Giáo án trọn bộ lớp 6 môn Sinh học - Giáo án môn Sinh lớp 6 cả năm

Giáo án trọn bộ lớp 6 môn Sinh học

Giáo án môn Sinh lớp 6 cả năm

Giáo án điện tử hiện nay đã trở thành một tài liệu hỗ trợ không thể thiếu đối với các thầy cô giáo trong công tác giảng dạy. Việc chuẩn bị thật kỹ giáo án môn học là điều quan trọng đối với các thầy cô giáo. Hiểu rõ được điều đó sau đây Download.vn xin giới thiệu Giáo án trọn bộ lớp 6 môn Sinh học.

Bộ giáo án môn Sinh học lớp 6 cả năm là tài liệu tham khảo dành cho các thầy cô giáo để chuẩn bị cho các tiết dạy trên lớp. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Chúc quý thầy cô và các em học sinh những có tiết học hay!

Giáo án trọn bộ lớp 6 môn Sinh học

MỞ ĐẦU SINH HỌC

Tiết 1 - Bài 1, 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG – NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng.

- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống : trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng qua các ví dụ.

- Nêu được các nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của Thực vật nói riêng.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật.

- Rèn kĩ năng quan sát, tư duy, suy luận.

- Rèn khả năng hoạt động nhóm, khai thác thông tin.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Tranh ảnh, mẫu vật về một vài nhóm sinh vật, sử dụng hình vẽ 2.1 SGK.

2. HS : Hòn đá, một đồ vật, một cây xanh, tranh ảnh về động vật.

III. Hoạt động dạy – học

1. Tổ chức lớp (5’)

- Kiểm tra sĩ số.

- Làm quen với học sinh.

- Chia nhóm học sinh.

* ĐVĐ (1,)

Mở bài: Giáo viên giới thiệu về vị trí môn học Sinh học lớp 6 trong chương trình Sinh học THCS.

Thế giới xung quanh chúng ta rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên có những vật sống và những vật không sống. Làm thế nào để nhận dạng vật sống và vật không sống. Vật sống có đặc điểm gì? Nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của Thực vật nói riêng như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

2. Bài mới

Hoạt động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống. (3’)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV cho học sinh kể tên một số; cây, con, đồ vật ở xung quanh rồi chọn 1 cây,1 con, 1 đồ vật.

- GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi :

- Con cá, cây đậu cần điều kiện gì để sống?

- Cái bàn(hòn đá) có cần những điều kiện giống như con gà và cây đậu để tồn tại không?

- Sau một thời gian chăm sóc đối tượng nào tăng kích thước và đối tượng nào không tăng kích thước?

- GV chữa bài bằng cách gọi HS trả lời.

- GV cho HS tìm thêm một số ví dụ về vật sống và vật không sống.

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.

- HS tìm những sinh vật gần với đời sống như: cây nhãn, cây cải, cây đậu... con gà, con lợn ... cái bàn, ghế.

- Yêu cầu thấy được con cá và cây đậu được chăm sóc lớn lên còn hòn đá không thay đổi.

- 1 vài HS, bổ sung.

(HS ghi): 1. Nhận dạng vật sống và vật không sống:

- Vật sống: lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản.

- Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên, không sinh sản.

Hoạt động 2: Đặc điểm của cơ thể sống (13’)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV cho HS quan sát bảng SGK trang 6, GV giải thích tiêu đề của cột 3 và cột 6 và 7.

- GV giải thích giúp HS hiểu :

+ Trao đổi chất : Lấy các chất cần thiết và loại bỏ chất thải ra ngoài.

VD : quá trình quang hợp, quá trình hô hấp,...

+ Lớn lên : Sinh trưởng và phát triển.

VD : Sự lớn lên của cây bưởi, con gà,...

+ Sinh sản :

VD : Sự ra hoa, kết quả của cây phượng, mèo đẻ con,...

+ Cảm ứng

VD : Hiện tượng cụp lá của cây xấu hổ

- GV yêu cầu HS hoạt động độc lập, GV kẻ bảng SGK vào bảng phụ.

- GV chữa bài bằng cách gọi HS trả lời, GV nhận xét.

- GV hỏi:- qua bảng so sánh hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống?

- HS quan sát bảng SGK chú ý cột 6 và 7.

- HS hoàn thành bảng SGK trang 6 (HS điền vào VLT)

`- 1 HS lên bảng ghi kết quả của mình vào bảng của GV, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.

- HS ghi tiếp các VD khác vào bảng.

Đáp án Bảng SGK/6

STTVí dụLớn lênSinh sảnDi chuyểnLấy các chất cần thiếtLoại bỏ các chất thảiVật sốngVật không sống.
1Hòn đá-----+
2Con gà++++++
3Cây đậu++-+++
4Cái bàn-----+

(HS ghi): 2. Đặc điểm của cơ thể sống:

+ Trao đổi chất với môi trường.

+ Lớn lên và sinh sản.

Hoạt động 3: Sinh vật trong tự nhiên (8’)

A. Sự đa dạng của thế giới sinh vật

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV: yêu cầu HS làm bài tập mục s trang 7 SGK.

- Qua bảng thống kê em có nhận xét về thế giới sinh vật? (gợi ý: nhận xét về nơi sống, kích thước? Vai trò đối với người? ...)

- Sự phong phú về môi trường sống, kích thước, khả năng di chuyển của sinh vật nói lên điều gì?

- HS hoàn thành bảng thống kê trang 7 GSK (ghi tiếp 1 số cây, con khác).

- Nhận xét theo cột dọc, bổ sung có hoàn chỉnh phần nhận xét.

- Rút ra kết luận: sinh vật đa dạng.

B. Các nhóm sinh vật trong tự nhiên ( Hướng dẫn đọc thêm)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV cho HS đọc thông tin SGK trang 8, kết hợp với quan sát hình 2.1 SGK trang 8.

- Thông tin đó cho em biết điều gì?

- Khi phân chia sinh vật thành 4 nhóm, người ta dựa vào những đặc điểm nào?

( Gợi ý:

+ Động vật: di chuyển

+ Thực vật: có màu xanh

+ Nấm: không có màu xanh (lá)

+ Vi sinh vật: vô cùng nhỏ bé

- HS tìm hiểu độc lập nội dung trong thông tin sgk.

- Nhận xét; sinh vật trong tự nhiên được chia thành 4 nhóm lớn: vi sinh vật, nấm, thực vật và động vật.

- HS khác nhắc lại kết luận này để cả lớp cùng ghi nhớ.

(HS ghi): 3. Sinh vật trong tự nhiên:

a) Sự đa dạng của thế giới sinh vật:

Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú. Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau và với con người

b) Các nhóm sinh vật trong tự nhiên :

Sinh vật được chia thành 4 nhóm chính: Vi khuẩn, Nấm, Thực vật, Động vật

Hoạt động 4: Nhiệm vụ của sinh học (8’)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 8 và trả lời câu hỏi:

- Chương trình Sinh học THCS gồm các phần nào ?

- Nhiệm vụ của sinh học là gì? Vì sao sinh học lại có nhiệm vụ đó.

- Nhiệm vụ của Thực vật học là gì ? ý nghĩa của việc nghiên cứu Thực vật học.

- GV gọi 1-3 HS trả lời.

- GV cho 1 học sinh đọc to nội dung: nhiệm vụ của thực vật học cho cả lớp nghe.

- Theo các em thế nào là sử dụng hợp lí thực vật ?

- HS đọc thông tin SGK từ 1-2 lần, tóm tắt nội dung chính để trả lời câu hỏi.

- HS nghe rồi bổ sung hay nhắc lại phần trả lời của bạn.

- HS nhắc lại nội dung vừa nghe.

(HS ghi): 4. Nhiệm vụ của sinh học:

- Nhiệm vụ của sinh học.(SGK trang 8)

- Nhiệm vụ của thực vật học (SGK trang 8)

3. Củng cố, luyện tập (5’)

- GV Yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm.

Chọn đáp án đúng:

1/ Trong những nhóm vật sau đây, nhóm nào gồm toàn vật sống?

A. Cây tre, con cóc, con khỉ, cây cột điện.

B. Cây nến, con mèo, con lật đật, cây xương rồng.

C. Cây táo, cây ổi, con gà, con chó.

D. Cây cà phê, cái thước kẻ, con dao, con cá.

2/ Đặc điểm chung của cơ thể sống là :

A. Có sự trao đổi chất với môi trường.

B. Có khả năng di chuyển.

C. Có khả năng sinh sản.

D. Cả A, B và C.

3/ Những đối tượng nào sau đây được xem là sinh vật?

A. cây thông, con giun đất, cây bèo tấm, bức tường, hòn đá.

B. Con cá chép, con sâu, con khỉ, con người, cây bàng, cây cột điện.

C. Cây ổi, con gà, con rắn, san hô, xương rồng.

D. Cây mít, con chuột, cái bàn, cây xà cừ.

4. Hướng dẫn học bài ở nhà (2’)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK

- Làm bài tập trong vở Luyện tập Sinh học.

- Chuẩn bị: 1 số tranh ảnh về sinh vật trong tự nhiên.

- Đọc trước Bài 3/ SGK, sưu tầm tranh ảnh và tìm hiểu thêm thông tin về một số loài thực vật.

* Nhận xét sau khi lên lớp:

..........................................

..........................................

..........................................

..........

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Liên kết tải về

pdf Giáo án trọn bộ lớp 6 môn Sinh học
doc Giáo án trọn bộ lớp 6 môn Sinh học 1

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 6

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK