Giáo án Lịch sử - Địa lí 6 cả năm (3 bộ sách mới)

Giáo án môn Lịch sử - Địa lí 6 (Sách mới)

Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử - Địa lí 6 KNTT, CTST, Cánh diều

Giáo án môn Lịch sử - Địa lí 6 trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học của 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo.

Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn LS - ĐL 6 của mình. Giáo án Lịch sử - Địa lý 6 cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Lịch sử - Địa lí 6 sách mới để có thêm nhiều kinh nghiệm xây dựng giáo án lớp 6 của mình nhé:

Giáo án Lịch sử 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

BÀI 1. LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

  • Nêu được các khái niệm lịch sử và môn Lịch sử.
  • Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
  • Giải thích được vì sao cần học lịch sử.

2. Về kĩ năng, năng lực

Bước đầu rèn luyện các năng lực của môn học như:

  • Tìm hiểu lịch sử: thông qua quan sát, sưu tầm tư liệu, bước đầu nhận diện và phân biệt được các khái niệm lịch sử và khoa học lịch sử, các loại hình và dạng thức khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử với hoàn cảnh lịch sử, vai trò của khoa học lịch sử đối với cuộc sống.
  • Vận dụng: biết vận dụng được cách học môn Lịch sử trong từng bài học cụ thể.
3. Về phẩm chất

Bồi dưỡng các phẩm chất yêu nước, nhân ái,...

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
  • Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu, bài PowerPoint

2. Học sinh

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

A: KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

2. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

3. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

4. Tổ chức thực hiện:

Phần này đưa ra các hình ảnh liên quan đến các thế hệ máy tính điện tử tiêu biểu từ khi xuất hiện cho đến ngày nay, nhằm giới thiệu sự thay đổi, phát triển của các loại hình máy tính qua thời gian.

GV có thể sử dụng nội dung này để dẫn dắt, định hướng nhận thức của HS vào bài học, rằng sự thay đổi của máy tính điện tử theo thời gian như vậy chính là lịch sử.

GV lấy ví dụ gần gũi, sát thực với HS và đặt câu hỏi: Sự thay đổi của các sự vật/hiện tượng theo thời gian đó được hiểu là gì? Đó chính là quá trình hình thành và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng và cũng là lịch sử của sự vật, hiện tượng đó. GV nêu ra vấn đề để định hướng nhận thức của HS: Vậy lịch sử là gì? Vì sao phải học lịch sử?,... để dẫn dắt vào bài mới.

B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Lịch sử là gì?

1. Mục tiêu: HS hiểu được lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử là một môn khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ. Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người trên cơ sở những thành tựu của khoa học lịch sử.

2. Nội dung: GV có thể sử dụng đồ dùng trực quan, tư liệu lịch sử, sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm,... để tiến hành các hoạt động dạy học.

3. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

Sau phần thảo luận, trả lời của HS đề mở đầu bài học mới, GV tiếp tục dẫn dắt: Sự thay đổi của các dạng máy tính hay một sự vật, hiện tượng qua thời gian như vậy chính là lịch sử hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng đó. Sự thay đổi đó diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc.

Bước 2:

GV có thể định hướng HS tiếp tục lấy thêm một số ví dụ khác trong tự nhiên và đời sống xã hội và cùng thảo luận để khắc sâu kiến thức. Từ đó, GV giải thích: Lịch sử là gì? Đó chính là những gì có thật đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử xã hội loài người là những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Môn Lịch sử mà các em được học chỉ nghiên cứu lịch sử loài người.

Bước 3:

- GV có thể cho HS đọc một câu chuyện lịch sử hay xem một bức tranh (ảnh), sau đó cùng thảo luận để trả lời câu hỏi: Đó có phải là lịch sử không? (Đó chính là lịch sử được con người ghi chép hay chụp lại, tức là lịch sử được nhận thức). Và chính nhờ những câu chuyện hay hình ảnh đó mà lịch sử được lưu giữ lại, các nhà khoa học tiến hành sưu tập, nghiên cứu các tài liệu đó và phục dựng lại lịch sử một cách chân thực nhất. Đó là khoa học lịch sử.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.

- Môn học Lịch sử là môn học tìm hiểu về quá khứ của loài người trên cơ sở của khoa học lịch sử.

Mục 2. Vì sao phải học lịch sử?

1. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của lịch sử và đặt ra yêu cầu phải hiểu rõ lịch sử dân tộc để hiểu biết về nguồn gốc, truyền thống lịch sử nước nhà,...

2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp vấn đáp.

3. Sản phẩm học tập: Trả lời được các câu hỏi của giáo viên

4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

- GV yêu cầu HS giới thiệu vắn tắt về gia đình mình (gồm mấy thế hệ, là những ai, những sự kiện đáng nhớ, truyền thống gia đình,...) và giải thích: biết được nguồn gốc, truyền thống gia đình thông qua ai, thông qua phương tiện nào và điều đó có tác dụng như thế nào,...

Yêu cầu cần đạt: HS hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ, tự hào về truyền thống gia đình và xác định được trách nhiệm của mình để kế tục truyền thống đó,...

Bước 2:

- GV hướng dẫn HS khai thác hai câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được dẫn trong SGK để rút ra ý nghĩa của việc học lịch sử (hai câu thơ đã chỉ ra yêu cầu củng như ý nghĩa, vai trò của việc học lịch sử (“phải biết sử” để “tường gốc tích”).

Bước 3:

GV có thể khai thác thêm mục “Kết nối với ngày nay” bằng cách đặt câu hỏi cho HS thảo luận và trả lời: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của lời căn dặn của Bác Hồ? Tại sao Bác lại chọn địa điểm tại Đền Hùng để căn dặn các chiến sĩ? Lời căn dặn của Bác có ý nghĩa gì?... GV kết luận:

Yêu cầu cần đạt: HS nêu được vai trò của lịch sử và đặt ra yêu cầu phải hiểu rõ lịch sử dân tộc để hiểu biết về nguồn gốc, truyền thống lịch sử nước nhà,...

Bước 4:

GV cho HS quan sát hai tác phẩm nghiên cứu lịch sử (một tác phẩm nghiên cứu lịch sử Việt Nam và một tác phẩm nghiên cứu lịch sử thế giới) và cho biết tác dụng của việc biên soạn hai tác phẩm đó. Trước khi HS trả lời, GV có thể giới thiệu qua tác giả, nội dung của hai tác phẩm đó, từ đó HS nêu được: Việc biên soạn hai tác phẩm của các nhà sử học chính là giúp chúng ta tìm hiểu về quá khứ, cội nguồn,... của dân tộc và nhân loại. Để từ đó, chúng ta đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng tương lai. Từ việc đặt câu hỏi trên đề HS trả lời và đó cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao phải học lịch sử? GV có thể chốt lại kiến thức cho HS hiểu và ghi nhớ.

Học lịch sử để hiểu biết về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc, và rộng hơn là của cả loài người; biết trong quá khứ con người đã sống, đã lao động để cải tạo tự nhiên, xã hội ra sao,...

Học lịch sử giúp đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống trong tương lai.

GV mở rộng (Kết nối với ngày nay): Trước khi tiến về tiếp quản Thủ đô, Bác Hồ đã về thăm Đến Hùng. Tại Đền Giếng, trong Khu di tích Đền Hùng - nơi thờ tự các Vua Hùng, sáng 19 - 9 - 1954, Bác Hồ đã nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ thuộc Đại đoàn quân Tiên Phong. Chỉ tay lên đền, Bác hỏi: “Các chú có biết đây là nơi nào không? Đây chính là đền thờ Vua Hùng, tổ tiên chúng ta, người sáng lập nước ta. Bác cháu ta gặp nhau ở đây là rất có ỷ nghĩa. Ngày xưa, các Vua Hùng dựng nước, nay Bác cháu ta là những người giành lại đất nước”. Chính tại nơi đây, Bác Hồ đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lời dạy của Bác không chỉ giúp ta thấy được truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta từ xưa tới nay mà còn nói lên vai trò của Sử học: Chính nhờ Sử học đã phục dựng lại quá trình lập nước thời các Vua Hùng để ngày nay chúng ta tiếp nối truyền thống đó.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập;

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1. Câu hỏi này đưa ra quan điểm của một danh nhân về vai trò của lịch sử: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống’.’ GV có thể vận dụng phương pháp tranh luận nhằm phát triển kĩ năng, tư duy phản biện của HS. GV chia lớp thành hai nhóm, thảo luận và đại diện nhóm trả lời ý kiến. Có thể hai nhóm HS sẽ đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến đó. GV chú trọng khai thác lí do vì sao HS đồng tình hoặc không đồng tình, chấp nhận cả những lí do hợp lí khác ngoài SGK hay kiến thức vừa được hình thành của HS. Cuối cùng, GV cẩn chốt lại ý kiến đúng.

Câu 3. GV có thể cho HS tự trình bày về cách học lịch sử của bản thân: Học qua các nguồn (hình thức) nào? Học như thế nào? Em thấy cách học nào hứng thú/ hiệu quả nhất đối với mình? Vì sao?,... Từ đó định hướng, chỉ dẫn thêm cho HS về các hình thức học tập lịch sử để đạt hiệu quả: đọc sách (SGK, sách tham khảo,...), xem phim (phim lịch sử, các băng video, hình,...) và học trong các bảo tàng, học tại thực địa,... Khi học cần ghi nhớ những yếu tố cơ bản cần xác định (thời gian, không gian - địa điểm xảy ra và con người liên quan đến sự kiện đó); những câu hỏi cần tìm câu trả lời khi học tập, tìm hiểu lịch sử. Ngoài ra, GV có thể lấy thêm ví dụ về các hình thức khác nữa để HS thấy rằng việc học lịch sử rất phong phú, không chỉ bó hẹp trong việc nghe giảng và học trong SGK như lâu nay các em vẫn thường làm.

Giáo án Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo

TÊN BÀI DẠY: BÀI MỞ ĐẦU - TẠI SAO CẦN HỌC ĐỊA LÍ?
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU:

Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức:

Học sinh hiểu được nội dung cơ bản, nhiệm vụ của bộ môn Địa Lý lớp 6.

  • Hiểu được tầm qua trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.
  • Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú mà môn địa lí mang lại.
  • Nêu được vai trò của địa lí trong cuộc sống, có cái nhìn khách qua về thế giới quan và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống

2. Năng lực

* Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có
  • - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại
  • Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học
  • Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

  • Thiết bị dạy học: quả địa cầu, bản đồ thế giới, tranh ảnh địa lý.
  • Học liệu: sgk, sách thiết kế địa lí 6 tập 1

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Tại sao có mưa, có nắng? Tại sao có ngày, có đêm? Tại sao Việt Nam không thường xuyên có tuyết trong khi ở Nam Cực băng tuyết lại phù đầy quanh năm? Các em sẽ có câu trá lời qua các bài học địa lí.

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

HS: Trình bày kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

HS: Lắng nghe, vào bài mới

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1 Tìm hiểu về SỰ LÍ THÚ CỦA VIỆC HỌC MÔN ĐỊA LÍ

a. Mục đích: HS biết được khái niệm về những điều lí thú, kì diệu của tự nhiên mà các em sẽ được học trong môn địa lí

b. Nội dung: Tìm hiểu SỰ LÍ THÚ CỦA VIỆC HỌC MÔN ĐỊA LÍ

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS thảo luận theo nhóm

? Hãy cho biết những nội dung nào được đề cập đến trong SGK Địa Lý 6

? Kể thêm 1 số điều lí thú về tự nhiên và con người mà em biết

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

I/ SỰ LÍ THÚ CỦA VIỆC HỌC MÔN ĐỊA LÍ

-Trên Trái Đất có những nơi mưa nhiều quanh năm, thảm thực vật xanh tốt, có những nơi khô nóng, vài năm không có mưa, không có loài thực vật nào có thể sinh sống

- Học môn Địa lí sẽ giúp các em lần lượt khám phá những điều lí thú trên.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về VAI TRÒ CỦA ĐỊA LÍ TRONG CUỘC SỐNG

a. Mục đích: HS biết được vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống

b. Nội dung: Tìm hiểu VAI TRÒ CỦA ĐỊA LÍ TRONG CUỘC SỐNG

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức thảo luận cặp đôi và theo lớp, yêu cầu HS thảo luận

1/ Dựa vào câu chuyện trên, em hãy cho biết, Tiu-li đã tránh được sóng thần nhờ có kiến thức và kĩ năng địa lí nào?

2/ nêu ví dụ cụ thể để thấy được vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

II/ VAI TRÒ CỦA ĐỊA LÍ TRONG CUỘC SỐNG

+ Kiến thức Địa lí giúp lí giải các hiện tượng trong cuộc sống: hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, mùa, mưa đá, mưa phùn, chênh lệch giờ giữa các nơi, năm nhuận, biến đổi khí hậu,...

+ Kiến thức Địa lí hướng dẫn cách giải quyết các vấn để trong cuộc sống: làm gì khi xảy ra động đất, núi lửa, lũ lụt, biến đổi khí hậu, sóng thần, ô nhiễm môi trường,...

+ Định hướng thái độ, ý thức sống: trách nhiệm với môi trường sống, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên,...

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NẮM CÁC KHÁI NIỆM VÀ KĨ NÀNG ĐỊA LÍ

a. Mục đích: HS Trình bày được các khái niệm cơ bản của địa lí như Trái Đất, các thành phần tự nhiên của TĐ và các kĩ năng cơ bản của bộ môn như quan sát lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu …

b. Nội dung: Tìm hiểu về TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NẮM CÁC KHÁI NIỆM VÀ KĨ NÀNG ĐỊA LÍ

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS đọc thông tin SGK và quan sát các hình ảnh minh hoạ về mô hình, bản đồ, biểu đồ. Cho biết:

1/ Những khái niệm cơ bản trong địa lí hay dùng.

2/ Ý nghĩa

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

III/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NẮM CÁC KHÁI NIỆM VÀ KĨ NÀNG ĐỊA LÍ

-Khái niệm cơ bản của địa lí như Trái Đất, các thành phần tự nhiên của TĐ và các kĩ năng cơ bản của bộ môn như quan sát lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu …

-> Giúp các em học tốt môn học, thông qua đó có khả năng giải thích và ứng xử phù hợp khi bắt gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

Hoạt động 3: Luyện tập.

a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học

b. Nội dung: Hoàn thành các bài tập.

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành các câu hỏi sau.

HS: lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học

Hoạt động 4. Vận dụng

a. Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS sưu tầm những câu ca dao và tục ngữ về hiện tượng tự nhiên nước ta.

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: trình bày kết quả

- Chuồn chuồn bay thấp thì mưaBay cao thì nắng, bay vừa thì râm.- Gió heo may, chuồn chuốn bay thì bão.- Cơn đẳng đông vừa trông vừa chạy.Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi.Cơn đằng bác đổ thóc ra phơi.

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức

HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

Giáo án Lịch sử - Địa lí 6 sách Cánh diều

BÀI MỞ
ĐẦU - TẠI SAO CẦN HỌC ĐỊA LÍ?

Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

  • Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.
  • Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí.
  • Nêu được vai trò của địa lí trong cuộc sống.

2. Năng lực

Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, tìm tòi kiến thức thông qua các thông tin trong bài và các kiến thức được học để hiểu vai trò của các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí và ý nghĩa của việc học môn Địa lí.

3. Phẩm chất

Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

  • Hình ảnh về thiên nhiên, các hiện tượng và đối tượng địa lí, bản đồ tự nhiên của Châu Á…
  • Bảng KWLH, Bảng phụ nhóm
  • SGK, SGV.

Bảng KWLH

KWLH

Em đã có kiến thức gì về môn Địa lí?

Những điều em thấy hứng thú và muốn tìm hiểu về môn Địa lí.

Em học được điều gì qua bài học hôm nay?

Em tiếp tục tìm hiểu thông tin về Địa lí bằng cách nào?

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

Tiết 1

1. Hoạt động: Mở đầu

a. Mục đích: Tạo hứng thú cho HS, kết nối vào bài học mới

b. Nội dung: Đưa ra ý kiến cá nhân của mình để điền thông tin vào cột K, W trong bảng KWLH

Bảng KWLH

KWLH

Em đã có kiến thức gì về môn Địa lí?

Những điều em thấy hứng thú và muốn tìm hiểu về môn Địa lí.

Em học được điều gì qua bài học hôm nay?

Em tiếp tục tìm hiểu thông tin về Địa lí bằng cách nào?

c. Sản phẩm: Hoàn thành cột KW

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • Gv: Học Tiểu học, các em đã được làm quen với kiến thức Địa lí. Từ những kiến thức đã học, kết hợp với những hiểu biết của bản thân, hoàn thành cột K,W trong bảng KWLH
  • HS. Nhận bảng KWLH

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
  • HS. Nhớ lại kiến thức Địa lí từ Tiểu học và hiểu biết của bản thân để hoàn thành bảng theo yêu cầu

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

  • GV: Gọi ngẫu nhiên 3-5 hs chia sẻ
  • HS: Chia sẻ ý kiến của mình, nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV: Đánh giá những kiến thức hs còn nhớ, tôn trọng những mong muốn của HS, dẫn vào bài.
  • HS: Lắng nghe, vào bài mới

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Những câu hỏi chủ yếu khi học Địa lí

a. Mục đích: Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.

b. Nội dung: Đọc mục 2, quan sát lược đồ, theo dõi video thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ

c. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi

d. Tổ chức thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu những câu hỏi: Cái gì? Ở đâu?

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: cho cả lớp quan sát lược đồ tự nhiên của Châu Á

Địa lí

Gv hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích và đặt mẫu hai câu hỏi:

- Đỉnh núi nào cao nhất thế giới? (Everest cao 8.848 m )

- Đỉnh núi đó nằm ở đâu nào? ( nằm ở giữa biên giới Nepal và Tây Tạng, thuộc dãy Himalaya)

Nhiệm vụ:

Đọc phần 1, mục 1 SGK/ T102 và quan sát lược đồ tự nhiên Châu Á, hãy đặt câu hỏi Cái gì? Ở đâu? Gắn với các đối tượng và hiện tượng địa lí mà em gặp hàng ngày trong cuộc sống.

I/ Những câu hỏi chủ yếu khi học Địa lí

- Câu hỏi Cái gì? Ở đâu

-> Khái niệm, đặc điểm, phân bố của đối tượng và hiện tượng địa lí.

- Câu hỏi Như thế nào? Tại sao? -> Thuộc tính và mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS:

+ Hoạt động cá nhân (1 phút): Đọc mục 1/SGK, quan sát lược đồ, đặt 2 câu hỏi

+ Hoạt động cặp đôi: Trao đổi 3 phút câu hỏi đã đặt

- GV

+ Theo dõi, quan sát hoạt động của HS

+ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

+ Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Hs khi tiến hành tìm kiếm thông tin câu trả lời từ lược đồ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv: Yêu cầu HS đại diện bày sản phẩm.

- HS

+ Đại diện một nhóm báo cáo sản phẩm

+ Đại diện các nhóm khác nhận xét, chia sẻ.

Dự kiến sản phẩm

1.Con sông nào dài nhất Châu Á? (Trường Giang)

2. Con sông đó chảy qua đất nước nào? (Trung Quốc)

3. Kể tên một số thắng cảnh nổi tiếng của Châu Á?

( Vịnh Hạ Long, Cây cầu sống, Hồ Nepal, hang Sơn Đoòng…)

4.Các thắng cảnh đó ở quốc gia nào? (Việt Nam, Ấn Độ, Nepal, Việt Nam…)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của các nhóm.

- Chốt kiến thức ghi bảng

Nhiệm vụ : Tìm hiểu những câu hỏi: Như thế nào? Tại sao?

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Nhiệm vụ:

1.Xem vi deo:

https://www.youtube.com/watch?v=SmAEYd-OVKQ

Địa lí

Đặt một câu hỏi Như thế nào? Tại sao? gắn với hiện tượng địa lí xuất hiện trong video?

2. Đọc phần 2, mục 1 SGK/ T102 , hãy đặt một số câu hỏi Như thế nào? Tại sao? Gắn với các đối tượng và hiện tượng địa lí mà em gặp hàng ngày trong cuộc sống.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS:

+ Hoạt động cá nhân (2 phút): Xem video, Đọc phần 2- mục 1/SGK, , đặt câu hỏi

+ Hoạt động nhóm: Trao đổi 5 phút câu hỏi đã đặt

- GV

+ Theo dõi, quan sát hoạt động của HS

+ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

+ Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Hs khi tiến hành tìm kiếm thông tin câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv: Yêu cầu HS đại diện các nhóm bày sản phẩm.

- HS

+ Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm

+ Đại diện các nhóm khác nhận xét, chia sẻ.

Dự kiến sản phẩm

1.

CH1.Mưa được hình thành như thế nào?

Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước trong không khí bị ngưng tụ tạo thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất tạo thành mưa.

CH2: Tại sao mưa đá lại xuất hiện vào đầu mùa hạ?

Hiện tượng mưa đá cũng thường xuất hiện trong các tháng chuyển tiếp giữa thời tiết lạnh sang nóng hoặc ngược lại. Các tháng này thường có sự giao tranh mãnh liệt giữa các khối không khí nóng và lạnh có bản chất trái ngược nhau. Chính sự giao tranh này tạo nên những vùng đối lưu rất mạnh gây mưa rào và dông, kèm theo mưa đá.

2.

CH1.Tại sao lại có ngày và đêm trên Trái Đất.

Do Trái Đất liên tục quay quanh trục và quay quanh Mặt trời.

CH2. Tại sao Trái Đất quay mà con người không bị hất văng ra.

Sức hút của Trái Đất là nguyên nhân làm cho người và các vật xung quanh không thể văng ra khỏi Trái đất.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của các nhóm.

- Chốt kiến thức ghi bảng

........

Liên kết tải về

zip Giáo án môn Lịch sử - Địa lí 6 (Sách mới)
doc Giáo án môn Lịch sử - Địa lí 6 (Sách mới) 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK