Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 12 Cánh diều năm 2024 - 2025 giúp thầy cô đưa ra những lời nhận xét, đánh giá 4 môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Hóa học lớp 12 một cách nhanh chóng.
Qua đó, thầy cô dễ dàng nhận xét chi tiết từng nội dung, từng trang, từng dòng, cùng lý do đề xuất cụ thể sẽ góp phần cải thiện bộ sách giáo khoa lớp 12 Cánh diều năm 2024 - 2025 trước khi đưa vào giảng dạy đại trà. Vậy mời thầy cô tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn nhé:
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 12 Cánh diều
Phiếu góp ý SGK Ngữ văn 12 Cánh diều
BẢN GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
Môn: Ngữ văn; Lớp: 12
Bản mẫu sách giáo khoa: bộ Cánh diều
NỘI DUNG GÓP Ý
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
1.Truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại (tập 1) | 22 | Tại sao chi tiết kì ảo xuất hiện ở đây? | Sửa: ở đây? => đoạn văn này? | Câu hỏi khoa học hơn, cụ thể với đoạn văn được trích dẫn bên cạnh |
33 | (Nguyễn Minh Châu, Toàn tập, tập 3, NXB Văn học, Hà Nội, 2001) | Sửa: tập 3 => tập 3 | Bỏ phần in đậm để thống nhất trình bày | |
34 | 3. Nhận diện, phân tích đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật ở các đoạn trích sau: | Sửa: đoạn trích => đoạn văn/ ngữ liệu | Để thống nhất với các ngữ liệu ở các bài tập khác và chính xác hơn (vì dưới ngữ liệu được trích dẫn không ghi nguồn (mà chỉ ghi tác giả) | |
46 | 3. Truyện được kể từ điểm nhìn nào? | Sửa: điểm nhìn nào => điểm nhìn của ai? | Để phù hợp và logic hơn với các đáp án trong câu hỏi. | |
3. Hài kịch (tập 1) | 99 | 1.Trong vở kịch Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ (Sếch-xpia), nhân vật Sai-lốc cho An-tô-ni-ô vay 3 000 đuy-ca… | Sửa: 3 000 => 3000 | Trình bày hợp lý hơn |
4. Văn tế, thơ (tập 1) | 121 | 7. Đoạn trích đem đến cho em những hiểu biết gì về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp? | Sửa: hiểu biết gì => cảm nhận như thế nào | Từ để hỏi phù hợp với đối tượng được nhắc đến trong câu hỏi hơn. |
127 | 3. Phân tích tác dụng của nghịch ngữ trong các đoạn trích sau: | Sửa: đoạn trích => ngữ liệu | Để thống nhất với các ngữ liệu ở các bài tập khác và chính xác hơn (vì dưới ngữ liệu được trích dẫn không ghi nguồn (mà chỉ ghi tác giả) | |
127 | 4. Viết một đoạn văn … thể hiện trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc … | Sửa: đoạn trích bài thơ Việt Bắc => đoạn trích Việt Bắc | Thừa từ | |
135 | 10. Nhận xét về thơ Nguyễn Bính, nhà phê bình văn học Hoài Thanh viết: “Thơ Nguyễn Bính…” đã đánh thức “người nhà quê” thế nào? | Sửa: thế nào? => như thế nào? | Câu hỏi khoa học hơn | |
142 | Chú ý các lí lẽ mà tác giả nêu | Sửa: nêu => trình bày/ sử dụng | Dùng từ khoa học hơn | |
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I | 164 | 3.Nội dung chính của đoạn trích nêu trên kể về việc gì? | Sửa: đoạn trích nêu trên => đoạn trích trên | Thừa từ, để thống nhất cách dùng từ với các câu hỏi bên dưới |
2. Nhật kí, phóng sự, hồi kí (tập 2) | 54 | 2. Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp nghịch ngữ trong các đoạn trích sau: | Sửa: đoạn trích => đoạn văn/ ngữ liệu | Để thống nhất với các ngữ liệu ở các bài tập khác và chính xác hơn (vì dưới ngữ liệu được trích dẫn không ghi nguồn (mà chỉ ghi tác giả) |
67 | (Khối vuông ru-bích, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1985 | Sửa: Thêm dấu ngoặc đơn | Sai chính tả | |
4. Văn tế, thơ (tập 2) | 134 | 1.Đoạn trích trên sử dụng kết hợp thao tác lập luận nào? | Sửa: kết hợp thao tác lập luận nào => kết hợp các thao tác lập luận nào | Vì đã là “kết hợp” thì phải có từ 2 yếu tố trở lên. |
Gợi ý nội dung góp ý
- Đối chiếu nội dung mỗi bài học trong bản mẫu SGK với yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT để góp ý chỉnh sửa, bảo đảm nội dung không vượt quá yêu cầu của Chương trình môn học. hoạt động giáo dục.
- Xem xét tính chính xác, khoa học và sự phù hợp của các ngữ liệu/hình ảnh trong bản mẫu sách giáo khoa với đối tượng học sinh, đề xuất cách chỉnh sửa cụ thể đối với từng ngữ liệu/hình ảnh chưa phù hợp (nếu có).
- Xem xét các câu hỏi, câu lệnh, nhiệm vụ học tập trong các bài học bảo đảm được mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kết quả hoạt động (đọc/xem/viết/nghe/nói/làm) của học sinh; đảm bảo cho giáo viên và học sinh khai thác hiệu quả nội dung, hình ảnh, ngữ liệu trong sách giáo khoa để tổ chức hoạt động dạy học.
Phiếu góp ý SGK Lịch sử 12 Cánh diều
SỞ GDĐT....... TRƯỜNG THPT...... | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ......, ngày 5 tháng 12 năm 2023 |
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
Môn: Lịch sử; Lớp: 12
Họ tên giáo viên tham gia góp ý: ................
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: THPT.........
Nội dung góp ý:
Tên sách: Cánh diều
Tên bài | Trang/ dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
BÀI 1: LIÊN HỢP QUỐC | 5, 6 | 7 nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc | 5 nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc súc tích như sách 12 cũ | - Cách diễn đạt câu từ của 5 nguyên tắc như sách cũ phù hợp với học sinh. - Không nên trích nguyên văn bản, khó hiểu và dài dòng không cần thiết. |
BÀI 1: LIÊN HỢP QUỐC | 7 | Thủ tiêu hoàn toàn các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc | Thủ tiêu các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc | - Hiện nay chúng ta vẫn bắt gặp các trường hợp phân biệt chủng tộc ở nhiều quốc gia. Tình trạng phân biệt chủng tộc vẫn còn là thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại (Lịch sử 11). - Hiện tượng “phân biệt chủng tộc ngược” ở Nam Phi và một số quốc gia trên thế giới, Liên hợp quốc yêu cầu các quốc gia giải quyết nhưng đó vẫn là một thách thức. |
BÀI 1: LIÊN HỢP QUỐC | 7 | Hình 5 | Hình lớn hơn, rõ hơn | Hình trắng đen, khó quan sát. Lỗi form chữ (chữ dính nhau) |
BÀI 6: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM1945 | 31 | [Võ Nguyên] Giáp | Võ Nguyên Giáp | Sai kĩ thuật |
BÀI 6: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM1945 | 29, 30 | Câu hỏi cuối mục 1 | - Sửa lại câu hỏi: Bỏ câu dẫn: Đọc tư liệu và quan sát hình 1 - Bỏ hoặc thay câu khác | - Câu hỏi không phù hợp với hình ảnh và không có tư liệu. - Diễn biến đã có sơ đồ trong sách giáo khoa. |
BÀI 6: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 | 30 | Từ ngày 14 đến 15/08/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa | Từ ngày 14 đến 15/08/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền | Nội dung hiện tại còn thiếu |
BÀI 6: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 | 30 | Từ ngày 16 đến 17/08/1945, Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng. | Từ ngày 16 đến 17/08/1945, Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm Quốc kỳ, bài Tiến quân ca làm Quốc ca. | Nội dung hiện tại còn thiếu |
BÀI 7: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954) | 38, 39 | c. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) | Thêm hình ảnh, sơ đồ trận đánh của chiến dịch Điện Biên Phủ | Chiến dịch Điện Biên Phủ là trận đánh lớn mang tính quyết định toàn bộ cuộc chiến. Nên cho học sinh tìm hiểu chi tiết hơn trận đánh này. |
BÀI 7: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954) | 39 | Thắng lợi của Tổng tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava... tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao thắng lợi tại hội nghị Giơ-ne-vơ. | Nên làm rõ nội dung của hội nghị Giơ-ne-vơ và ý nghĩa của hiệp định | - Vì đây là hiệp định có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là văn bản pháp lý quốc tế công nhận các quyền dân tộc cơ bản các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương. - Với hiệp định Giơ-ne-vơ Pháp buộc chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút quân về nước, Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương. |
BÀI 7: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954) | 35 | Hình 2 | Hình nhỏ | Thay hình khác hoặc hình lớn hơn |
BÀI 9: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975) | 44 | Đây là loại hình chiến tranh được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn,… | Đây là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn. | Chiến tranh đặc biệt là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ để tiến hành xâm lược miền Nam Việt Nam. |
BÀI 15. HỒ CHÍ MINH- ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC | 97 | Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 -1953 | Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 -1954 | Vì dữ liệu chưa chính xác |
Người góp ý
(Kí tên và ghi đầy đủ họ và tên)
Phiếu góp ý SGK Địa lí 12 Cánh diều
SỞ GDĐT....... TRƯỜNG THPT...... | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ......, ngày 5 tháng 12 năm 2023 |
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
Môn: ĐỊA LÍ; Lớp: 12
Họ tên giáo viên tham gia góp ý: ................
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: THPT.........
Nội dung góp ý:
Tên sách: Cánh diều
Tên bài | Trang/ dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ | 4 | Diện tích phần đất liền và đường biên giới quốc gia với 3 nước (Lào, Campuchia, Trung Quốc). | Cần phải lấy con số chính xác đến hàng đơn vị (km2 đối với diện tích và km đối với đường biên giới quốc gia), không thể gần hoặc hơn. | Liên quan đến vị trí địa lí và lãnh thổ của 1 quốc gia thì cần phải chính xác tuyệt đối về các địa điểm, diện tích, độ dài đường biên giới, liên quan đến tính thống nhất, toàn vẹn và chủ quyền quốc gia. |
Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên | 14 | Tiêu đề: phần lãnh thổ phía bắc – nam. | phía Bắc - Nam. | Thống nhất với cách viết hoa ở trang 15. |
Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên | 17 | Đai ôn đới gió mùa trên núi… (chủ yếu ở Hoàng Liên Sơn). | Đai ôn đới gió mùa trên núi… (phân bố chủ yếu ở Hoàng Liên Sơn). | Giúp rõ nghĩa, học sinh dễ hiểu hơn. |
Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên | 17 | Ranh giới phía tây và tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng. | Ranh giới phía tây và tây nam của miền dọc theo tả ngạn sông Hồng. | Vì ranh giới nằm ở tả ngạn sông Hồng. |
Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên | 19 | Vật liệu xây dựng | Bỏ | Vì vật liệu xây dựng không phải là khoáng sản |
Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường | 25 | Số lượng loài đang giảm. | Bổ sung, thay thế bằng số lượng loài của thời điểm hiện tại và thời điểm cần so sánh, học sinh rút ra nhận xét sự suy giảm thành phần loài. | Số liệu loài đang giảm gây khó hiểu cho học sinh: đang giảm là số liệu năm nào so với năm nào. |
Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường | 28 | Thiếu tính bao quát, cần bổ sung thêm câu nhận định chung ở cuối mục 1. | Ngoài môi trường không khí, môi trường nước, hiện nay môi trường đất, môi trường biển, môi trường âm thanh (đặc biệt ở đô thị)… có mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng. | Nội dung đề mục là "ô nhiễm môi trường" nhưng chỉ đề cập đến ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước. |
Bài 6. Dân số, lao động và việc làm | 32 | Nêu sự khác nhau phân bố dân cư giữa các vùng nhưng chưa có số liệu. | Bổ sung số liệu phân bố dân cư của các vùng. | Giúp học sinh dễ dàng nhận xét, phân tích. |
Bài 6. Dân số, lao động và việc làm | 29 | Bảng số liệu về quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số giai đoạn 1999 - 2021. | Cần phải xây dựng biểu đồ về quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số và kéo dài giai đoạn thời gian, lấy mốc thời gian từ 1979 hoặc 1960. | Để học sinh thấy rõ hơn sự biến động về quy mô dân số, tỉ lệ gia tăng dân số và thời kì bùng nổ dân số. |
Bài 19. Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ | 97, 98 | 1. Khai thác thế mạnh khoáng sản và thuỷ điện. c) Các ngành công nghiệp khác. d) Hướng phát triển công nghiệp của vùng. | Bỏ phần c), d) | Nội dung không nằm trong phần khai thác thế mạnh khoáng sản và thuỷ điện. |
Bài 20. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng | 101 | Đồng bằng sông Hồng nằm ở trung tâm Bắc Bộ. Vùng giáp với vùng Trung du và miền núi bắc bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. | Nằm ở trung tâm Bắc Bộ. | Vùng không nằm ở trung tâm Bắc Bộ. |
Bài 21. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở Bắc Trung Bộ | 110 | Vườn quốc gia Bến Én. | Vườn quốc gia Bến En. | Sai lỗi chính tả. |
Bài 22. Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam trung bộ | 116,119 | Hình 22.1 và 22.2 trên bản đồ phụ có cả vùng Bắc Trung Bộ. | Bỏ phần lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ. | Nội dung chưa phù hợp. |
Người góp ý
(Kí tên và ghi đầy đủ họ và tên)
Phiếu góp ý SGK Hóa học 12 Cánh diều
Họ và tên:...............................................................................................................
Đơn vị công tác: Trường THPT..............................................................................
NỘI DUNG GÓP Ý
BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 1: Ester-Lipid | 10 | Công thức chung của chất béo là: | Bỏ chữ là trước dấu hai chấm | Không phù hợp |
Bài 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 | Nội dung và hình thức đảm bảo, không góp ý gì thêm | |||
Bài 9: Vật liệu polymer | 67 68 | Poly(buta-1,3-diene styrene) Poly(buta-1,3-diene acrylonitride) | Poly(buta-1,3-diene-styrene) Poly(buta-1,3-diene-acrylonitride) | Đồng bộ với poly(urea- formaldehyde) |
Bài 10: Thế điện cực chuẩn của kim loại | 74 | Dòng cuối của trang : ……chiều của phản ứng oxi hóa – khử có thể là: | Bỏ dấu hai chấm sau chữ là | Không phù hợp |
Bài 11, 12, 13 | Nội dung và hình thức đảm bảo, không góp ý gì thêm | |||
Bài 14: Tính chất hóa học của kim loại | 95 | Lưu huỳnh | Sulfur | Đồng bộ với SGK 11 |
Bài 15, 16, 17, 18, 19 | Nội dung và hình thức đảm bảo, không góp ý gì thêm | |||
Bài 20: Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất | 135 | Sắt | Fe | Đồng bộ với chương trình mới |
Chủ đề 6: Đại cương kim loại | 89-112 | Nhôm Sắt Đồng Chì Kẽm Natri Thủy ngân Bạc | Al Fe Cu Pb Zn Na Hg Ag | Đồng bộ với chương trình mới |