theo ý thích

- Thực hành làm bài

- Hoàn thành bài trên lớp

- Trưng bày, chia sẻ bài vẽ

- Làm quen

- Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.

- Trưng bày

- Trình bày cảm nhận về bài vẽ của mình của bạn.

- Đánh giá theo cảm nhận

- Rút kinh nghiệm

- Quan sát, chỉ ra theo yêu cầu

- Ghi nhớ

- Rút kinh nghiệm

- Phát huy

* Dặn dò:

- Về nhà xem trước bài: NHỮNG CHẤM TRÒN THÚ VỊ.

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập: Giấy vẽ, bút chì, tẩy màu vẽ...

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Mĩ thuật 1!

Liên kết tải về

zip Giáo án Mĩ thuật lớp 1 (Sách mới)
doc Giáo án Mĩ thuật lớp 1 (Sách mới) 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK